Con đường rửa gỗ lậu

(ĐTTCO) - Theo Wikipedia, ước tính hơn một nửa hoạt động khai thác gỗ diễn ra trên toàn cầu là bất hợp pháp, đặc biệt ở các khu vực mở và dễ bị tổn thương như lưu vực sông Amazon, Trung Phi, Đông Nam Á và Liên bang Nga. Gỗ lậu mang về doanh thu khoảng 10 tỷ USD/năm.

Từ Đông Nam Á
Ước tính 73% hoạt động khai thác gỗ ở Indonesia là bất hợp pháp. Các tập đoàn tư nhân là thủ phạm chính trong hoạt động phá rừng. Luật Lâm nghiệp năm 1999, quy định các công ty phải được chính quyền cấp IPK (giấy phép khai thác gỗ) mới được khai thác rừng.
 Độ che phủ rừng ở Campuchia đang sụt giảm nghiêm trọng, với 2,06 triệu ha rừng biến mất trong giai đoạn 2001-2017, tức giảm 23% diện tích rừng. Ngay cả trong các khu vực được bảo vệ, Campuchia mất 15% diện tích rừng so với năm 2000.
Nhưng nhiều tập đoàn đã lợi dụng sự lỏng lẻo của và các lỗ hổng pháp lý để khai thác gỗ bất hợp pháp. Vì thế, vai trò của chính phủ Indonesia trong việc kiềm chế nạn phá rừng đã bị nhiều chỉ trích. Nạn tham nhũng của quan chức địa phương cũng gây sự hoài nghi đến nỗ lực trấn áp các hoạt động khai thác gỗ bất hợp pháp. Việc thiếu trách nhiệm đối với nạn phá rừng liên quan đến các dự án di cư do chính phủ Indonesia thực hiện, càng làm giảm uy tín của chính phủ Indonesia về trách nhiệm quản lý hiệu quả các dự án phát triển đô thị, cũng như các nỗ lực bảo tồn lâm nghiệp của họ. 
Tại Myanmar, do quy mô và phạm vi của các khu rừng rộng lớn, nên các cơ quan như Cục Lâm nghiệp khó giám sát và điều tiết khai thác gỗ. Trong khi đó, nhu cầu gỗ từ các nước láng giềng như Thái Lan và Trung Quốc rất cao, đã kéo theo nhiều hoạt động khai thác gỗ bất hợp pháp tại các khu vực gần biên giới Thái Lan - Myanmar và ở tỉnh Kachin dọc biên giới Trung Quốc. Gỗ thường được khai thác ở phía Myanmar, sau đó được nhập lậu đến các cơ sở chế tác ở Trung Quốc hoặc Thái Lan. Ở tỉnh Kachin, khai thác gỗ bất hợp pháp chiếm tới một nửa số vụ phá rừng. Vấn đề là việc khai thác gỗ bất hợp pháp ở Myanmar chỉ được xem có tác động đến môi trường, không được xem là hành vi phạm tội, khiến Cục Lâm nghiệp gặp khó khăn trong việc chống lại lâm tặc.
Khai thác gỗ bất hợp pháp cũng là mối đe dọa lớn đối với các khu rừng của Campuchia. Phần lớn nạn phá rừng bất hợp pháp ở Campuchia được thực hiện bởi quân đội và các nhà thầu phụ của họ. Do nhiều khu vực vẫn do quân đội kiểm soát nên các quan chức trung ương rất khó can thiệp. Độ che phủ rừng ở Campuchia đang sụt giảm nghiêm trọng, với 2,06 triệu ha rừng biến mất trong giai đoạn 2001-2017, tức giảm 23% diện tích rừng. Ngay cả trong các khu vực được bảo vệ, Campuchia mất 15% diện tích rừng so với năm 2000.
Con đường rửa gỗ lậu ảnh 1 Gỗ lậu được chuyển từ trong rừng rậm theo đường sông đến quận cảng Manantay (Peru), nơi nó được hô biến thành gỗ hợp pháp. Ảnh: InsightCrime. 
Đến Nam Mỹ
Pucallpa, Peru được biết đến như một trung tâm của hoạt động khai thác gỗ bất hợp pháp ở Nam Mỹ. Nằm cạnh vùng rừng rậm bên bờ sông Ucayali và kết nối với Lima (thủ đô Peru) bằng đường cao tốc, Pucallpa liên kết vùng hoang dã của miền Trung và miền Bắc Peru với thị trường gỗ nội địa lớn nhất và một cảng quốc tế. Điều này làm Pucallpa trở thành trung tâm trung chuyển lớn cho ngành công nghiệp vận tải gỗ, khoảng 2,6 triệu m3 mỗi năm. Theo ước tính 40-80% số gỗ này là bất hợp pháp.
Trung tâm của hoạt động là quận cảng Pucallpa, Manantay, nơi những khúc gỗ được vớt lên từ lòng sông và chất đống chúng trên bờ. Gỗ lậu được chuyển từ trong rừng rậm theo đường sông, hoặc đường bộ bằng những chiếc xe tải ọp ẹp. Khi đến Manatay, những gỗ “bẩn” này được dân buôn gỗ rửa “sạch” bằng giấy tờ gian lận, sau đó chuyển cho khách hàng gỗ “hợp pháp nhưng rẻ tiền”. Công việc của họ bao phủ gần như toàn bộ chuỗi cung ứng gỗ đến từ Pucallpa. “Tại Pucallpa, mọi người đều xử lý gỗ bất hợp pháp. Đây là một thực tế” - Julio Reátegui, công tố viên từ Cơ quan Phòng chống tội phạm có tổ chức Pucallpa, nói.
Các bậc thang thấp hơn của hoạt động buôn bán gỗ là những người điều phối, giám sát việc đến và đi tại cảng. Họ kết nối người bán tại địa phương với người mua, thực hiện các giao dịch trong những lán gỗ nằm rải rác trên các bờ sông. Một người có vai trò đầu nậu lớn hơn sẽ được gọi là comististas, đóng vai trò là đại lý cho khách hàng ở Lima. Các comisionistas nhận đơn đặt hàng và tiền ứng trước, sau đó tìm, mua và gửi các lô hàng gỗ để ăn phần trăm trên mỗi giao dịch. Đáng chú ý, hầu hết công ty mua bán gỗ ở Pucallpa là công ty ma. Đại diện pháp lý của chúng là người nghèo và thất nghiệp, trong khi địa chỉ đăng ký của công ty là những ngôi nhà tồi tàn hoặc cửa hiệu tạp hóa. “Hầu hết doanh nghiệp ở Pucallpa trên giấy tờ là hợp pháp, nhưng thực chất là công ty bình phong cho tội phạm” - Reátegui nói.
Tuy nhiên, một số tay buôn lậu lớn lại có cách hoạt động khác: pha trộn giữa hợp pháp và bất hợp pháp, trong đó các xưởng cưa đóng vai trò quan trọng nhất. Có 25 xưởng cưa lớn nằm xung quanh quận cảng Manantay. Trong chiến dịch chống gỗ lậu năm 2015, các nhà chức trách xác định 12 trong số này có khả năng cao liên quan đến hoạt động tội phạm. Albino Aliaga Campos từ văn phòng Pucallpa thuộc Cơ quan Giám sát tài nguyên rừng (OSINFOR), cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm kiểm tra ngành khai thác gỗ, cho biết: “Họ rửa rất nhiều gỗ trong các xưởng cưa. Họ đi bằng đường sông, đến với gỗ bất hợp pháp, dỡ hàng, rồi từ đó trở đi chỉ cần giấy phép vận chuyển”.
Theo Rolando Navarro, cựu Chủ tịch OSINFOR, những kẻ buôn lậu điều hành xưởng cưa có thể làm đại lý cho những đầu nậu lớn nhất trong ngành buôn bán gỗ Peru, tức các công ty xuất khẩu gỗ. “Những đầu nậu gỗ nhận tiền từ nhà xuất khẩu, rồi đi khắp nơi đặt hàng những kẻ khai thác gỗ lậu. Những người này chặt gỗ bất cứ nơi nào họ tìm thấy. Họ đến Pucallpa, xử lý nó và sau đó các xưởng cưa bàn giao gỗ đã xử lý cho nhà xuất khẩu” - Navarro nói.

Nhắm mắt làm ngơ?
Theo báo cáo vào cuối năm ngoái của Greenpeace, một số lượng lớn gỗ bất hợp pháp có thể đã được nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) bằng cách khai khống. Việc khai khống nhằm bù đắp số gỗ bị khai thác trái phép. Điều này đang diễn ra phổ biến ở bang Pará của Brazil, nơi xuất khẩu gỗ nhiệt đới lớn nhất của đất nước. "Số cây khai khống được đưa vào kiểm kê rừng để cấp phép cho các kế hoạch quản lý rừng bền vững - một trong những bước đầu tiên trong quy trình khai thác gỗ hợp pháp - sau đó nộp cho cơ quan môi trường bang Pará. Các cơ quan này phát hành giấy phép việc khai thác và di chuyển số gỗ không tồn tại này. Những giấy phép này sau đó được sử dụng để xào nấu sổ sách" - Camila Rossi của Greenpeace Brazil, nói với báo Đức DW. 
Một cuộc điều tra cho thấy 11 quốc gia EU đã nhập 9.775.376m3 gỗ từ các kế hoạch quản lý rừng có dấu hiệu gian lận từ tháng 3-2016 đến tháng 9-2017. Pháp đã nhập khẩu khối lượng lớn nhất, tiếp theo là Bồ Đào Nha, Bỉ và Hà Lan. "Các nhà nhập khẩu phụ thuộc nhiều vào chính quyền và hệ thống kiểm soát của Brazil, về lý thuyết hoạt động rất tốt, nhưng lịch sử của ngành gỗ ở các bang Pará và Mato Grosso có mức độ bất hợp pháp cao" - Rossi nói. Bà nói thêm rằng các nhà nhập khẩu đã nhận thức được vấn đề nhưng “nhắm mắt làm ngơ”.
Greenpeace kêu gọi các công ty ở châu Âu ngừng mua gỗ từ khu vực Amazon của Brazil, trừ khi họ có thể cung cấp bằng chứng độc lập đáng tin cậy rằng gỗ là hợp pháp, không dựa vào chứng nhận của chính phủ Brazil. Điều đó có thể bao gồm kiểm tra thực địa của bên thứ ba hoặc kiểm kê rừng. Sébastien Risso, Giám đốc chính sách lâm nghiệp của Greenpeace EU có trụ sở tại Brussels, cho biết: "Thực tế không thể đảm bảo rằng gỗ từ khu vực này đến từ các hoạt động hợp pháp. Chính quyền các quốc gia ở EU nên xem xét bằng chứng và có hành động khẩn cấp, để ngăn chặn việc bán gỗ không đáp ứng các tiêu chuẩn theo luật pháp EU". 
 Sau khi được rửa, gỗ bất hợp pháp trở nên không thể phân biệt với gỗ đã được khai thác hợp pháp. Những kẻ buôn lậu gỗ hoạt động trong vòng 1 hoặc 2 năm, bán số lượng lớn gỗ rồi biến mất.

Các tin khác