Giảm gánh nặng bảo hiểm cho doanh nghiệp

(ĐTTCO) - Tính đến ngày 31-10-2016, tổng số thu các bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN) là 197.596 tỷ đồng, đạt gần 78% kế hoạch. Song tổng số nợ lên đến 14.237 tỷ đồng, trong đó nợ BHXH 9.550 tỷ đồng, chiếm gần 68% tổng số nợ. Về phía cơ quan bảo hiểm cho rằng ý thức chấp hành pháp luật chưa cao của DN là chủ sử dụng lao động, nhưng cũng có ý kiến cho rằng do mức đóng quá cao trong khi năng suất lao động lại thấp nên DN không kham nổi buộc phải nợ. Xung quanh vấn đề này, ĐTTC đã có cuộc trao đổi với ông PHẠM XUÂN HỒNG, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas).

(ĐTTCO) - Tính đến ngày 31-10-2016, tổng số thu các bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN) là 197.596 tỷ đồng, đạt gần 78% kế hoạch. Song tổng số nợ lên đến 14.237 tỷ đồng, trong đó nợ BHXH 9.550 tỷ đồng, chiếm gần 68% tổng số nợ. Về phía cơ quan bảo hiểm cho rằng ý thức chấp hành pháp luật chưa cao của DN là chủ sử dụng lao động, nhưng cũng có ý kiến cho rằng do mức đóng quá cao trong khi năng suất lao động lại thấp nên DN không kham nổi buộc phải nợ. Xung quanh vấn đề này, ĐTTC đã có cuộc trao đổi với ông PHẠM XUÂN HỒNG, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas).

PHÓNG VIÊN: - Ông nhận định gì về con số nợ đọng BHXH đang tăng đáng kể, cụ thể 9 tháng năm 2016 nợ đọng là 13.100 tỷ đồng thì 10 tháng đã tăng lên hơn 14.000 tỷ đồng? 

Để giảm gánh nặng BHXH cho DN, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang đề xuất giảm tỷ lệ đóng 1%. Sau thời gian này, sẽ tiếp tục cân đối giữa mức đóng và mức hưởng của quỹ để tiếp tục cân nhắc điều chỉnh tỷ lệ đóng trong vài năm tới. Nếu đề xuất giảm 1% được Chính phủ chấp thuận, sẽ tiết kiệm được cho DN một khoản tương đối lớn: 5.400 tỷ đồng mỗi năm.

Ông PHẠM XUÂN HỒNG: - Với những DN thuộc lĩnh vực khác tôi không bình luận, nhưng DN thuộc lĩnh vực dệt may, da giày sử dụng rất nhiều lao động, vì thế BHXH thực sự là mối lo của DN. Nếu nhìn sang nhiều nước, đặc biệt là các nước trong khu vực ASEAN, có thể thấy Việt Nam đang là nước đóng BNXH cao nhất. Trừ chi phí công đoàn, hiện mức đóng BHXH của Việt Nam theo quy định là 32,5% mức lương tháng (trong đó DN đóng 22%, người lao động đóng 10,5%).

Trong khi đó Malaysia chỉ đóng BHXH 13%, Thái Lan 10%, Lào 9,5%,  Philippines 10% và Indonesia chỉ 8%. Đó là chưa bàn tới tỷ lệ đóng bảo hiểm giữa DN và người lao động cũng khác nhau nhiều. Những điều này đang làm cho DN Việt yếu hơn trong cạnh tranh. Chưa kể năm nay các DN trong ngành dệt may còn gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh đơn hàng với nhiều nước. Những khó khăn này dẫn đến việc một số DN chậm nộp BHXH là điều khó tránh khỏi.

 Một thực tế nữa cần nhìn nhận là trong khi mức đóng BHXH của Việt Nam cao hơn các nước, nhưng năng suất lao động lại thấp hơn nhiều. Cụ thể, theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra cách đây không lâu, năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn Singapore gần 16 lần, Nhật Bản 11 lần và Hàn Quốc 10 lần.

Trong cuộc họp giữa các DN mới đây, các DN dệt may cùng thống nhất đẩy mạnh đầu tư cải tiến thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động. Song để làm được phải có vốn và đây không phải bài toán đơn giản, nhưng DN buộc phải có mới cạnh tranh được. Bên cạnh đó, một số quy định trong Luật Lao động hiện hành chưa phù hợp với thực tế, khiến không ít DN gặp nhiều khó khăn khi thực hiện, đặc biệt là những công ty có số lượng lao động lớn như DN ngành dệt may.

- Một trong những lý do lý giải việc đóng BHXH cao là người lao động được hưởng lương cao khi về hưu. Phải chăng DN cũng nên nghĩ cho người lao động, thưa ông?

Với số lượng lớn người lao động trong ngành dệt may sẽ là gánh nặng bảo hiểm cho DN. Ảnh: LONG THANH

Với số lượng lớn người lao động trong ngành dệt may
sẽ là gánh nặng bảo hiểm cho DN. Ảnh: LONG THANH

- Thực tế hiện nay DN nào cũng lo cho người lao động, cũng muốn tốt cho cuộc sống của người lao động, kể cả khi họ nghỉ hưu. Song nếu lương tối thiểu tăng, BHXH tăng theo, để bù vào chỗ đó DN phải co kéo nhiều khoản và người chịu thiệt lại chính là người lao động. Đến một mức nào đó khi DN không chịu nổi do chi phí đầu vào tăng quá cao, trong khi giá thành không thể tăng cao hơn nữa, khiến càng làm càng lỗ.

Lúc đó DN sẽ buộc phải tính đến chuyện giảm quy mô sản xuất, cắt giảm lao động, thậm chí giải thể DN. Và nếu chuyện này xảy ra một lượng lớn người lao động sẽ thất nghiệp. Đây thực sự là câu chuyện đau đầu của nhiều DN hiện nay. Do vậy chúng ta cần những giải pháp trước mắt tạo điều kiện hỗ trợ cho DN tồn tại, khi đó  người lao động mới có việc làm rồi hãy tính đến chuyện mai sau.

- Vậy theo ông nên có giải pháp gì giải bài toán BHXH?

- Việc rất nên làm lúc này là chúng ta phải nhìn sang các nước trong khu vực và thế giới xem tỷ lệ đóng BHXH của họ như thế nào, để từ đó có mức cân đối phù hợp cho Việt Nam ở khía cạnh giảm tỷ lệ đóng BHXH cho DN. Theo đúng quy định của Luật BHXH 2014, từ 1-1-2018, DN và người lao động phải đóng theo lương cộng thêm các khoản phụ cấp, khiến chi phí DN tăng đáng kể.

Điều này đồng nghĩa với xu hướng tất yếu là làm giảm khả năng cạnh tranh của DN. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị Nhà nước cần nghiên cứu giảm tỷ lệ đóng các khoản bảo hiểm như mức trước năm 2010. Theo đó, người sử dụng lao động chỉ phải đóng 19% (15% BHXH, 3% BHYT và 1% BHTN) còn người lao động đóng 7% (5% BHXH, 1% BHYT và 1% BHTN). Những kiến nghị của Vitas cũng chỉ là đại diện cho nhóm những DN đang sử dụng nhiều lao động và phải chịu tác động mạnh mẽ của quá trình hội nhập.

Ngoài ra Vitas cũng kiến nghị Nhà nước nghiên cứu giãn thời gian tăng lương tối thiểu, từ 2017 không tăng hàng năm để tạo điều kiện cho DN ổn định sản xuất, đủ sức cạnh tranh để phát triển, chuyển đổi cơ cấu giữa các lĩnh vực công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ một cách hợp lý, sử dụng có hiệu quả thị trường lao động Việt Nam với trên 55 triệu người.

Chỉ có như vậy mới có khả năng nâng cao được năng suất lao động quốc gia. Bởi tăng lương tối thiểu liên tục và ở mức cao sẽ tác động làm tăng chi phí nhân công, giảm khả năng cạnh tranh và khả năng đầu tư chiều sâu tăng năng suất lao động để nâng cao thu nhập bền vững cho người lao động. 

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác