Có nên cho xe buýt thường đi chung với BRT để tránh lãng phí?

(ĐTTCO)-Theo Giám đốc Trung tâm Quản lý GTĐT Hà Nội, không phải xe buýt nào cũng được đi vào làn BRT, bởi buýt thường có điểm đỗ trả khách ngược với BRT.
Qua hơn 9 tháng chạy trên đường phố Hà Nội, sự hiệu quả của BRT vẫn còn là một dấu hỏi đi cùng với nhiều bất cập chưa thể giải quyết.
Qua hơn 9 tháng chạy trên đường phố Hà Nội, sự hiệu quả của BRT vẫn còn là một dấu hỏi đi cùng với nhiều bất cập chưa thể giải quyết.

Liên quan đến ý kiến của đại biểu HĐND TP nêu vấn đề: Hà Nội có thể tính toán cho xe buýt thường đi chung làn buýt BRT để tận dụng hiệu quả sử dụng của làn xe buýt?

Ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông đô thị Hà Nội (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) cho biết, thực tế vào thời điểm cuối tháng 4/2017, lãnh đạo UBND TP Hà Nội đã giao các đơn vị liên quan tổ chức thí điểm xe buýt thường được phép lưu thông tại làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa. Phương án này nhằm tránh lãng phí làn đường dành riêng cho BRT, đặc biệt trong giờ cao điểm.

Sở GTVT Hà Nội đã có phương án trình UBND TP Hà Nội phê duyệt, tuy nhiên đây là giải pháp không bắt buộc. Theo ông Hải, không phải xe buýt nào cũng được đi vào làn BRT, bởi buýt thường có điểm đỗ trả khách ngược với BRT: "Nếu cứ vài trăm mét tạt ra lại tạt vào đón trả hành khách thì sẽ gây ùn tắc, mất an toàn giao thông".

Do đó, xe buýt chạy chung sẽ không phải xe buýt chạy song trùng với BRT mà chỉ là những tuyến buýt gom. Những tuyến buýt này chỉ đi qua vài nhà chờ rồi chuyển hướng đi, phải đảm bảo đủ độ dài tuyến.

Cũng theo ông Hải đây chỉ là giải pháp tình thế bởi hiện nay BRT chưa chạy hết công suất, hiện nay là 5 phút/lượt xe xuất bến, trong khi công suất là 3 phút/lượt. Khi tần suất BRT chạy dày lên thì làn đường riêng chỉ dành cho BRT chạy, hành lang dành tối đa cho BRT.

Các tin khác