Kinh nghiệm đối phó siêu bão của Hoa Kỳ và Trung Quốc

(ĐTTCO) - Liêp tiếp trong tuần trước, Hoa Kỳ và Trung Quốc phải hứng chịu các siêu bão Irma và Talim.Vậy kinh nghiệm đối phó của 2 quốc gia này để lại những bài học gì?
Trước khi bão Irma đổ bộ hồi tuần trước, hơn 5,6 triệu dân Florida đã phải sơ tán. Cơn bão Irma được coi là thử nghiệm thực tế đầu tiên về kế hoạch ứng phó khẩn cấp sửa đổi của bang Florida đối với siêu bão cấp 5, sau khi bang này hứng chịu chỉ trích về việc đối phó sau siêu bão Andrew năm 1992. Trong khi đó, Trung Quốc cũng hứng chịu siêu bão Talim đổ bộ. 

Còn nhớ, năm 1992, Andrew, cơn bão cấp 5, cấp mạnh nhất trong thang báo bão Hoa Kỳ, với sức gió kỷ lục 270km/h tàn phá khủng khiếp khiến 65 người chết và gây thiệt hại 26,5 tỷ USD. Bang Florida đã hứng chịu nhiều chỉ trích về việc chính quyền phản ứng chậm chạp. Cư dân cáo buộc chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang không triển khai đủ nhanh để hỗ trợ họ trong thảm hoạ thiên nhiên tốn kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ tính đến thời điểm đó.

Sau đó, Thống đốc bang tập hợp Ủy ban Lewis (đơn vị được giao nhiệm vụ xem xét những thiếu sót trong các biện pháp chuẩn bị và ứng phó với bão của bang Florida), giao nhiệm vụ xem xét những thiếu sót trong các biện pháp chuẩn bị và ứng phó với bão cũng như đề xuất cải tiến sửa đổi. Ủy ban Lewis sau đó đưa ra 94 khuyến nghị cải tiến, trong đó tập trung vào các lĩnh vực chủ chốt của việc chuẩn bị ứng phó khẩn cấp, các hoạt động ứng phó, phục hồi và vấn đề cơ sở hạ tầng.

Phối hợp giữa các cơ quan, diễn tập trước mùa bão

Cơ quan Ứng phó tình huống khẩn cấp bang Florida (FDEM) đã thực hiện một kế hoạch ứng phó khẩn cấp mới trên toàn tiểu bang, trong đó buộc phải có sự trao đổi thông tin giữa các cơ quan chính phủ và có các bài diễn tập khẩn cấp.

Bước đầu tiên là tập hợp tất cả các cơ quan lại với nhau để hướng dẫn cách liên lạc và phối hợp trong hành động. Ông Myers nói: “Trong thiên tai, bạn phải xóa bỏ ranh giới, bạn phải làm cho nó trở thành một nhóm lớn”. Kế hoạch này giúp điều phối thông tin liên lạc giữa các cơ quan của tiểu bang và liên bang, cũng như các tổ chức cứu trợ và viện trợ tư nhân sẽ tham gia các hoạt động phản ứng khẩn cấp bao gồm Cục Thi hành luật pháp Florida, Lực lượng vệ binh quốc gia, Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) và Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ.
Kinh nghiệm đối phó siêu bão của Hoa Kỳ và Trung Quốc ảnh 1 Gần 6 triệu dân bang Florida, Hoa Kỳ được yêu cầu sơ tán khẩn cấp.
Kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp của ông Joseph Myers cũng đề xuất các bài diễn tập đối phó với thảm họa, trong đó cho các cơ quan của tiểu bang diễn tập ứng phó với những tình huống xấu nhất như việc phải di tản số lượng lớn cư dân.
Như vậy, giới chức đã tạo ra và phối hợp so le các kế hoạch di tản trong các khu vực khác nhau của bang. Họ cũng cải thiện các khu trú ẩn tránh bão và sức chứa của các khu trú ẩn này. Sự cải tiến cũng được thực hiện ở cấp độ liên bang, đặc biệt trong việc điều phối các hoạt động diễn tập ứng cứu khẩn cấp ở tất cả các cấp. Rafael Lemaitre - cựu phát ngôn viên của Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp Liên bang Hoa Kỳ (FEMA) - cho hay, các quan chức liên bang, tiểu bang và địa phương đều có các cuộc diễn tập ứng phó khẩn cấp vào đầu mùa bão giúp họ quen thuộc với nhau và học hỏi cách ứng phó.Thông tin liên lạc, phản hồi khẩn cấp Sau bão Andrew, chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương bị chỉ trích nặng nề vì phản ứng chậm đối với cơn bão. Nguyên nhân là mỗi cấp chính quyền đều có kế hoạch ứng phó với thiên tai, nhưng “các kế hoạch không liên kết thành mạng lưới”. Và kết quả là sự cố trong liên lạc đã làm chậm lại các nỗ lực cứu hộ và viện trợ. Với sự trợ giúp của Myers, FDEM nhắm đến đưa những đơn vị ứng phó đầu tiên trong trạng thái sẵn sàng triển khai. Mục tiêu của nhóm này là đánh giá và đáp ứng nhu cầu cấp thiết ngay lập tức một cách chặt chẽ. Ông Joseph Myers và Rafael Lemaitre cho biết công nghệ đã cải thiện đáng kể việc liên lạc và tăng thời gian phản hồi trong việc đối phó với bão. Cụ thể, smartphone và mạng xã hội khiến việc tìm kiếm những người cần trợ giúp và các cơ quan chức năng giao tiếp với công chúng dễ dàng hơn. Theo ông Rafael Lemaitre, ứng dụng di động của FEMA là một thứ công cụ quan trọng, có mọi thứ người dân cần trước, trong và sau bão. Ứng dụng cung cấp cho các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi bão Irma thông tin về các khu trú ẩn gần đó, các cảnh báo về tình hình thời tiết và thậm chí giúp họ đăng ký để được trợ giúp FEMA nếu cần.Cải thiện các tiêu chuẩn an toàn xây dựng Sau bão Andrew, Ủy ban Lewis khuyến cáo Florida phát triển tiêu chuẩn an toàn xây dựng mới để giảm bớt những nguy hiểm và chi phí cho ngôi nhà, tòa nhà văn phòng và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác khi bị phá hủy. Bão Andrew gây thiệt hại khoảng 26,5 tỷ USD. Swiss Re, một công ty bảo hiểm, cho biết ngành bảo hiểm đã gánh khoảng 60% gánh nặng này tương đương khoảng 15,5 tỉ USD. Năm 1994, Nam Florida đã sửa lại tiêu chuẩn xây dựng tòa nhà để những cơn bão lớn tiếp theo sẽ không gây ra thiệt hại lớn. Những thay đổi trong tiêu chuẩn xây dựng ở Florida tập trung vào việc “bảo vệ vòng ngoài” các tòa nhà, có nghĩa là các hệ thống mái, cửa sổ và tường bao bên ngoài. Các tòa nhà được yêu cầu có cửa sổ chống va đập hoặc cửa chớp chống bão và các tiêu chuẩn về mái nhà cũng được nâng lên.Trung Quốc đối phó với bão Talim và Doksuri Khi cơn bão Talim dự kiến đổ bộ lãnh thổ ở khu vực miền trung và miền Bắc tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) ngày 12-9, giới chức nước này thông báo sơ tán khoảng 400.000-500.000 người. Hầu hết những người phải sơ tán đều sống trong những ngôi nhà không chịu được gió lớn, ở các khu vực dễ bị lũ lụt, sạt lở hoặc gần các công trường xây dựng. Giới chức Trung Quốc buộc phải cưỡng chế những người không chịu đi sơ tán tránh bão.
Kinh nghiệm đối phó siêu bão của Hoa Kỳ và Trung Quốc ảnh 2 Ngư dân tại Chiết Giang, Trung Quốc được đưa lên bờ trước khi bão đến. 
Dân số tỉnh Phúc Kiến cao hơn 50% so với bang Florida và 2 cơn bão Irma và Talim có sức mạnh tương đương, nhưng số người di tản ở Phúc Kiến chỉ bằng 1/10 so với ở Hoa Kỳ.
SCMP dẫn lời ông Huang Peng - Giáo sư Đại học Tongji ở Thượng Hải, từng làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu bão quốc tế ở Florida - nói rằng, điều này là do Trung Quốc và Mỹ có cách tiếp cận khác nhau về việc đảm bảo an toàn cho người dân. Tại Florida, việc kêu gọi người dân sơ tán là lựa chọn tốt nhất do người dân ở đây sống trong những ngôi nhà bằng gỗ trên đất thấp và dễ gặp nguy hiểm khi gió mạnh. Bão Irma lại ảnh hưởng trên diện rộng nên công tác cứu trợ trong cơn bão sẽ gặp khó khăn. Theo ông Huang Peng, ở Trung Quốc, việc sơ tán hàng loạt không phải là giải pháp tối ưu. Thay vào đó, giới chức nước này sơ tán những người sống ở khu vực khó khăn và có nguy cơ cao. Nguyên nhân chủ yếu là do mật độ dân số đông, nếu xảy ra hoảng loạn trong thiên tai, các con đường sơ tán ở Trung Quốc sẽ bị tắc nghiêm trọng.

Các tin khác