138.000 tỉ đồng trái phiếu bất động sản sẽ đến hạn trong 2-3 năm tới

(ĐTTCO)-Quy mô dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của ngành bất động sản lên đến 189.000 tỉ đồng vào cuối năm 2021. Có 73% trong số này (138.000 tỉ) sẽ có điểm rơi đáo hạn từ năm nay 2022 đến 2024, theo số liệu của FiinRatings.
Khoảng 138.000 tỉ đồng trái phiếu bất động sản sẽ đến hạn trong 2 - 3 năm tới - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Khoảng 138.000 tỉ đồng trái phiếu bất động sản sẽ đến hạn trong 2 - 3 năm tới - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Theo quy định, công ty làm dịch vụ cho vay ngang hàng chỉ làm trung gian kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư), nhưng thực tế nhiều app cho vay hoạt động không khác gì một tổ chức tín dụng khi huy động vốn từ tổ chức, cá nhân sau đó cho vay với lãi suất "cắt cổ", lên đến 600 - 700%/năm.

FiinRatings - công ty xếp hạng tín nhiệm được Bộ Tài chính cấp phép - vừa công bố báo cáo liên quan đến thị trường trái phiếu Việt Nam. Theo tính toán của công ty này, dư nợ trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản đáo hạn vào 2 - 3 năm tới khoảng 138.000 tỉ đồng.

Điều này không chỉ tạo áp lực trả nợ lớn hơn lên các doanh nghiệp bất động sản trong bối cảnh hậu COVID-19, mà còn tác động đến rủi ro thanh khoản của các đại lý phân phối có cam kết mua lại trái phiếu, chính là các định chế tài chính như công ty chứng khoán và ngân hàng.

Điều này càng đáng chú ý hơn sau những thay đổi pháp lý và những sự kiện mới xảy ra gần đây như vụ hủy các lô trái phiếu hơn 10.000 tỉ đồng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Ngoài ra, áp lực trả nợ này có thể tác động đến rủi ro của thị trường cổ phiếu, do cổ phiếu được cầm cố để làm đảm bảo cho trái phiếu, hoặc được cầm cố để lấy nguồn mua trái phiếu chất lượng thấp, có vấn đề như các cơ quan quản lý đã chỉ ra.

Cũng theo số liệu của FiinRatings, dư nợ vay bằng ngoại tệ bao gồm trái phiếu của riêng các doanh nghiệp bất động sản niêm yết Việt Nam hiện ở mức khoảng 4 tỉ USD.

"Đây là một con số không lớn xét trên quy mô tín dụng của ngành bất động sản (hiện ở mức 7,04% tổng dư nợ tín dụng), cũng như rủi ro an toàn tài chính quốc gia.

Nhưng những tác động từ rủi ro tín dụng bất động sản có thể làm cho mức điểm xếp hạng quốc gia của Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế, và của tất cả các ngành còn lại có thể bị ảnh hưởng", FiinRatings nhận định.

Điều này sẽ dẫn đến việc bị áp dụng một mức lãi suất cao hơn, làm giảm mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tương quan với các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam hoặc trong hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế.

Vừa qua sau hàng loạt sự kiện xảy ra như vụ Công ty Tân Hoàng Minh và Công ty Ngôi Sao Việt bỏ cọc đấu giá đất Thủ Thiêm, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu tăng cường kiểm soát các khoản cấp tín dụng đối với khách hàng vay vốn để tham gia đấu giá đất, bảo đảm đúng quy định.

Các ngân hàng phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật để có biện pháp xử lý.

Các tin khác