Phan Thiết 'nóng' lên với shophouse biển, Boutique Hotel

(ĐTTCO)- Triển vọng về hạ tầng và phát triển du lịch đã khiến BĐS du lịch tại Phan Thiết trở thành “điểm nóng” trong thời gian qua. Từ sau Tết nguyên đán 2021, rất đông các nhà đầu tư Bắc Nam đã đến Phan Thiết và tìm kiếm nhiều cơ hội đầu tư, đặc biệt là các dòng sản phẩm “hái ra tiền” như shophouse biển hay Boutique Hotel…
 Phối cảnh shophouse biển tại NovaHills Mui Ne Resort & Villas của Novaland. Các căn shophouse tại đây đã đưa vào vận hành từ tháng 4-2021 và chỉ còn một vài sản phẩm cuối cùng.
Phối cảnh shophouse biển tại NovaHills Mui Ne Resort & Villas của Novaland. Các căn shophouse tại đây đã đưa vào vận hành từ tháng 4-2021 và chỉ còn một vài sản phẩm cuối cùng.

“Gà đẻ trứng vàng” với shophouse biển và mini hotel

 Dòng sản phẩm shophouse biển và boutique hotel tại các dự án nghỉ dưỡng ven biển quy mô lớn, được tích hợp các tiện ích du lịch – giải trí – nghỉ dưỡng, luôn được lòng nhà đầu tư bởi tính khan hiếm và khả năng sinh lợi bền vững. Yếu tố lợi nhuận đến từ việc các dự án nghỉ dưỡng lớn, được tích hợp nhiều tiện ích nội khu, có thể mang đến những trải nghiệm du lịch độc đáo hơn cho khách du lịch. Qua đó, những dự án này thu hút được lượng khách du lịch ổn định và đảm bảo được lợi nhuận trong việc kinh doanh của nhà đầu tư.

Thực tế, tại các trung tâm du lịch lớn như Hạ Long, Phú Quốc trước đây, loại hình bất động sản này cũng thường xuyên nằm trong tình trạng “cháy hàng”.

Một chuyên gia BĐS cho biết lượng tiêu thụ các sản phẩm bất động sản này tốt do hưởng lợi từ tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch và dịch vụ của các vùng, tỉnh ven biển. Chuyên gia này cũng nhận định hiện nay, nếu khách hàng có trong tay vài chục tỷ đồng, thay vì đầu tư vào các kênh tài chính khác, thì nên đầu tư vào shophouse biển, mini hotel, Boutique Hotel, để có thể vừa tối ưu hóa lợi nhuận vừa đảm bảo tính bền vững, lâu dài.

Những địa điểm để xây dựng các căn shophouse biển hay các khách sạn nhỏ luôn khan hiếm, và lúc nào cũng “cung không đủ cầu”. Khách hàng Lan Ngọc – một nhà đầu tư đến từ Hải Phòng – cho biết khoảng vài năm trở lại đây, chị chỉ tập trung đầu tư shophouse biển và mini hotel tại các dự án BĐS du lịch nghỉ dưỡng có nhiều tiện ích.

Phan Thiết 'nóng' lên với shophouse biển, Boutique Hotel ảnh 1 NovaWorld Phan Thiet – siêu dự án 1.000ha của Novaland tại Phan Thiết, Bình Thuận sắp giới thiệu dòng sản phẩm Boutique Hotel với số lượng giới hạn cùng chương trình đầu tư hấp dẫn (Liên hệ: 0938 221 226 hoặc website: www.novaworldphanthiet.com.vn để biết thêm chi tiết.
“Đầu tư các sản phẩm này khả năng sinh lời là rất lớn; số lượng khan hiếm, vị trí đẹp hiếm có, nên tôi rất mê. Đã sở hữu nhiều BĐS tương tự ở Hạ Long, tôi cũng đang tìm kiếm các dòng sản phẩm này tại các vùng biển Nam Trung Bộ như Phan Thiết, Hồ Tràm… để cân nhắc đầu tư thêm, vì tiềm năng còn rất lớn”, chị Ngọc chia sẻ.
Phan Thiết, địa phương được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh, hệ thống văn hóa, ẩm thực đa dạng, cùng điều kiện khí hậu ôn hòa, hạ tầng bứt phá đang trở thành “tâm điểm” phát triển các dòng sản phẩm đặc thù này. PGS.TS Trần Kim Chung, Phó viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận định: “Phan Thiết sở hữu nhiều tiềm năng du lịch mà không phải nơi đâu cũng có, trong tương lai sẽ đón lượng khách du lịch rất lớn trong và ngoài nước”.

Điểm sáng nhờ lực đẩy hạ tầng

 Về vị trí, Phan Thiết có khoảng cách lý tưởng kết nối với nhiều trung tâm đô thị du lịch như TP.HCM, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt. Tuy nhiên, du lịch vẫn chưa được phát triển đúng với kỳ vọng, nên địa phương này được xem như một viên ngọc ẩn của Việt Nam trong nhiều năm qua”.

Nếu như trước đây, hạ tầng kết nối khu vực là yếu tố lớn kìm hãm sự phát triển du lịch của Phan Thiết, thì nay, nút thắt này dần được tháo gỡ.

Phan Thiết 'nóng' lên với shophouse biển, Boutique Hotel ảnh 2 Đến năm 2030, du lịch Phan Thiết sẽ tạo ra khoảng 190.000 việc làm và đón ít nhất 17,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm từ 10-12%.
Cụ thể, tuyến cao tốc TP.HCM - Dầu Giây - Phan Thiết có tổng vốn đầu tư 13.656 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2022, giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa TP.HCM và Phan Thiết chỉ còn 1 giờ 40 phút. Sân bay Phan Thiết với vốn đầu tư hơn 10 nghìn tỷ đồng dự kiến hoạt động vào năm 2022; sân bay Long Thành khởi công cuối tháng 12-2020, dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn 1 vào năm 2023.... Đây sẽ là “3 quả tạ” giúp mang lại lượng lớn du khách cho thị trường này… Qua đó, Phan Thiết có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều tệp khách du lịch trong nước và quốc tế, nâng tầm ngành công nghiệp không khói của địa phương.

Theo đó, Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung kỳ vọng đến năm 2030 sẽ trở thành điểm nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực châu Á -Thái Bình Dương, định hướng phát triển mạnh du lịch biển và giải trí, du lịch thám hiểm và thể thao, du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch chăm sóc sức khoẻ, nghỉ dưỡng và du lịch hội nghị (MICE).

Đến năm 2030, ngành dịch vụ này sẽ tạo ra khoảng 190.000 việc làm và đón ít nhất 17,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm từ 10-12%.

Bài toán mới về việc nâng cao hạ tầng, cơ sở lưu trú, chất lượng dịch vụ du lịch tại đây được đặt ra, nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho du khách và khiến họ muốn quay trở lại nhiều lần.

Các tin khác