Shophouse phân khúc triển vọng

(ĐTTCO) - Cách đây khoảng 3-4 năm, biệt thự nghỉ dưỡng, condotel luôn soán ngôi đầu, nhưng 2 năm trở lại đây, shophouse là tâm điểm được nhiều nhà đầu tư BĐS chú ý. Shophouse cũng được đánh giá là phân khúc thị trường có nhiều triển vọng trong năm nay.

Tâm điểm của nhà đầu tư
Shophouse vốn là mô hình khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở nhiều quốc gia phát triển. Tại châu Á, shophouse phát triển mạnh tại một số nước như Singapore (dãy phố mua sắm Geylang), Malaysia (ở Penang, Malacca). Việt Nam những năm gần đây, shophouse cũng nhanh chóng tạo nên xu hướng đầu tư mạnh mẽ.
Một báo cáo của Hội Môi giới BĐS Việt Nam năm 2018 cho thấy, trong khi giao dịch đất ở, condotel giảm mạnh so với hồi đầu năm, trong khi sản phẩm shophouse tại các dự án có thương hiệu được bán rất tốt, tính thanh khoản luôn ở mức cao.
Điển hình như cuối năm 2017, khi Tập đoàn Sun Group ra mắt phân khu shophouse Piperina, thuộc dự án Sun Premier Village Kem Beach Resort ở Bãi Kem, Nam Phú Quốc, làn sóng đầu tư đã đổ về đây khiến sản phẩm này nhanh chóng hết hàng. Sau gần 1 năm, tháng 11-2018, Sun Group tiếp tục giới thiệu dòng sản phẩm Boutique Shophouse Melodia, cũng thuộc dự án này, tạo nên cơn sốt cục bộ tại Phú Quốc thời điểm cuối năm 2018.
Các nhà đầu tư đều cho rằng, vị trí đắc địa và thiết kế linh hoạt, công năng phù hợp với nhu cầu kinh doanh 360 dịch vụ du lịch, là những yếu tố chiến lược của Boutique Shophouse Melodia. Nằm trong quần thể du lịch, nghỉ dưỡng Bãi Kem được quy hoạch đồng bộ, Boutique Shophouse Melodia thừa hưởng trọn vẹn chuỗi hạ tầng hiện đại, kề bên quảng trường rộng 8.500m2 lớn nhất Phú Quốc, nơi sẽ diễn ra những lễ hội, sự kiện âm nhạc, giải trí trong tương lai gần.
Shophouse phân khúc triển vọng ảnh 1 Shophouse vẫn đang là loại hình đầu tư sinh lời.  
Nhưng để chọn được sản phẩm shophouse tốt và sinh lời không dễ. Theo các chuyên gia BĐS, trước khi mua shophouse, người mua cần quan tâm đến yếu tố vị trí và tiếp cận, đó là khả năng kinh doanh của sản phẩm trong đó yếu tố cộng đồng và mật độ dân số, bao gồm dân cư, mức thu nhập, thói quen và sở thích tiêu dùng - các yếu tố có vai trò quan trọng.
Bởi nếu shophouse nằm trong khu vực tiệm cận xung quanh chưa có, khó tiếp cận, dân cư ít, mô hình này cũng chỉ như nhà liền kề thông thường khác. Đồng thời, người mua nhà phải chọn những shophouse có thiết kế tiện lợi và thẩm mỹ phù hợp với nhu cầu kinh doanh, khả năng thích ứng linh hoạt về mặt không gian bán lẻ với thay đổi về thị hiếu tiêu dùng cũng như đơn vị bán lẻ.
Ngoài ra, uy tín chủ đầu tư và sự cân đối giữa mức giá mua shophouse với tiềm năng cho thuê lại để có được lợi nhuận, cũng là vấn đề người mua phải tính kỹ. 
Cạnh tranh lớn
Theo đánh giá của các chuyên gia, shophouse vẫn đang là loại hình đầu tư sinh lời. Thí dụ, với việc cho thuê 1 căn shophouse, nhà đầu tư không tốn thêm bất cứ chi phí nào, không phải quản lý suất đầu tư, lợi tức có thể đạt 8-12%/năm. Trong khi đó, nếu tự kinh doanh trên mặt bằng của mình, biên lợi nhuận có thể đạt 15-25%/năm tùy ngành nghề.
Đặc biệt, trong điều kiện khu chung cư có tỷ lệ lấp đầy cao, cộng đồng cư dân về sinh sống ngày càng nhiều, chắc chắn sẽ phát sinh nhu cầu giao dịch mua bán, phát triển dịch vụ. Khi đó, khả năng tăng giá trị của nhà phố lớn hơn so với căn hộ chung cư nhờ tính thương mại cao.
Ngoài ra, khắc phục được nhược điểm của các khu nhà phố kiểu cũ, nhà phố thương mại hiện nay phần lớn đều được ưu tiên phát triển ở những vị trí thuận tiện trên mặt đường lớn, số lượng có hạn nên tiềm năng tăng giá cũng cao. Những dự án nhà phố thương mại trong các khu đô thị lớn luôn được quy hoạch khoa học, thuận tiện trong việc kinh doanh, phù hợp với văn hóa và tập quán kinh doanh buôn bán của người Việt nên rất hấp dẫn khách mua.
Tại Hà Nội, hệ thống hạ tầng đang dần được hoàn thiện, tiện ích đầy đủ, là điều kiện giúp shophouse ngày càng đắt hàng, đa dạng, độc đáo, hiện đại và mang lại giá trị gia tăng lâu dài.
Trong đó nổi lên những điểm sáng thu hút sự quan tâm, đầu tư, như Shophouse Maison Du Parc thuộc Khu đô thị Thành phố Giao lưu, tại 232 Phạm Văn Đồng - tuyến đường huyết mạch nối các tỉnh phía Tây Bắc thủ đô với trung tâm TP; dự án Mon City có tổng diện tích 6,7ha với 2 tòa nhà chung cư hiện đại cao 30 tầng và 147 căn nhà phố thương mại, có vị trí đắc địa, tọa lạc ngay giữa điểm giao cắt giữa đường Lê Đức Thọ, Hàm Nghi và Nguyễn Cơ Thạch; dự án Five Star Mỹ Đình nằm trong quần thể khu đô thị mới The Mannor - Mỹ Đình 1, được xây dựng theo mô hình tiêu chuẩn tuyến phố thương mại lấy cảm hứng từ thiết kế kiến trúc của thủ đô Paris…
Tuy đang dẫn đầu đường đua, nhưng số lượng shophouse đảm bảo được nguồn doanh thu lớn từ kinh doanh các ngành hàng dịch vụ du lịch trong tương lai không nhiều. Đối với phân khúc shophouse, vị trí là yếu tố vô cùng quan trọng. Hiện nay, tỷ lệ shophouse thường chiếm 2-5% số lượng sản phẩm trong khu đô thị. Đây là tỷ lệ hợp lý và mang lại hiệu quả cao cho các nhà đầu tư.
Việc lựa chọn được những căn có vị trí đẹp cũng gia tăng giá trị cả khi kinh doanh hoặc bán lại. Đây chính là lý do khiến giá các căn shophouse trong cùng dự án có mức chênh lên đến vài tỷ, thậm chí cả chục tỷ đồng, càng làm tính cạnh tranh gay gắt hơn.
 So với các loại hình BĐS khác, shophouse có ưu thế sự kết hợp giữa yếu tố kinh doanh (shop) và để ở (house). Khả năng kinh doanh kết hợp với mô hình nhà ở là điểm khác biệt của mô hình này so với loại nhà ở gắn liền với đất thông thường. Tuy nhiên mô hình shophouse của một số dự án có thời gian sở hữu 50 năm hoặc lâu hơn, tức sẽ thiên về yếu tố “shop” hơn là “house”.

Các tin khác