Chỉ 1 ngày, 6,5 tỷ USD bốc hơi

(ĐTTCO) - Loạt phiên lao dốc của VN Index trong tuần qua khiến vốn hóa của TTCK và tài khoản NĐT bị sụt giảm nặng nề. 
Đỉnh điểm là phiên giao dịch ngày 3-7 với gần 150.000 tỷ đồng (tương đương 6,5 tỷ USD) bị bốc hơi khỏi thị trường trước áp lực bán tháo của NĐT. Tuy vậy,  vẫn có nhiều mã CP lội ngược dòng ấn tượng bất chấp sự suy giảm của thị trường.
Nhiễu mã bốc hơi hàng ngàn đến chục ngàn tỷ đồng
Tuần giao dịch qua được xem đầy cảm xúc nhất của TTCK trong nhiều năm trở lại đây, với phiên giảm sốc ngày 3-7 và phiên hồi phục đầy ngoạn mục ngày 6-7. Tuy nhiên, với loạt phiên điều chỉnh giảm trước đó, nhiều mã CP vẫn là nỗi ám ảnh của không ít NĐT.
Theo thống kê, Top 10 mã CP bị giảm giá nhiều nhất trên sàn HOSE trong 5 phiên giao dịch gần đây (tính đến phiên giao dịch ngày 6-7), gồm YEG (CTCP Tập đoàn Yeah1) giảm 29,74%; DIG (TCTCP Đầu tư phát triển xây dựng) giảm 24,86%; SJF (CTCP Đầu tư Sao Thái Dương) giảm 21,76%; SJS (CTCP Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà) giảm 20,1%; ATG (CTCP An Trường An) giảm 19,49%; CVT (CTCP CMC) giảm 19,15%; ITA (CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo) giảm 18,18%; ANV (CTCP Nam Việt) giảm 17,62%; DGW (CTCP Thế giới số) giảm 17,31% và HSG (CTCP Tập đoàn Hoa Sen) giảm 16,94%. 
 Với NĐT không chịu được áp lực rủi ro cao, nhóm CP mang tính chất phòng thủ gồm tiện ích công cộng, viễn thông và dược phẩm sẽ là ưu tiên hàng đầu. Nguyên nhân do 3 ngành này đã và đang giảm mạnh trong các quý gần đây.
Trên sàn HNX, Top 10 mã CP có mức giảm nặng nhất gồm CVN (CTCP Vinam) giảm 29,73%; VIT (CTCP Viglacera Tiên Sơn) giảm 27,54%; DST (CTCP Đầu tư Sao Thăng Long) giảm 25%; SPI (CTCP SPI) giảm 23,08%; HKT (CTCP Chè Hiệp Khánh) giảm 18,18%; PVV (CTCP Vinaconex 39) giảm 18,18%; ACB (NHTMCP Á Châu) giảm 17,17%; HUT (CTCP Tasco) giảm 16,67%; DS3 (CTCP Quản lý đường sông số 3) giảm 16,09% và SHS (CTCK Sài Sòn - Hà Nội) giảm 16,06%.
Quay trở lại phiên giao dịch ngày 3-7. Đây là phiên giao dịch chứng kiến nhiều mã CP có vốn hóa lớn bị “đo ván” trước áp lực bán tháo của NĐT. Đơn cử, mã TCB (NHTMCP Kỹ thương Việt Nam) giảm xuống mức 81.800 đồng/CP sau phiên giảm sàn ngày 3-7. Với mức giảm 7%, vốn hóa của TCB đã bốc hơi gần 7.000 tỷ đồng chỉ trong 1 phiên.
Đặc biệt, nếu tính từ ngày niêm yết trên HOSE cách đây 1 tháng (giá tham chiếu 128.000 đồng/CP), vốn hóa của TCB đã sụt giảm hơn 54.000 tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD). 
Cùng với TCB, vốn hóa của nhóm CP ngân hàng cũng sụt giảm nặng nề trong phiên giao dịch này. Chẳng hạn, VCB (NHTMCP Ngoại thương Việt Nam) giảm 7.553 tỷ đồng, CTG (NHTMCP Công thương Việt Nam) giảm 5.956 tỷ đồng; BID (NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam) giảm 5.810 tỷ đồng; VPB (NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng) giảm 4.603 tỷ đồng; ACB giảm 1.414 tỷ đồng và STB (NHTMCP Sài Gòn Thương Tín) giảm 1.413 tỷ đồng. 
Chỉ 1 ngày, 6,5 tỷ USD bốc hơi ảnh 1 Chỉ trong phiên giao dịch ngày 3-7, mã TCB của Techcombank đã bị bốc hơi gần 7.000 tỷ đồng. 
Nhóm CP vốn hóa lớn ghi nhận mức giảm lớn còn có GAS (TCTCP Khí Việt Nam) giảm 10.330 tỷ đồng; PLX (CTCP Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) giảm 4.464 tỷ đồng; HPG (CTCP Tập đoàn Hòa Phát) giảm 4.458 tỷ đồng; BVH (CTCP Tập đoàn Bảo Việt) giảm 2.569 tỷ đồng; MWG (CTCP Đầu tư Thế giới di động) giảm 2.261 tỷ đồng và SSI (CTCK Sài Gòn) giảm 850 tỷ đồng.Cơ hội trong khó khăn
Sau đợt suy giảm vừa qua, P/E của VN Index giảm xuống còn khoảng 16x, tương đương mức trung bình giữa năm 2017 sau hơn 3 tháng liên tiếp điều chỉnh sâu vừa qua. Trong khi đó, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của thị trường đạt 24% trong quý I-2018.
Tuy nhiên, TTCK Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro từ các yếu tố bên ngoài, như Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) tăng lãi suất, chiến tranh thương mại, giảm giá đồng nhân dân tệ. 3 yếu tố này có thể gây thêm áp lực làm mất giá VNĐ và dẫn đến sự rút ra nhanh chóng của dòng tiền nóng từ các quỹ đầu cơ. 
Mặc dù vậy, theo nhận định của giới phân tích, NHNN sẽ có đủ nguồn lực để kiểm soát biến động của tỷ giá theo sát mục tiêu điều hành năm 2018. Theo CTCK Rồng Việt (VDSC), chính sách tiền tệ sẽ chặt chẽ hơn trong nửa cuối 2018, khiến dòng vốn cho các lĩnh vực rủi ro như TTCK và bất động sản sẽ giảm dần.
Từ những lý do này, cùng với mùa công bố kết quả kinh doanh quý II đang đến gần, cơ hội mua với mức giá hấp dẫn sẽ đến trong các đợt điều chỉnh mạnh của thị trường. Tuy nhiên, xu hướng tăng sẽ không diễn ra ở tất cả mã CP hoặc ngành. Dòng tiền thông minh sẽ lựa chọn các công ty có kết quả kinh doanh tốt và mức độ sử dụng đòn bẩy thấp. 
Thực tế, trong bối cảnh đi xuống của trường, vẫn có nhiều mã CP đi ngược xu hướng với mức tăng ấn tượng. Thống kê Top 5 mã CP tăng mạnh nhất sàn HOSE trong 5 phiên giao dịch gần đây gồm có VPG (CTCP Đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Việt Phát) tăng 18,56%; NVT (CTCP Bất động sản du lịch Ninh Vân Bay) tăng 17,61%; TNI (CTCP Tập đoàn Thành Nam) tăng 11,26%; DHA (CTCP Hóa An) tăng 10,92% và DRH (CTCP DRH Holdings) tăng 9,03%. 
Top 5 mã tăng mạnh nhất sàn HNX gồm PGT (CTCP PGT Holdings) tăng 25%; IVS (CTCK Đầu tư Việt Nam) tăng 22,66%; ORS (CTCK Phương Đông) tăng 20%; KDM (CTCP Đầu tư HP Việt Nam) tăng 12,5%; TTZ (CTCP Đầu tư xây dựng và Công nghệ Tiến Trung) tăng 12,5%. 

Các tin khác