Là chặng cuối (last mile) quan trọng trong chuỗi cung ứng, ngành chuyển phát nhanh (CPN) được tiếp cận vô số cơ hội để phát triển.
Nổi bật trong vài năm gần đây là sự phổ biến của khái niệm “một thế giới hai tốc độ” (two-speed world). Đây là thuật ngữ chỉ tình trạng tăng trưởng không đồng đều giữa các nhóm quốc gia. Mức tiêu thụ tại các nền kinh tế đang phát triển tăng cao sẽ kéo theo sự cải thiện đáng kể của nền sản xuất. Nhờ đó, các mắt xích trong ngành logistics cũng được hưởng lợi từ sự gia tăng số lượng hàng hóa vận chuyển.
Đô thị hóa cũng là một xu hướng tạo ra nhiều ảnh hưởng đến ngành chuyển phát nhanh. Tỉ lệ lao động trong khu chế xuất, khu công nghiệp quay lại làm việc ở TPHCM đạt 96%, tương đương 1,9 triệu người. Điều này khiến các thành phố lớn ngày càng mở rộng và phát triển, từ đó tạo ra nhu cầu đa dạng hơn từ cư dân sinh sống.
Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử "bùng nổ" không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở nông thôn. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông hiện tại đã kéo thêm một số trở ngại trong môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, nhận thức của người tiêu dùng được nâng cao và điều này lý giải vì sao xu hướng vận tải “xanh” được dự báo sẽ ngày càng phát triển tại Việt Nam.
Các quy định, trở ngại cũng đặt lên vai các công ty logistics trọng trách tìm ra giải pháp để giảm tiêu thụ năng lượng và trở nên "xanh" hơn trong mắt người tiêu dùng.
Các tin, bài viết khác

Chuỗi cà phê bùng nổ trở lại

Doanh nghiệp tư nhân đóng góp lớn nhưng vẫn bị 'trói’ bằng cả 'rừng' thông tư

Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu nông sản sang Australia

Sharp chú trọng thị trường Việt Nam, hướng tới chuẩn sống thịnh vượng

Ứng dụng lệnh vận chuyển điện tử nhằm hạn chế xe dù, bến cóc

Doanh nghiệp lữ hành nên quan tâm hơn đến thị trường ngách

Kido quay lại với bánh trung thu, đặt tham vọng Top 2

Yêu cầu xử lý dứt điểm 2 dự án Đạm Ninh Bình và đóng tàu Dung Quất

Kinh doanh thiếu hiệu quả, VRG chuẩn bị tái cơ cấu
