Đô thị vệ tinh Nam Sài Gòn: Lời giải nhu cầu an cư-đầu tư

(ĐTTCO) - Việc thiếu hụt nguồn cung đang khiến mong muốn sở hữu nhà của các hộ gia đình trẻ trở nên xa vời. Bên cạnh đó, giá nhà đất liên tục tăng vọt cũng khiến không ít khách hàng đắn đo khi lựa chọn sản phẩm bất động sản đầu tư. Mọi hy vọng về lời giải cho bài toán khó này đang đổ dồn về các đô thị vệ tinh.
Bài toán mua nhà của người Sài Gòn
TPHCM là nơi có nhu cầu nhà ở lớn nhất cả nước và không ngừng tăng lên theo tốc độ gia tăng dân số mỗi năm. Trong suốt 2 năm trở lại đây, nguồn cung đất nền và căn hộ với giá phù hợp túi tiền sụt giảm mạnh do giới hạn quỹ đất. 
Theo CBRE, tổng lượng sản phẩm mới mở bán trong 9 tháng năm 2019 chỉ đạt 21.619 căn, tiếp tục sụt giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tình trạng cung vượt quá cầu đang khiến việc sở hữu nhà ở đang trở thành một điều khá xa vời đối với phần đông các hộ gia đình trẻ.
Mặt khác, về phía các nhà đầu tư, thị trường bất động sản TPHCM dần trở nên kém hấp dẫn do giá bán liên tục tăng cao. Tiêu điểm là phân khúc căn hộ với giá hiện đang dao động từ 32 - 40 triệu đồng/m2, tương đương 2,2 - 2,8 tỷ đồng/căn hộ 2 phòng ngủ. Khảo sát phân khúc nhà riêng lẻ cho thấy mức giá cũng đã tăng lên khoảng 8 - 10% so với năm 2017. 
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA: “Giá nhà ở tại TPHCM đang ở mức cao gấp 20 - 25 lần so với thu nhập bình quân trong khi ở các nước phát triển, giá nhà chỉ gấp 5 - 7 lần”. 
Đô thị vệ tinh Nam Sài Gòn: Lời giải nhu cầu an cư-đầu tư ảnh 1 Mặt bằng giá BĐS TPHCM hiện quá cao, không phù hợp với nhu cầu của nhiều người, trong khi ở những vùng giáp ranh phía Nam, BĐS có mức giá mềm và trên đà tăng trưởng tốt.
Hiện trạng khan hiếm tại TPHCM đã khiến thị trường xuất hiện sóng đầu tư đến các vùng liền kề như Long An, Bình Dương, Đồng Nai. Trong đó, tại các khu vực giáp ranh phía Nam TPHCM đang thu hút các nhà đầu tư hơn cả nhờ giá đất còn “mềm” và đang trên đà tăng trưởng tốt. Nổi bật nhất phải kể đến Bến Lức, Cần Giuộc và Đức Hòa, 3 vùng được đầu tư hạ tầng mạnh mẽ để phát triển thành đô thị vệ tinh của thành phố trong thời gian tới.
Đô thị vệ tinh: Xu hướng tất yếu
Khi TPHCM quá tải, quỹ đất trung tâm ngày càng khan hiếm thì việc giãn dân đến các khu vực giáp ranh có hạ tầng giao thông kết nối thuận tiện là một xu hướng tất yếu. Theo đó, ngày càng có nhiều người chọn sống ở các đô thị vệ tinh để nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo nên làn sóng đầu tư mới gắn liền với mong muốn sinh lời hiệu quả.
Dưới góc nhìn của nhiều chuyên gia nhất thiết phải mở rộng ranh giới TPHCM thêm hàng trăm km2. Theo đó, quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ phát triển vùng TPHCM bao gồm 8 tỉnh, thành TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tiền Giang và Tây Ninh. Đây sẽ là vùng đô thị hiện đại, trung tâm kinh tế lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Thêm vào đó, đề án cũng đã chỉ rõ 3 huyện Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa của Long An sẽ là đô thị vệ tinh của TPHCM.
Việc phát triển đô thị vệ tinh sẽ giải quyết được những áp lực đô thị trung tâm như ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, đặc biệt tạo ra sự đồng đều trong quá trình phát triển giữa các khu vực. TPHCM đang đứng trước những áp lực về gia tăng dân số, do đó việc xây dựng các đô thị vệ tinh được xem là xu thế tất yếu, tạo ra sự giãn nở cho hệ thống hạ tầng và phân bố lại lượng dân cư cho thành phố.
Lợi thế độc tôn của Nam Sài Gòn 
Đô thị vệ tinh Nam Sài Gòn: Lời giải nhu cầu an cư-đầu tư ảnh 2 Với vị trí không quá xa trung tâm, hạ tầng giao thông hoàn thiện giúp kết nối thuận tiện chỉ từ 25 - 30 phút, BĐS tại đô thị vệ tinh phía Nam Sài Gòn cầm chắc tính thanh khoản tốt và khả năng sinh lời cao.
Trong xu thế đó, các vùng phía Nam TPHCM đã nhanh chóng được ưu tiên xây dựng thành các khu dân cư, đô thị vệ tinh. So với khu vực Tây Bắc hay khu Đông, khu vực này đang sở hữu nhiều lợi thế trội hơn nhờ sở hữu cộng đồng dân cư đông đúc và quỹ đất còn nhiều. Hiện quá trình đô thị hóa tại các vùng tiếp giáp thành phố đang diễn ra với tốc độ cao nhờ vào sự đầu tư tâm huyết và bài bản vào hạ tầng.
Lấy tâm điểm là Phú Mỹ Hưng, sức nóng đang bắt đầu lan tỏa ra các khu vực lân cận Nam Sài Gòn nhờ loạt hạ tầng kết nối đồng bộ. Những năm qua, thị trường bất động sản Cần Giuộc, Đức Hòa được xem là khu vực đắc địa nhất khi nằm giáp ranh TPHCM và tập trung hàng loạt khu công nghiệp lớn. 
Đặc biệt, với lợi thế kề bên Khu đô thị cảng Hiệp Phước - đặc khu kinh tế cảng biển của TPHCM, Cần Giuộc đang nhanh chóng phát triển thành đô thị vệ tinh khu Nam Sài Gòn, đón nhận mật độ dân cư ngày càng đông và nhộn nhịp. Những cư dân mới này không chỉ cần một nơi đáp ứng đủ các nhu cầu cơ bản thiết yếu mà xa hơn còn có mong muốn an cư, nghỉ dưỡng với các tiện ích chăm sóc sức khỏe, giải trí cho bản thân và gia đình.
Nắm bắt được xu hướng đó, không ít các nhà đại gia địa ốc tên tuổi đã chi mạnh vốn đầu tư vào khu vực Cần Giuộc. Thị trường bất động sản khu vực này cũng nhờ đó khởi sắc rõ rệt. Trong 1 năm trở lại lại đây, ngoài những doanh nghiệp địa phương như Đồng Tâm, Trần Anh, Cát Tường... Cần Giuộc đã chứng kiến một sự đổ bộ của các đại gia địa ốc tên tuổi như Thaco, Vingroup, Vạn Thịnh Phát, T&T Group, Danh Khôi, Him Lam, Sea Holdings… 
Sắp tới, khu Nam sẽ là tâm điểm của những dự án sở hữu pháp lý sạch và có mức giá khoảng 1,5 - 2 tỷ đồng với nguồn cung dồi dào. Đây là dòng sản phẩm phù hợp với năng lực tài chính của các hộ gia đình trẻ lẫn nhiều nhà đầu tư. 
So với mua bất động sản ở tỉnh lẻ nơi không có nhu cầu tiêu dùng, khách hàng nhắm vào vào bất động sản phía Nam Sài Gòn bất kể do nhu cầu ở thực hay đầu tư đều không gặp phải nỗi lo đọng vốn. Với vị trí không quá xa trung tâm, hạ tầng giao thông hoàn thiện giúp kết nối thuận tiện chỉ từ 25 - 30 phút, bất động sản tại đô thị vệ tinh này đang cầm chắc tính thanh khoản tốt. Đây cũng chính là lời giải thích đáng về nhu cầu an cư lẫn đầu tư mà thị trường TPHCM đang thiếu.

Các tin khác