Kim Jong Un sẽ tiếp tục đau đầu dù Trump hay Biden đắc cử

(ĐTTCO) - Ngay sau khi cựu tổng thống Barack Obama vừa bước qua ngày thứ 75 nhiệm kỳ tổng thống của mình, quả tên lửa khổng lồ của Triều Tiên đã rời bệ phóng ở bên kia bờ Thái Bình Dương của nước Mỹ và châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng quốc tế lớn đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông. 
Vấn đề Triều Tiên sẽ tiếp tục được 2 ứng cử viên tổng thống chú y trong nhiệm kỳ sắp tới. Nguồn ảnh: Getty images
Vấn đề Triều Tiên sẽ tiếp tục được 2 ứng cử viên tổng thống chú y trong nhiệm kỳ sắp tới. Nguồn ảnh: Getty images

Trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, tên lửa của Triều Tiênthậm chí còn được phóng sớm hơn, vào ngày thứ 23 trong nhiệm kỳ khi ông Trump và cựu thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đang cùng ăn tối tại khu nghỉ dưỡng nổi tiếng Mar-a-Lago tại Florida.

Trong trường hợp Biden chiến thắng Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 3/11 sắp tới, liệu Triều Tiên có tiếp tục tiến hành một số hành động gây khiêu khích, đe dọa đến an ninh trong khu vực nhằm thu hút sự chú ý trong nhiệm kỳ tổng thống mới?

Có thể Triều Tiên là một quốc gia tách biệt, cô lập và bí ẩn nhưng thế giới thừa biết rằng những hành động mà họ đã làm đã chứng mình điều ngược lại. Điều này buộc Trump hay Biden trong nhiệm kỳ tổng thống mới phải có những phản ứng cần thiết và thậm chí sớm hơn đối với Triều Tiên.

Đối với tổng thống Donald Trump, dù trong nhiệm kỳ vừa qua, ông đã có 2 cuộc gặp thượng đỉnh với chủ tịch Kim Jong Un nhưng vẫn không thể thuyết phục ông Kim từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình và hàng loạt các tên lửa đạn đạo.

Giải trừ vũ khí hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên là một trong những vấn đề đối ngoại gay go nhất của Hoa Kỳ. Kể từ năm 2006, Triều Tiên đã thử thành công 6 thiết bị hạt nhân và 3 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Đây là những vũ khí mà chủ tịch Kim Jong Un cho rằng sẽ bảo vệ Triều Tiên khỏi sự xâm lược từ nước ngoài và là nắm đấm thép để bảo vệ sự ổn định cho chế độ của ông.

Điều này cũng khiến Triều Tiên trả giá rất đắt. Lệnh trừng phạt của Mỹ liên tục đè nặng khiến Triều Tiên hoàn toàn bị cô lập với thế giới và trở thành một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Điều đó có nghĩa Triều Tiên khó có thể cải thiện nền kinh tế của mình, dù Kim Jong Un đã hứa rằng ông sẽ thực hiện điều này trong thời kỳ lãnh đạo của ông.

Mỹ sẽ tiếp tục hy vọng rằng những lệnh trừng phạt sẽ làm tê liệt Triều Tiên và khiến họ phải chấp thuận ngồi vào bàn đàm phán và tiến tới giải trừ vũ khí hạt nhân. Tổng thống Donald Trump với đường lối lãnh đạo cứng rắn và trực diện của mình đã lần đầu tiên ngồi vào bàn đàm phán cùng với một lãnh tụ của Triều Tiên và hy vọng bằng cách này ông sẽ tạo ra một số đột phá. Tuy nhiên, bất chấp 2 hội nghị thượng đỉnh vừa qua, các cuộc đàm phán đã đi vào bế tắc.

Đối với Trump, ông mong muốn có thể đưa ra một thỏa thuận lớn nào có thể khiến Triều Tiên giải trừ vũ khí hạt nhân, nhưng những gì ông nhận lại được là chủ tịch Kim Jong Un chỉ chuẩn bị đóng cửa Yongbyon, trung tâm hạt nhân lớn nhất Triều Tiên sản xuất vật liệu phân hạch cho hạt nhân.

Ngược lại đối với Biden, theo các chuyên gia, thách thức lớn nhất của ông đó có thể xảy đến trong quá trình chuyển giao vị trí tổng thống. Trên trang web tranh củ của ông, chỉ có duy nhất một câu mơ hồ về chính sách của ông đối với Triều Tiên. Vì vậy, ông và các phụ tá của mình phải có những chính sách tối ưu nhất để giải trừ hạt nhân tại Triều Tiên cũng như một nhân vật “kiệt xuất” để khai triển chiến lược này.

Một chiến lược mà Joseph Yun, một người đại diện đặc biệt của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về Triều Tiên dưới thời Obama và Trump cho biết điều quan trọng mà Biden nên làm là liên lạc với Triều tiên và đưa ra “lằn ranh đỏ” cho mình. Bên cạnh đó, Josh Yun chia sẻ thêm: “Nếu bạn muốn liên lạc với Triều Tiên, hãy nói những điều như sau: Chúng tôi muốn đàm phán, chúng tôi đã sẵn sàng để đàm phán và từ bây giờ hãy cho chúng tôi thời gian và vui lòng đừng thực hiện thêm bất cứ cuộc thử nghiệm tên lửa nào khác.”

Biden có thể sẽ không lựa chọn hình thức đối đầu trực tiếp với Triều Tiên như cách mà Trump đã làm. Thay vào đó, ông sẽ tiếp cận các quốc gia xung quanh bán đảo Triều Tiên, gián tiếp hạ nhiệt “lò lửa” hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Trả lời phỏng vấn của tờ Wall Street Journal, cựu phó tổng thống Joe Biden cho biết ông sẽ phối hợp với Trung Quốc và các quốc gia khác để đàm phán giải trừ vũ khí hạt nhân. Joe Biden cho biết ông cũng sẽ thuyết phục các đồng minh của Mỹ ở Đông Á về chính sách “nước Mỹ trên hết” của ông Trump sẽ chỉ được thực hiện một lần duy nhất, nước Mỹ sẽ bảo vệ đồng minh của họ bằng bất cứ giá nào.

Trong cuộc bầu cử tới, dù Trump hay Biden trở thành tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ, họ cũng đều phải đối mặt với cùng một thách thức: làm thế nào để giải trừ vũ khí hạt nhân tại Triều Tiên. Dù các tiếp cận vấn đề và chiến lược khác nhau nhưng cùng mục đích duy nhất. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, Triều Tiên cũng sẽ tiếp tục “gồng mình” chống lại những lệnh trừng phạt mới trừ khi họ chấp thuật một giải pháp tích cực hơn. 

Các tin khác