An Giang tạo động lực mới đưa kinh tế thuộc nhóm đầu khu vực ĐBSCL

(ĐTTCO) - Ngày 24-9, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã khai mạc. Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, thay mặt Bộ Chính trị đến dự và chỉ đạo đại hội... 
Quang cảnh đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang
Quang cảnh đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang
Theo bà Võ Thị Ánh Xuân, Bí thư Tỉnh ủy An Giang, với phương châm “dân chủ - đoàn kết - khát vọng - phát triển”, đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020- 2025 nêu cao quyết tâm chính trị, hướng tới mục tiêu: “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, khát vọng phát triển, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, dân chủ, đổi mới, sáng tạo; giữ vững quốc phòng - an ninh; khai thác tốt lợi thế và tiềm năng, tạo động lực mới để đến năm 2025 kinh tế An Giang thuộc nhóm đầu khu vực ĐBSCL và đạt mức trung bình cả nước; đến năm 2030 đạt trên mức trung bình cả nước”.
An Giang tạo động lực mới đưa kinh tế thuộc nhóm đầu khu vực ĐBSCL ảnh 1 Bà Võ Thị Ánh Xuân, Bí thư Tỉnh ủy An Giang phát biểu tại đại hội.
Phát biểu chỉ đạo đại hội, ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: Đảng bộ tỉnh An Giang năng động, sáng tạo đề ra các giải pháp tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong phát triển, thu hút đầu tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, khuyến khích tập trung đất đai, huy động nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. 
Nhờ đó, kinh tế duy trì đà tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước; quy mô kinh tế đứng thứ 5/13 tỉnh ĐBSCL; GRDP giai đoạn 2015 - 2020 ước đạt 5,25%/năm, phù hợp với điều kiện và nguồn lực của địa phương; đời sống của người dân tiếp tục được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 46,8 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều đến năm 2020 giảm còn 1,93%, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước; chất lượng giáo dục, đào tạo được nâng lên, có vị trí cao so với cả nước; diện mạo đô thị, nông thôn ngày càng khang trang hơn. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo và giữ vững. Quan hệ đối ngoại, hội nhập, hợp tác phát triển được mở rộng. 
Sắp xếp, tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức được thực hiện tích cực, góp phần tinh gọn bộ máy, tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
Những kết quả đạt được là rất đáng trân trọng, tự hào, là tiền đề để tỉnh An Giang tiếp tục phát triển mạnh, vững chắc hơn trong giai đoạn tiếp theo. 
An Giang tạo động lực mới đưa kinh tế thuộc nhóm đầu khu vực ĐBSCL ảnh 2 Ông Võ Văn Thưởng, phát biểu chỉ đạo đại hội 
Bên cạnh những kết quả đạt được, cần thẳng thắn nhìn nhận những khuyết điểm, hạn chế đó là còn 7/15 chỉ tiêu, trong đó có chỉ tiêu quan trọng như tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP, GRDP bình quân đầu người, tổng vốn đầu tư toàn xã hội… chưa đạt theo Nghị quyết đại hội X của Đảng bộ tỉnh. Đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm, chưa rõ nét. Việc thực hiện các khâu đột phá chưa mang lại hiệu quả mong muốn. 
Nông nghiệp vẫn là sản xuất quy mô nhỏ, đất đai còn manh mún. Công nghiệp phát triển chậm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế còn thấp. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Du lịch chưa đủ sức trở thành mũi nhọn của nền kinh tế… 
Ông Võ Văn Thưởng lưu ý, tới đây An Giang cần đánh giá đúng điều kiện cụ thể của địa phương trong tổng thể định hướng phát triển của vùng ĐBSCL nhằm khai thác mạnh lợi thế so sánh của tỉnh, xác định rõ ngành, lĩnh vực trọng tâm để tăng cường hợp tác, phát triển với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL, với TPHCM và các địa phương khác trong cả nước. 
Tỉnh cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tập trung phát triển nông nghiệp, thủy sản ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, an toàn sinh học và an toàn thực phẩm, có chất lượng và hiệu quả cao, phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tăng cường xúc tiến, mời gọi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du dịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, những hoạt động văn hóa, giải trí nhằm phục vụ và giữ chân du khách…

Các tin khác