Tổng cục Thống kê ngày 28/2 cho biết do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán cộng thêm ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến hoạt động thương mại trong nước, vận tải và du lịch giảm so với tháng trước.
Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Hai chỉ đạt 439.700 tỷ đồng và giảm 5,4% so với tháng Một, song so với cùng kỳ năm trước thì mức tiêu dùng của người dân vẫn tăng 8,2%. Như vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong hai tháng qua đạt 904.500 tỷ đồng, tăng 5,49% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,52% (cùng kỳ năm 2020 tăng 5,4%).
Về hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, Việt Nam đạt mức tăng cao trong hai tháng đầu năm nay với tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu đạt 95,81 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 48,55 tỷ USD, tăng 23,2%; nhập khẩu đạt 47,26 tỷ USD, tăng 25,9%. Nhờ đó, cán cân thương mại hàng hóa hai tháng ước tính xuất siêu 1,29 tỷ USD, trong đó khu vực trong nước nhập siêu 4,14 tỷ USD, khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 5,43 tỷ USD.
Với hoạt động vận tải hành khách, tính chung hai tháng đạt 684,1 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 21,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước tăng 3,8%). Thêm vào đó, vận tải hàng hóa đạt 323,4 triệu tấn, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước tăng 6,1%).
Bên cạnh đó, lượng khách quốc tế đến Việt Nam sụt giảm đến 99,1% so với cùng kỳ năm trước, với 28.700 lượt khách.
Các tin, bài viết khác

Xếp hạng CPI 2020: TPHCM đứng thứ 14

Việt Nam khai thác nhiều thị trường trong CPTPP

Dòng tiền rẻ gây rủi ro khi đầu tư theo tâm lý đám đông

Báo cáo PAPI 2020: Người dân lo ngại nhiều hơn về y tế

Hoàn chỉnh đề án quy hoạch chung TP Thủ Đức đến 2040, tầm nhìn đến 2060

Năm 2021, có thêm 8 bến cảng biển tại 5 tỉnh thành

Khởi động dự án tăng thể chế, năng lực phát triển đô thị Việt Nam

Cảnh báo lạm phát vẫn đẩy mạnh kích cầu

Kiểm soát đầu cơ mới cắt cơn sốt ảo
