
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 2 tháng đầu năm ước tính đạt 88,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,8% tổng mức và giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước do dịch Covid-19 bùng phát vào thời điểm Tết Nguyên đán nên hoạt động ăn uống, du lịch nghỉ dưỡng của người dân giảm, đồng thời để phòng chống dịch bệnh nhiều địa phương trong cả nước đã hủy các lễ hội truyền thống đầu năm.
Doanh thu dịch vụ khác 2 tháng đầu năm ước tính đạt 91.500 tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó doanh thu của Hải Phòng tăng 14,6%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 8,6%; Thanh Hóa tăng 6,5%; TP HCM giảm 0,5%; Hà Nội giảm 1,5%; Đà Nẵng giảm 3,3%; Bắc Ninh giảm 4,6%.
Tính chung tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2 tháng đầu năm 2021 đạt 904,5 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 2 tháng đầu năm nay ước tính đạt 722,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 79,8% tổng mức và tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 9,4% của cùng kỳ năm 2020 do dịch Covid-19 bùng phát khiến người tiêu dùng hạn chế mua sắm.
Các tin, bài viết khác

Khơi dậy tiềm năng và thế mạnh của logistics Việt Nam

Cả Mỹ và Trung Quốc chờ thời điểm vào CPTPP

Động lực và áp lực Mỹ quay lại CPTPP

Lần thứ 3 gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2021

Tốc độ cải cách môi trường kinh doanh đang chậm lại

Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng hơn 6% năm 2021

Vấn đề đặc khu kinh tế và trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam (phần 1)

Trung tâm tài chính và tội phạm tài chính

Hệ thống tài chính toàn cầu đang thay đổi: Sự thay đổi giai đoạn 2021-2030
