Đón đọc Đặc san ĐTTC số 146-147 phát hành thứ hai ngày 25-4-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 146-147 phát hành ngày 25-4-2022 với nhiều chuyên mục:
Chào mừng 47 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Khát vọng đô thị phương Nam: Sau 47 năm non sông thu về một mối, Sài Gòn - TPHCM thực sự đã vươn lên thành một đô thị hiện đại bậc nhất ở phương Nam. Người dân TPHCM tự hào được dự phần vào hành trình hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam trên trường quốc tế. Với lối sống năng động, nghĩa tình, hào hiệp của người TPHCM tiếp tục được củng cố và phát huy cùng tốc độ phát triển mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Dòng cư dân nhập cư vẫn từng ngày chọn TPHCM để mưu sinh và lập nghiệp. Những nhà đầu tư nước ngoài vẫn nhìn thấy tiềm năng vô hạn của TPHCM. Một vẻ đẹp càng ngày càng rực rỡ, dung nạp và sẻ chia, hội tụ và thăng hoa.
- Nhớ tháng Tư năm 1975 từ “Ngôi nhà số 4”: Đó là tên tập hồi ký của tướng Tám Trần, tức Trần Văn Phác (1926-2012), nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội (VNQĐ), nguyên Chủ nhiệm chính trị Quân Giải phóng miền Nam, nguyên thiếu tướng Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin in năm 2005, viết về những năm tháng ông bí mật rời cơ quan Tạp chí VNQĐ (số 4 Lý Nam Đế, Hà Nội) theo đoàn tàu không số vượt biển đi B ra chiến trường… và có mặt ở Sài Gòn tháng Tư năm 1975. (Ngô Vĩnh Bình, Đại tá, nhà văn, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội)
- Tháng tư Long Khốt: Đã nửa thế kỷ qua, tháng 4 này chúng tôi lại "về cánh đồng chó ngáp", nắng vẫn cứ như thiêu như đốt. Dòng sông Long Khốt lục bình lững lờ trôi. Ven cột mốc biên giới, ao sen vẫn rực rỡ tỏa hương giữa nắng gió hào phóng của mảnh đất phương Nam huyền thoại. Đoàn cựu chiến binh trở lại thăm chiến trường xưa. Gió Tháp Mười vẫn thổi, bồng bềnh mái tóc hoa râm. Chân đã chậm, da đã mồi, chỉ có ánh mắt và nụ cười vẫn thế. (TRẦN THẾ TUYỂN Đại tá, nhà văn, nguyên Tổng Biên tập Báo SGGP)
- Thế hệ chúng tôi nợ mẹ một cái ôm: Đã vài lần tôi tiễn các bạn trẻ TPHCM lên đường đi làm nghĩa vụ quân sự. Nhìn các bạn trẻ trong bộ quân phục màu xanh lá mới tinh thấy họ thật đẹp. Ai cũng cao to, đẹp trai, rạng rỡ, tràn đầy năng lượng và học thức. Các bạn trẻ chia tay cha mẹ, người yêu, bạn bè thật cảm động trong màu cờ hoa, âm thanh rộn rã và những cái ôm, những nụ hôn “chúng tôi nhập ngũ/ những cái ôm thắm thiết nồng nàn”. Nhìn cảnh ấy, những cựu chiến binh thời chống Mỹ chúng tôi không khỏi bồi hồi nhớ ngày mình nhập ngũ hơn 40 năm trước, và có chút chạnh lòng vì không được như các bạn trẻ bây giờ. (NGUYỄN MINH HÒA, Cựu chiến binh,  phường 13, Phú Nhuận)
- Người cựu binh kết nối văn hóa Việt - Mỹ: Từng tham chiến tại Việt Nam năm 1967 và 1968, Bruce Weigl trở lại Mỹ mang theo nhiều câu hỏi ám ảnh về một đất nước phương Đông. Ông tự giải đáp cho mình bằng cách tìm hiểu con người và xứ sở bên kia bờ đại dương, để rồi tình nguyện trở thành đại sứ kết nối văn hóa Việt-Mỹ.  Bruce Weigl sinh ngày 27-1-1949 tại Lorain, Ohio. Sau nhiều năm làm giáo sư ở các trường đại học như Arkansas, Old Dominion, Penn State, Bruce Weigl thành lập Trung tâm William Joiner để giới thiệu và quảng bá văn học Việt Nam với độc giả Mỹ suốt 30 năm qua. (Gia Quan)
- Động lực cho “đầu tàu” TPHCM: Bất cứ quốc gia, TP nào vào mỗi giai đoạn đều phải có động lực phát triển, nếu không có hoặc đã có nhưng hết tác dụng sẽ rơi vào tình trạng phát triển bình bình, thậm chí rơi vào trạng thái trì trệ kéo dài. Chính vì thế ở mỗi giai đoạn, chủ thể phát triển cần tìm ra hay gây dựng vài nhân tố đóng vài trò là động lực, trong đó có động lực chính và động lực phụ. (PGS.TS NGUYỄN MINH HÒA)
- TPHCM: Khai thông, kết nối những công trình hạ tầng: Những ngày tháng 4 lịch sử sau 47 năm Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước, TPHCM hoàn thành nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, góp phần tạo nên diện mạo mới TPHCM. Cũng trong những ngày này, Trung ương xem xét ban hành cơ chế để đẩy nhanh một số dự án giao thông có ảnh hưởng không chỉ riêng của TPHCM, mà còn cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam… (ĐỖ TRÀ GIANG)
- “Lộ Vòng Cung” ngày ấy, “vành đai xanh” hôm nay: Trong chuyến về thăm chiến trường xưa lộ Vòng Cung giữa tháng 3 vừa qua, Trung tướng Nguyễn Việt Quân, nguyên Chính ủy Quân khu 9 và Thiếu tướng Lê Xã Hội, nguyên Tham mưu trưởng, Phó Tư lệnh Quân khu 9, cùng bồi hồi nhận xét: “Thật khó nhận ra vùng đất tranh chấp vô cùng ác liệt “đạn chen đầu đạn, bom kề hố bom” ngày trước, nay đổi thay quá nhanh, quá nhiều”. (VŨ THỐNG NHẤT)
- Mảng sáng giao thông đất Chín Rồng: Giao thông là huyệt đạo của miền Tây. Phát triển hạ tầng giao thông chính là mệnh lệnh phát triển vùng. Thoát ra “vùng trũng” với nhiều khởi sắc, là mảng sáng đáng ghi nhận trong bức tranh phát triển vùng ĐBSCL từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.  (TS. TRẦN HỮU HIỆP)
Kỷ niệm 15 năm ĐTTC phát hành số đầu tiên
- Tiên phong phân tích các chủ đề nóng: ĐTTC là chuyên san kinh tế hiếm hoi trên thị trường báo chí. Tôi rất tâm đắc bản báo này bởi mỗi kỳ phát hành thường tập trung vào các chủ đề nóng của kinh tế nước nhà. Điều thú vị khi ĐTTC thường tiên phong đi sâu phân tích kịp thời, đa chiều với một loạt các phân tích cho mỗi số báo đầu tuần, về nhiều vấn đề kinh tế quan trọng như chính sách tài khóa tiền tệ, kinh tế vĩ mô, lạm phát, tài chính kỹ thuật số, thị trường tài chính, ngân hàng... (GS.TS TRẦN  NGỌC THƠ)
- Kỳ vọng  phát triển cùng Trung tâm tài chính quốc tế: 15 năm ra đời và phát triển cùng với thị trường chứng khoán Việt Nam, báo ĐTTC đã quy tụ nhiều cây bút phân tích, bình luận từ kinh tế - Tài chính trong và ngoài nước, doanh nghiệp - thị trường đến từ các chuyên gia, những nhà quan sát… cũng như chính các phóng viên của tòa soạn. Những bài phân tích bình luận rất đáng quan tâm ngay chính trong lĩnh vực của các chuyên gia đang nghiên cứu. Sự đa dạng cách tiếp cận của một vấn đề luôn là điều quan trọng của một tờ báo, của một định chế thông tin mà ĐTTC đã làm được. (TS. LÊ ĐẠT CHÍ, Đại học Kinh tế TPHCM)
- Tờ báo đáng đọc và không ngại chia sẻ: Tôi cảm thấy tự hào có duyên gắn bó, làm bạn đọc lẫn bạn viết nhiều năm với ĐTTC của ấn phẩm báo in, báo điện tử. Đây là tờ báo vừa là nguồn thông tin đáng tham khảo, mang tính học thuật cao và thực tiễn sinh động; vừa là diễn đàn có uy tín. Nhiều người là lãnh đạo địa phương, doanh nhân, nhà khoa học cũng có chung cảm nhận về một ấn phẩm báo chí đáng đọc và không ngại chia sẻ. (TS. TRẦN HỮU HIỆP)
- Tình đoàn kết, một lòng vì tờ báo: 15 năm trôi qua, ấn phẩm ĐTTC đã phát hành trên 1.370 số. Nhớ lại ngày ra số báo đầu tiên càng thấy rõ tình cảm thân thương những người làm báo ĐTTC đã dành cho nhau trong suốt 15 năm qua. Dù đã có nhiều thay đổi cả về nội dung, hình thức cũng như nhân sự của tờ báo; đã có người chuyển công tác khác, người nghỉ hưu và có người mới đến; và dù cũng trải qua thêm nhiều khó khăn, song ở ĐTTC vẫn luôn đầy ắp tiếng cười, tình đoàn kết, một lòng vì tờ báo, trung thành với tôn chỉ mục đích là “Bạn đồng hành, nhà tư vấn của giới đầu tư, kinh doanh”.  (Hoài Nam, Biên tập viên ĐTTC)
- 12 năm gắn bó với chữ duyên: Tôi với ĐTTC có lẽ cũng là nhân duyên đẹp khi đã đi cùng nhau được 12 năm và hẳn sẽ còn dài hơn. Ngày đến với tờ báo, tôi không phải là cô sinh viên mới ra trường mà đã từng làm ở hai cơ quan báo chí khác. Song trước những đòi hỏi cao của tờ báo kinh tế chuyên sâu, tôi đã phải học hỏi thêm rất nhiều, từ cách thức lấy thông tin, phân tích và hoàn thiện bài viết. (Thanh Dung, Phóng viên ĐTTC)
- Giúp tôi trưởng thành trong làng báo: Tôi bước chân đến nơi này khi đọc được mẩu tin thông báo về chương trình đào tạo phóng viên mới. Lúc đó, một sinh viên ngành báo chí mới ra trường “chân ướt, chân ráo” đã được tiếp nhận, hướng dẫn, hỗ trợ từ kiến thức làm báo đến kiến thức kinh tế để tự tin bước vào nghề. Đó cũng là bước đệm khiến tôi muốn gắn bó lâu dài với tờ báo này, dù những ngày đầu vẫn thường phải thức khuya để hoàn thành công việc và tìm hiểu thêm những kiến thức để không bị bỏ lại phía sau. (Yên Lam, Phóng viên ĐTTC)
- Nơi học hỏi nhiều kinh nghiệm: Dù chịu áp lực do công việc nhiều hơn, nhưng chúng tôi không có cảm giác “ngán”, vì ngoài sự động viên của người phụ trách, bản thân chúng tôi cũng vui vẻ chia sẻ công việc cho nhau khi cần. Cũng nhờ sự đồng lòng này báo điện tử ĐTTC dần trở thành một trong những kênh truyền thông được độc giả và các cơ quan ban ngành đánh giá cao về nội dung lẫn hình thức trình bày. Đây cũng là lý do tôi quyết định gắn bó lâu dài với ĐTTC. (Hải Hồ, Phóng viên ĐTTC)
- Nơi cảm xúc thăng hoa: Thấm thoắt đã 15 năm kể từ ngày tôi bước chân vào ĐTTC, khi tờ báo còn đang chộn rộn công tác chuẩn bị để ra mắt bạn đọc. Từ một cái tên không được ai biết đến, ĐTTC nay đã là một trong những thương hiệu uy tín của báo chí kinh tế-tài chính trong nước. Và chúng tôi, những con người của ĐTTC, cũng theo sự phát triển của tờ báo mà ngày càng trưởng thành hơn, cả về nghiệp vụ và nhận thức. (Cường Huỳnh,  Biên tập viên ĐTTC)
- 15 năm ấy biết bao ân tình...: Nghe nhắc ấn phẩm ĐTTC kỷ niệm 15 năm thành lập, tự dưng giật mình vì sự trôi chảy bất ngờ của thời gian. Nhanh thật, cứ ngỡ hôm nao, mà nay đã 15 năm. Khoảng thời gian 15 năm đủ một đứa trẻ lớn lên, càng thấy thấm thía bao nhiêu ân tình. (Lê Thiếu Nhơn)
- 15 năm đánh dấu bước trưởng thành: Câu chuyện “tình” của tôi với báo ĐTTC bắt đầu từ bài báo mang tựa đề “Quảng bá hình ảnh Việt Nam cho du khách”, viết về trải nghiệm trong chuyến công tác kết hợp thăm nhà hồi tháng 11-2007, tức khoảng 7 tháng sau khi báo chính thức ra số đầu tiên. Khi đó ĐTTC chưa có trang web riêng, nên ở Singapore muốn đọc bài báo đã đăng tôi phải vào trang của báo SGGP. Và có lẽ nhờ vậy tác phẩm đầu tay của tôi vẫn còn được lưu giữ trên trang có tên miền chính thức của báo SGGP. Thỉnh thoảng trong những lúc vui buồn tôi cũng mở ra xem lại để nhớ về một kỷ niệm đẹp, hay “khoe” với bạn bè thân hữu gần xa. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
- Phải ngay lập tức “hạ cánh mềm” thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) liên tục xuất hiện những luồng thông tin “nóng hổi”, nhưng rất tiếc việc xử lý theo cách “làm nguội” đáng kinh ngạc. Có vẻ như các cơ quan quản lý thị trường là Bộ Tài chính đang bị rối theo cách “chim sợ cành cong”. Các thông điệp phát ra từ cơ quan quản lý xuất hiện dày đặc các cụm từ “giám sát”, “thắt chặt”, siết các điều kiện phát hành, phải có tài sản đảm bảo, phải nhiều năm liên tục làm ăn có lãi, buộc phải xếp hạng tín nhiệm… Tất cả đều hướng đến “tội đồ” cho TP phát hành riêng lẻ. (GS.TS TRẦN NGỌC THƠ,  Đại học Kinh tế TPHCM)
- Trái phiếu doanh nghiệp: Luật hóa các chuẩn mực, trách nhiệm: Với tầm quan trọng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), không ai nói Chính phủ phải siết lại vì một số sự kiện cá biệt vừa qua. Bởi lẽ Việt Nam đang nói nhiều về một trung tâm tài chính quốc tế, nên siết chặt thị trường nợ này không phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế trong thời gian tới. (TS. LÊ ĐẠT CHÍ, Trường Đại học Kinh tế TPHCM)
- Xếp hạng tín nhiệm: Nên khuyến khích hay bắt buộc?: Trước thực trạng doanh nghiệp đẩy mạnh huy động trái phiếu (TP) nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư, cho thị trường, yêu cầu hoàn thiện giải pháp góp phần đưa thị trường TP doanh nghiệp (TPDN) phát triển lành mạnh, trở thành kênh huy động vốn hiệu quả ngày càng bức thiết. Trong số các giải pháp đó, xếp hạng tín nhiệm là một bài toán đang được đặt ra. (YÊN LAM)
- Nâng cao sức đề kháng nền kinh tế: Phát triển kinh tế đất nước không thể thiếu thị trường, thiếu tầng lớp doanh nghiệp (DN), trong đó giới doanh nhân đóng vai trò tiên phong quan trọng. Thị trường tạo ra động lực to lớn để tăng trưởng kinh tế, nhưng thị trường cần phải được thúc đẩy bằng “hai chân”: DN nước ngoài (FDI) và các DN trong nước (cả DN Nhà nước và DN tư nhân). Song, trước những biến động phức tạp của tình hình địa chính trị - kinh tế của thế giới hiện nay, sàng lọc và nâng cao sức đề kháng nội tại cho nền kinh tế trong nước sao cho đủ sức chống chọi và thích ứng với các tác động từ bên ngoài là nhiệm vụ cấp thiết. (PGS.TSKH VÕ ĐẠI LƯỢC, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu Kinh tế của Thủ tướng)
- Doanh nghiệp tư nhân: Muốn trưởng thành đừng quá dựa vào "quan hệ thân hữu": Trong quý I-2022, Việt Nam đón nhận một tin vui đối với kinh tế tư nhân (KTTN), khi Tạp chí Forbes công nhận năm 2021 Việt Nam có 7 tỷ phú đô la Mỹ. Có thể đây là niềm khích lệ cho giới dân doanh Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển. Song cùng thời gian này, hàng loạt các đại gia bị khởi tố với những cáo buộc sai phạm liên quan đến các lĩnh vực kinh doanh đất đai, trái phiếu, cho thấy bức tranh của KTTN và giới doanh nghiệp tư nhân (DNTN) với 2 thái cực khác nhau. (PHẠM CHI LAN, Chuyên gia kinh tế)
- Du lịch nội địa hứa hẹn bùng nổ: Sau 2 năm bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, ngành du lịch, đặc biệt là du lịch nội địa, đã có sự trở lại ngoạn mục, đánh dấu bằng dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa qua. Điều này đang mang lại hy vọng lớn cho toàn ngành trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và dự báo du lịch hè năm nay sẽ bùng nổ. (Đức Mạnh)
- Ngành du lịch đang hồi sinh: Việc Việt Nam chính thức mở cửa du lịch cùng với mong muốn được đi du lịch của rất nhiều du khách đang giúp ngành du lịch từng bước hồi sinh. Ngành du lịch cần có kế hoạch tổng thể về việc thu hút du khách quốc tế để tạo thế cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực. (TRẦN ĐOÀN THẾ DUY, Tổng giám đốc Công ty Du lịch Vietravel)
- Nghịch lý lợi nhuận nhà băng nội - ngoại: Các báo cáo tài chính năm 2021 được công bố, lợi nhuận của các NH ngoại tại Việt Nam lép vế so với các NH nội. Tuy nhiên, các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của nhóm NH ngoại lại là mơ ước của nhiều NH nội. NH nội có lợi nhuận khủng do chưa trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và nợ xấu chưa lộ diện, trong khi NH ngoại tăng trưởng âm lại có tỷ lệ nợ xấu rất thấp. (Cát Tường)
- Ai đang “phá” thị trường chứng khoán?: Liên tục những phiên giao dịch trong 2 tuần trở lại, hàng trăm cổ phiếu (CP) lao dốc cực mạnh, thậm chí là giảm hết biên độ có thể. Tình cảnh này khiến không ít nhà đầu tư mới bị sốc. Có đủ thứ lý do được nhiều nhà đầu tư trên các diễn đàn, hội nhóm chứng khoán đào bới, để tìm kiếm “kẻ” phải chịu trách nhiệm cho tình trạng này... (NGUYÊN HÀ)
- Tự bảo vệ mình trước: Thông tin các cá nhân làm giá chứng khoán bị bắt giam những ngày qua có thể gây một số hiệu ứng tâm lý, nhưng thực sự không bất ngờ vì những cổ phiếu (CP) đã bị làm giá quá lộ liễu. Đơn cử, các mã TGG (Louis Capital) hay BII (Louis Land) đã bị Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch HĐQT Louis Holding, thành viên HĐQT TGG thông đồng với CTCK Trí Việt làm giá, đã có những diễn biến bất thường từ lâu. (Long Phụng)
- “Cú sốc” sẽ hạ nhiệt: Tháng 4 được xem là “cú sốc” khá lớn trên thị trường chứng khoán (TTCK).  Tính từ đỉnh gần nhất ngày 4-4-2022 đến ngày 20-4-2022, chỉ số VN Index đã mất 144 điểm (-9,4%), xuống chỉ còn 1.384,72 điểm; trong đó VN Index chỉ có 1 phiên hồi phục duy nhất ngày 13-4-2022, còn lại đều là những phiên giảm điểm mạnh. Tâm lý hoang mang bao trùm thị trường khi áp lực bán mạnh luôn xuất hiện đột ngột khoảng sau 14 giờ hàng ngày với hàng trăm mã giảm sàn.  (TÂN AN)
- Đấu giá QSDĐ không sai, nhưng quy định trong luật có kẽ hở: Làm thế nào để khắc phục những vướng mắc trong việc đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ), cũng như khai thác tài nguyên đất hiệu quả nhất, là vấn đề được nhiều chuyên gia, nhà quản lý đưa ra tại Hội thảo “Đấu giá QSDĐ: Thực tiễn pháp lý và giải pháp” do Trường Đại học Kinh tế - Luật TPHCM, phối hợp cùng Viện Kinh tế xanh và báo Pháp luật TPHCM tổ chức vừa qua. (Đỗ Trà Giang)
- Thị trường ca cao thiếu hụt nguồn cung: Ca cao là nguyên liệu chính để sản xuất sô cô la. Bên cạnh đó, hạt ca cao còn được biết đến với nhiều chất dinh dưỡng và các công dụng ích lợi cho sức khỏe. Nó bắt đầu được sử dụng ở châu Âu vào thế kỷ 16 và sau đó được xem như loại thuốc với khả năng tăng cường sức khỏe. (Phạm Tuấn)
- An tâm chăm sóc gia đình (Nhã Trúc)
- Cẩn trọng điều trị bệnh lý tai mũi họng (TS.BS Lý Xuân Quang, Trưởng khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)
- Mang niềm vui đến hàng ngàn cặp vợ chồng hiếm muộn (Quốc An)
- Điện ảnh Việt khao khát phục dựng lịch sử: Điện ảnh Việt hiện có 3 bộ phim lịch sử được công chúng chờ đợi là “Trưng Vương”, “Quỳnh hoa nhất dạ” và “Huyết rồng”. Thế nhưng, thể loại phim lịch sử dường như vẫn còn gặp nhiều loay hoay trong giới nghệ thuật thứ bảy nước nhà. (Tuy Hòa)
- Sông Nho Quế, hiền hòa nhưng hùng vĩ: Với nhiều người, thường phải 2-3 lần đi mới khám phá được nhiều địa điểm ở Hà Giang. Nên sau mỗi lần chia xa, lại cảm thấy thèm thấy nhớ. Người ta chia sẻ trên facebook: “Cảnh sắc Hà Giang gây nghiện, gây thương nhớ!”, “4 mùa Hà Giang, em là để yêu”... (VĂN PHÚC -  Ảnh: QUANG PHÚC)
- Hương sắc hoa anh đào: Hoa anh đào, loài hoa “quốc hồn, quốc túy” của Nhật Bản đang vào mùa nở rộ. Khoảng thời gian này, khắp nơi trên đảo quốc mặt trời mọc đều có sự hiện diện của hoa anh đào, loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm và chiếm một vị trí quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. (NGUYỄN VĂN CÔNG)
- Nhật Bản với nỗi lo mất giá đồng yen: Giữa lúc các nền kinh tế phát triển đang canh cánh nỗi lo lạm phát, điển hình là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã điều chỉnh tăng lãi suất và dự kiến còn 6 lần nâng lãi suất trong năm nay, thì tình hình ở Nhật Bản lại hoàn toàn khác. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vẫn tiếp tục chính sách tiền tệ “siêu lỏng” để hỗ trợ đà phục hồi kinh tế, và điều này có thể khiến đồng yen rơi vào vòng xoáy mất giá. (Lê Dương Anh Tuấn Trường Kinh doanh, Đại học UEH)
- Mua nợ từ: Nga Liều ăn nhiều?: Các ngân hàng Mỹ đã rời khỏi Nga, nhưng điều đó không có nghĩa họ đã chấm dứt việc kiếm tiền ở xứ bạch dương. Đó là họ đứng ra làm trung gian bán bớt nợ của Nga liên quan đến các lệnh trừng phạt. Có ý kiến cho rằng đây là cơ hội cho một loại hình chênh lệch giá mới, là cơ hội hiếm có để kiếm tiền, dù biết rủi ro vẫn có. (Vĩnh Cẩm)
- Brian Moynihan: Người xoay chuyển BoA từ bờ vực: Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã đẩy nhiều ngân hàng lớn đứng bên bờ vực phá sản, thậm chí sụp đổ. Tuy không nằm trong số này, nhưng Bank of America (BoA) cũng bị sa sút vì vướng vào nhiều vụ kiện tụng, điều tra liên quan đến các khoản thế chấp và tiết lộ tài chính. Song có một người đã lặng lẽ xoay chuyển, “hô biến” BoA thành “Ngân hàng tốt nhất thế giới": CEO Brian Thomas Moynihan. (Việt Huỳnh)
- Thành tỷ phú nhờ bán thú nhồi đậu: Với những con thú nhồi đậu thay vì nhồi bông như thông thường, một nhà sản xuất đồ chơi đã từ chỗ tay trắng trở thành tỷ phú giàu thứ 44 trên thế giới chỉ trong 10 năm. Bí quyết của ông ở đâu? (Kiều Tiên)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác