Đón đọc ĐTTC bộ mới số 102 phát hành thứ hai ngày 26-4-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 102 phát hành ngày 26-4-2021 với nhiều chuyên mục:
- Bitcoin trước áp lực lao dốc: Giá đồng tiền ảo Bitcoin trên CoinDesk đã lập đỉnh kỷ lục vào ngày 14-4, vượt ngưỡng 63.000USD/BTC, theo đó đã có kỳ vọng đồng tiền này sẽ bứt phá lên mức 100.000USD/BTC vào cuối năm nay. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi lên đỉnh điểm, đồng Bitcoin đã lao dốc không phanh.

- Kỷ niệm 46 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2021)

- Con đường tiền tệ chi viện cho chiến trường miền Nam: Ngày 30-4, cả nước kỷ niệm 46 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong thắng lợi đó, có câu chuyện tuyệt mật và chỉ được giải mật sau 34 năm thống nhất đất nước mang tên “con đường tiền tệ”. Theo đó, vai trò của việc chi viện, cung ứng tiền cho mặt trận phía Nam trong kháng chiến chống Mỹ kéo dài từ năm 1965 đến 1975 là giai đoạn đặc biệt trong lịch sử. (Hà My)

- Tuổi trẻ ngày nay, hào hùng của dân tộc: 46 năm đã trôi qua kể từ khi đất nước hoàn toàn thống nhất (30-4-1975 – 30-4-2021), đất nước ta ngày càng phát triển, đạt được những bước tiến dài trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập sâu rộng quốc tế. ĐTTC ghi nhận những cảm nhận và suy nghĩ của lớp người trẻ sinh sau 1975 về sự kiện lịch sử trọng đại này và trách nhiệm của mình đối với sự phát triển của đất nước. (Nhóm phóng viên)

- Kế thừa và tiếp nối di sản kiến trúc: Sài Gòn - TPHCM hình thành và phát triển hơn 300 năm. Để làm nên diện mạo như ngày hôm nay, lịch sử kiến trúc và xây dựng TP đã trải qua 4 giai đoạn: tiền lập thị từ khởi thủy mở cõi đến 1858, Pháp thuộc 1862-1954, 1954-1975 và từ 1975 đến nay. Trong đó, giai đoạn 1954-1975 có nhiều công trình mà kiến trúc của nó cần được kế thừa và tiếp nối. (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa)

- Lấp lánh vẻ đẹp thanh niên xung phong: Nhân dịp 45 năm thành lập lực lượng Thanh niên Xung phong (TNXP) TPHCM (28-3-1976 – 28-3-2021), ấn phẩm “Một thời chân đất” đã được thực hiện, nhằm gây quỹ giúp đỡ những cựu TNXP đang gặp hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh ý nghĩa nhân văn ấy, “Một thời chân đất” còn chứng minh sự hiện diện của một thế hệ tuổi trẻ biết đem thanh xuân và tài hoa dâng hiến cho cộng đồng. (Tuy Hòa)

- Mưa ngâu (Truyện ngắn Trần Thế Tuyển)

- Biến đổi khí hậu, định hình lại kinh tế toàn cầu: Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden khai mạc Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến 2 ngày về khí hậu với sự tham gia của lãnh đạo 40 quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế, cá nhân có ảnh hưởng lớn nhận định đây là tín hiệu “thay đổi cuộc chơi”, và kinh tế toàn cầu sẽ định hình lại. (TS. Võ Đình Trí, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)

- Ổn định thị trường tài chính: Phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế: 2020 là một năm đặc biệt, có lẽ là chưa từng có trong lịch sử thế giới với sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19. Hiện tượng “tiền rẻ” cộng với kỳ vọng về sự mở cửa trở lại của các nền kinh tế khi vaccine bắt đầu được tiêm rộng rãi, đã khiến cho làn sóng đầu tư và cơ cấu lại danh mục trở nên mạnh mẽ hơn. Theo đó, các nhà đầu tư đã có những sự chuyển hướng khỏi các thị trường phát triển, và tìm kiếm những cơ hội đầu tư với lợi tức cao hơn ở các thị trường cận biên và mới nổi, thể hiện ở sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán và dòng vốn đầu tư nước ngoài ồ ạt vào các quốc gia này. Đây chính là trong “nguy” có “cơ” khi Việt Nam là một trong những điểm sáng cả về phát triển kinh tế và kiểm soát dịch bệnh trên toàn cầu với một nền kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, hứa hẹn sẽ là một điểm đến đầu tư hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. (TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ; TS. Chu Khánh Lân, ThS. Đào Minh Thắng)

- Vấn đề đặc khu kinh tế và trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam (P2): Luật đặc khu thế hệ mới và trung tâm tài chính quốc tế: Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư, cho biết hiện giờ là thời cơ vàng nghìn năm để Việt Nam thành lập trung tâm tài chính quốc tế; TPHCM hay Đà Nẵng cần sớm lập đề án báo cáo Chính phủ, Bộ Chính trị. Xem ra quyết tâm hình thành trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam sắp thành hiện thực với phát biểu của ông Nguyễn Chí Dũng. Vấn đề là điểm xuất phát nên bắt đầu từ đâu? (GS.TS Trần Ngọc Thơ, ĐH Kinh tế TPHCM, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia)

- Hệ thống tài chính toàn cầu đang thay đổi (P2): Thách thức hệ thống tài chính Việt Nam: Hệ thống tài chính toàn cầu đã, đang và sẽ chịu tác động không nhỏ bởi diễn biến phức tạp khó lường của dịch Covid-19, kéo theo nguy cơ bất ổn tài chính toàn cầu đang hiện hữu. Mặc dù nguy cơ bong bóng tài chính và chứng khoán toàn cầu khó xảy ra, song không thể loại trừ nguy cơ sụt giảm, đảo chiều mạnh trước khi thực sự hồi phục bền vững. Thực tế, các dấu hiệu rủi ro chính đối với hệ thống tài chính toàn cầu mặc dù đã được nhận diện và cảnh báo song vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng, bùng phát, thậm chí kéo dài 2-3 năm tới (giai đoạn 2021-2023, đáng lo ngại là dạng nguy cơ “Tê giác xám”) . Và Việt Nam cũng không ngoại lệ. (TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV)

- Chen chân vào chuỗi cung ứng: Thiếu cả điều kiện cần và đủ: Xu hướng dịch chuyển của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các “đại bàng” công nghệ đến đầu tư tại Việt Nam đang ngày càng rõ nét. Điều này có tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (DN CNHT) Việt hay không? Câu trả lời là có, nhưng để nắm bắt được cần có điều kiện cần (nỗ lực DN) và điều kiện đủ (chính sách của Nhà nước). Và xem ra vẫn còn quá xa vời với DN. (Thanh Lâm)

- Hạ tầng giao thông, đòn bẩy phát triển TPHCM: Hạ tầng giao thông của TPHCM đang ở trong tình trạng quá tải, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của một TP được xem là đầu tàu kinh tế cả nước. Tuy nhiên, thời gian gần đây chính quyền TP đã nỗ lực khắc phục điểm nghẽn này. (Đỗ Trà Giang)

- Kiến tạo đô thị ven sông Đồng Nai: Sông Đồng Nai có chiều dài 586km,  là con sông nội địa dài nhất Việt Nam qua địa phận các tỉnh Đông Nam bộ, Tây nguyên. Con sông này chảy qua tỉnh Đồng Nai dài nhất và cũng chính là một phần không thể thiếu trong lịch sử hình thành và phát triển của mảnh đất Trấn Biên (Đồng Nai ngày nay).  Hiện nay việc quy hoạch, phát triển các đô thị ven sông với những công trình mang tính điểm nhấn về cây xanh, kiến trúc, cảnh quan đô thị, đồng thời cũng tạo ra  cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển hài hòa, bền vững tài nguyên sông nước đang được tỉnh nhà quan tâm. (Quang Phú)

- Gỡ điểm nghẽn giao thông kết nối vùng qua Tây Ninh: Nằm trong khu vực Đông Nam bộ và thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vài năm gần đây, kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đã đạt được nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, do hệ thống giao thông kết nối còn yếu, thiếu, bị quá tải, tỉnh Tây Ninh vẫn chưa phát huy được vai trò cửa ngõ giao thương quốc tế qua trục Xuyên Á, kết nối với khu vực ASEAN thông qua các cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát. Đây cũng chính là thách thức lớn hiện nay của cả Đông Nam bộ. (Văn Phong)

- Bà Rịa bình yên:  Bỏ lại sau lưng sự ồn ào, náo nhiệt của TPHCM, một ngày cuối tháng 4, chúng tôi về lại Bà Rịa - TP trẻ đang trên quá trình đô thị hóa, để tận hưởng những khoảng không gian xanh của cây cối, của rừng ngập mặn, trong sự yên bình của đời sống phố thị nơi đây. Và sau vài ngày lưu lại, chúng tôi đã khám phá ra nhiều điều lý thú. (Văn Phong)

- Tiềm năng bất động sản: Đông Nam bộ (ĐNB) là vùng địa lý kinh tế có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh nhất cả nước. Địa hình bán bình nguyên với những khoảng đất bằng xen lẫn đồi núi thấp phù hợp với nông nghiệp trồng cây lâu năm và phát triển công nghiệp, dịch vụ. (GS. Đặng Hùng Võ)

- Liên kết, phát triển du lịch nghỉ dưỡng: Được thiên nhiên ưu đãi nhiều lợi thế để phát triển du lịch, những năm gần đây ngành công nghiệp không khói miền Đông Nam bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, để ngành du lịch đi xa hơn nữa cần có nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng, trong đó du lịch nghỉ dưỡng đang được các tỉnh thành trong khu vực chú trọng hướng đến. (Phú Ngân)

- Vốn vào bất động sản có được kiểm soát?: Ngay sau khi nhậm chức, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với cơ quan cấp bộ đầu tiên là NHNN. Trong buổi làm việc, Thủ tướng đã nhắc đến vấn đề phải kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro, trong đó có bất động sản (BĐS). Như vậy, tình hình vốn vào BĐS hiện nay như thế nào, có được kiểm soát hay không là vấn đề đang được quan tâm. (Thiên Minh)

- Cổ phiếu ngược sóng: Dù VN Index liên tục thiết lập các mốc điểm lịch sử nhưng trên thị trường vẫn có rất nhiều mã đi ngược xu hướng này. Thậm chí, ngay cả CP của những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cũng bị kéo xuống trong sự bất lực của NĐT cá nhân.  (Kim Giang)

- Thị trường vào “vùng trũng thông tin”: Hàng loạt doanh nghiệp công bố lợi nhuận khủng tuần qua nhưng CP bắt đầu giảm giá, phát đi tín hiệu cảnh báo về mùa kết quả kinh doanh sắp kết thúc. TTCK chuẩn bị đối diện giai đoạn khó khăn, khi vùng trũng thông tin tháng 5 đang tới gần. (Nguyên Hà)

- HoREA: Dùng công cụ thuế để trị sốt đất!: Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa gửi kiến nghị lên Thủ tướng, chỉ ra nguyên nhân sốt đất khắp nơi từ đầu năm 2021, đồng thời kiến nghị đánh một loạt thuế, siết tín dụng bất động sản (BĐS), với khẳng định sẽ trị được sốt đất.   (Hạ Linh)

- Ưu đãi trải nghiệm sôi động tại Khách sạn Rex Sài Gòn (Phương Hằng)

- Thư giãn sân vườn mùa mưa (Nhã Trúc)

- Giấc mơ sen Huế: Ngoài thưởng lãm hương sắc hoa sen khi vào mùa, qua những sản phẩm đặc trưng của sen Huế được lồng ghép cùng câu chuyện kể, du khách còn có cơ hội khám phá tầng sâu văn hóa vùng đất này qua giá trị về ẩm thực, văn hóa, lịch sử… Đó là kết quả của dự án Mộc Truly Hue’s do Phạm Thị Diệu Huyền (phường Thuận Thành, TP Huế) ấp ủ. (Văn Thắng)

- Đại học Trà Vinh 20 năm phát triển (H. Lợi - Đ. Khởi)

- Siêu quần thể  nghỉ dưỡng Phú Quốc United Center (Đức Hoàng)

- CEO Li Jianquan: Tỷ phú thời Covid-19: Theo Forbes, năm đại dịch Covid-19 toàn cầu qua đã khiến các thị trường sụp đổ, hàng loạt nền kinh tế bị kéo vào suy thoái, hàng trăm tỷ phú rời danh sách. Tuy nhiên, vẫn có những doanh nhân trong lĩnh vực sản xuất vaccine, đồ bảo hộ và thiết bị y tế gia tăng tài sản nhanh chóng. Ước tính có hơn 40 người giàu lên nhờ tham gia cuộc chiến chống Covid-19. Trong đó, tỷ phú thời Covid-19 gây ấn tượng nhất là Li Jianquan, Chủ tịch Công ty Winner Medical, một công ty sản xuất khẩu trang thiết bị y tế dùng một lần tại Trung Quốc với khối tài sản ước tính khoảng 6,8 tỷ USD. (Hoàng Thủy Vân)

- Giải mã “khủng hoảng Credit Suisse”: Ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ Credit Suisse đã bị rung chuyển bởi những khoản lỗ giao dịch lớn nhất hơn 1 thập niên khi đầu tư vào 2 quỹ: Quỹ Archegos, lên tới 4,7 tỷ USD và 10 tỷ USD quỹ tài chính liên kết với Quỹ Greensill. Vì đâu đại gia ngân hàng nổi tiếng toàn cầu này lại liên tiếp gánh chịu những thất bại như vậy? (Vĩnh Cẩm)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác