Đón đọc ĐTTC bộ mới số 103 phát hành thứ hai ngày 3-5-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 103 phát hành ngày 3-5-2021 với nhiều chuyên mục:
- Nhận diện và phòng thủ tội phạm tài chính: Tại hội thảo “Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam”, ông Thomas Hung Tran, chuyên gia Phòng chống Gian lận và Tội phạm tài chính, Anh quốc, cho biết nguồn vốn của tội phạm rửa tiền được luân chuyển trong xã hội và làm sạch rồi lấy ra dưới vỏ bọc nhà đầu tư ở các nền kinh tế đang phát triển. Việt Nam đang phát triển kinh tế tư nhân nên có rất nhiều dạng núp bóng hoạt động này. 
- Ván cờ các nước lớn từ biến đổi khí hậu: Với việc Tổng thống Mỹ Joe Biden kích hoạt lại những ưu tiên cho vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH), bàn cờ kinh tế và địa chính trị giữa các nước lớn những năm tới sẽ có nhiều thay đổi mang tính chất nền tảng. Khi Mỹ và châu Âu cùng hòa nhịp trong dàn hợp xướng BĐKH, Nga, Trung Quốc và các nước Trung Đông cũng sẽ có những toan tính của mình. Các nền kinh tế nhỏ, mới nổi như Việt Nam sẽ phải chuẩn bị như thế nào? (TS. Võ Đình Trí,  Trường Đại học Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM: Cần sự đồng thuận của Bộ Tài chính và NHNN: Hiện nay, ngoài TPHCM mong muốn trở thành trung tâm tài chính (TTTC) khu vực và quốc tế, Đà Nẵng, Vân Đồn cũng hướng đến mục tiêu trở thành TTTC tầm cỡ khu vực. Vậy TTTC của Việt Nam đặt ở đâu sẽ hợp lý? Và phải làm gì để ấp ủ trở thành TTTC quốc tế của TPHCM suốt 20 năm qua thành hiện thực? Câu trả lời được các chuyên gia chia sẻ tại hội thảo “Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam”, do Trường Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) và Báo SGGP-Đầu tư Tài chính phối hợp tổ chức cuối tháng 4. (Yên Lam)
- Trung tâm tài chính- Nhìn từ Hồng Kông và Singapore: Trong trung và dài hạn, định hướng mục tiêu phát triển TPHCM thành TTTC tầm cỡ khu vực, có quy mô tập trung lớn, cung cấp dịch vụ tài chính cho các nước lân cận như Lào, Campuchia, Myanmar, hướng đến gia nhập mạng lưới TTTC tầm cỡ khu vực là hoàn toàn hợp lý.  Từ đây cung cấp dịch vụ tài chính cho các quốc gia ngoài khu vực ASEAN. Do vậy, Việt Nam cần học kinh nghiệm để tận dụng cơ hội từ 2 TTTC lớn mạnh như Singapore và Hồng Kông.  (Th.S Mai Thị Phương Thảo, Đại học Kinh tế-Luật)
- Ngân hàng Việt xếp hạng rủi ro cao: Hơn 40 năm qua, ngành NH luôn chủ động tham gia quá trình hội nhập hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, đến nay hệ thống NH Việt Nam chưa bắt kịp sự chuyển động nhanh chóng của hệ thống tài chính thế giới. Phần lớn NH Việt Nam được NH lớn trên thế giới xếp hạng rủi ro cao nhất, liên quan đến rửa tiền. Họ cho rằng NH Việt Nam chưa áp dụng các cơ chế về phát hiện, kiểm tra và xử lý các giao dịch rửa tiền một cách triệt để. Việt Nam đã có Luật Phòng chống rửa tiền nhưng việc thi hành không nghiêm minh. Thực trạng này khiến nhiều NH lớn trên thế giới từ chối mở tài khoản vãng lai cho NH Việt Nam. (TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH)
- Việt Nam trong xu thế công nghệ tài chính: Tại hội thảo “Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam”, vấn đề công nghệ tài chính và tương lai hệ thống tiền tệ toàn cầu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm. Trong đó nội dung về lựa chọn hướng đi phù hợp cho hình thức cho vay ngang hàng (P2P), hay đồng tiền kỹ thuật số (KTS) của ngân hàng trung ương (NHTW) đã được trao đổi rất nhiều. (Thanh Lâm)
- Kích thích kinh tế, gia tăng vận tốc dòng tiền: Để hỗ trợ nền kinh tế chống chọi lại đại dịch Covid-19, một lượng lớn tiền đã được Chính phủ đổ vào lưu thông. Tuy nhiên, tiền đã có dấu hiệu bị nghẽn lại trong hệ thống tài chính, trong khi lại được đổ vào các kênh đầu tư cổ phiếu, bất động sản hơn là đi vào sản xuất. Thực trạng này đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt hơn nhằm đưa dòng tiền đi vào khu vực sản xuất. Thúc đẩy vòng quay của tiền, khơi thông tín dụng và tăng tốc chuyển đổi số là đòi hỏi cấp thiết để gia tăng sản lượng, kích thích tăng trưởng kinh tế hậu Covid-19. (Quách Doanh Nghiệp Trường Đại học Kinh tế TPHCM)
- Việt Nam cần kịch bản cho thương mại tương lai: Đại dịch khiến thế giới nhận ra những hạn chế từ chuỗi cung ứng hiện tại, hệ lụy có thể dẫn đến khả năng đổ vỡ hệ thống nếu phụ thuộc quá mức vào một mắt xích. Đại dịch cũng là thời khắc giải tỏa áp lực cho thương mại Việt Nam, khi việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu là quy luật tất yếu. Cục diện sẽ thay đổi cho quốc gia nào có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, kiểm soát tốt đại dịch và ổn định kinh tế vĩ mô, có lẽ là chiến lược marketing tốt nhất vào lúc này. (ThS. Tô Công Nguyên Bảo, Đại học Kinh tế TPHCM) 
- Thao túng tiền tệ - Không chỉ thương mại và tiền tệ: Ngày 16-12-2020, Bộ Tài chính Mỹ đã chính thức gỡ nhãn “thao túng tiền tệ” đối với Việt Nam và Thụy Sĩ  theo đạo luật Cạnh tranh và thương mại quốc tế Omnibus năm 1988. Tuy nhiên, theo GS. Eswar Prasad, Cornell University, trong báo cáo lần này có phân tích thấu đáo và ít chính trị lộ liễu hơn các báo cáo trước đây của chính quyền Trump. Song Việt Nam còn rất nhiều điều phải làm, bởi không chỉ liên quan đến thương mại và tiền tệ mới tránh rủi ro bị dán nhãn thao túng tiền tệ trong tương lai. (GS.TS Trần Ngọc Thơ, Đại  học Kinh tế TPHCM, TS. Hồ Quốc Tuấn, Đại học Bristol, Anh)
- Lạm phát khó tăng mạnh, lãi suất khó tăng theo: Cuối tuần qua, lãi suất tiền tệ liên ngân hàng đột nhiên nhảy dựng đứng ở kỳ hạn qua đêm. Đó có thể chỉ là một nhu cầu món vay bất ngờ ở một thời điểm. Tuy nhiên đây vẫn là một thông điệp nhắc nhở rằng xu hướng lãi suất có thể tăng trong thời gian tới, và thị trường chứng khoán (TTCK) đang duy trì xu hướng tăng mạnh mẽ dựa trên giả định rằng sự yên ả hiện tại của lạm phát và lãi suất còn kéo dài. (Nguyên Hà)
- Tận dụng khởi sắc TTCK: Nhiều doanh nghiệp lỗ cũng phát hành cổ phiếu?: Sự khởi sắc của TTCK đang là động lực cho các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) mạnh tay phát hành CP tăng vốn. Tuy nhiên, hiện tượng DNNY đua nhau phát hành CP đã khiến thị trường đối mặt nhiều rủi ro. Kế hoạch phát hành của DNNY không chỉ gây áp lực lên lực cầu trên TTCK, thúc đẩy thị trường phân hóa mạnh mẽ hơn, còn là áp lực lên hệ thống giao dịch đang quá tải của HoSE. (Kim Giang)
- Hoàn nguyên bãi biển nhìn từ Hội An: Đầu năm 2020 chính quyền TP Hội An đã lập lại trật tự ở bãi biển An Bàng, khi xóa bỏ tất cả nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, biệt thự điểm vui chơi giải trí chiếm cứ bất hợp pháp trên bãi biển và trả về hiện trạng ban đầu. Đây là nỗ lực thành công đầu tiên giành lại trọn vẹn một khúc biển ở Việt Nam để hướng tới phát triển đa mục tiêu. (Hòa Minh)
- Apple hâm nóng đường đua (Nhã Trúc)
- Màu xanh quân đội cho mùa hè (Tùng An)
- Liệu pháp nội tiết điều trị ung thư vú (TS.BS Nguyễn Hữu Phúc, Trưởng khoa tuyến vú, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)
- Trăn trở Long Khánh: TP Long Khánh đón chúng tôi bằng cơn mưa đầu mùa vào buổi trưa làm không khí nắng nóng của miền Đông Nam bộ trở nên dễ chịu hơn rất nhiều. Cảnh vật đã có quá nhiều thay đổi làm người ta không còn nhận ra nơi đây 46 năm trước từng là chiến trường ác liệt, khi Quân Giải phóng đập tan phòng tuyến Xuân Lộc, mở toang cánh cửa cho đại quân tiến về giải phóng Sài Gòn. Những thanh âm nhộn nhịp đầy sức sống của một TP trẻ (thành lập ngày 10-4-2019 theo Nghị quyết 673 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14) khiến những ai trở lại Long Khánh không khỏi ngỡ ngàng. (Văn Phong)
- Đỉnh Tà Xùa quyến rũ muôn sắc hoa: Chinh phục đỉnh núi Tà Xùa (2.865m) nằm ở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái hiện là một cung trekking (du lịch dã ngoại) leo núi hấp dẫn bậc nhất ở Tây Bắc. Những ngày cuối tháng 4 đến với cánh rừng ở Trạm Tấu, du khách không khỏi ngỡ ngàng, và mê đắm khi lạc vào những miền hoa đẹp kỳ diệu. (Văn Hải- Phong Sơn)
- Bùng nổ “công nghiệp” bắt cóc ở Nigeria: Thất nghiệp tràn lan, lực lượng an ninh yếu kém và khả năng tiếp cận súng dễ dàng đã tạo ra “cơn bão hoàn hảo” với số vụ bắt cóc kỷ lục ở Nigeria thời gian gần đây. Dân số bùng nổ, thất nghiệp tràn lan, lực lượng an ninh vừa thiếu vừa yếu, đã khiến nạn bắt cóc tống tiền trở thành "ngành công nghiệp" hấp dẫn của Nigeria. (Vĩnh Cẩm)
- CEO Sergio Marchionne:  Huyền thoại ngành ô tô: Tháng 7-2018, Sergio Marchionne, cựu CEO của Fiat Chrysler Automobiles (FCA) và Ferrari, đã qua đời ở tuổi 66 chỉ vài ngày sau khi từ chức do những biến chứng sau ca phẫu thuật vai tại Thụy Sĩ. Ông đã bàn giao FCA cho Mike Manley, người đứng đầu 2 thương hiệu Jeep và Ram. Đến nay, Fiat-Chrysler cùng 2 hãng GM, Ford được coi là “Big Three” trong ngành công nghiệp ô tô Mỹ. Và Sergio Marchionne được xem là một trong những CEO xuất sắc và thành công nhất sau huyền thoại Henry Ford. (Đức Giang)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác