Đón đọc ĐTTC bộ mới số 104 phát hành thứ hai ngày 10-5-2021

(ĐTTCO)- Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 104 phát hành ngày 10-5-2021 với nhiều chuyên mục:
- Bài học bảo vệ thương hiệu Việt: Từ khi bắt đầu tiến trình đổi mới, nhất là mấy năm gần đây nhảy vọt về hội nhập, nước ta đã ráo riết xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm Việt. Nhiều sản phẩm đã thành danh, góp phần tôn vinh vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Song vẫn cảm thấy xót xa vì số phận của thương hiệu Việt còn long đong. (Nguyễn Duy Nghĩa)
- “Sóng thần” Covid nhấn chìm kinh tế Ấn Độ: Cùng với Việt Nam và Indonesia, Ấn Độ được xem là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh thương chiến Mỹ-Trung chưa có dấu hiệu chấm dứt. Tuy nhiên, sự bùng phát dữ dội của làn sóng Covid-19 lần 2 ở quốc gia Nam Á này đang đe dọa vị thế tiềm năng đó. (Văn Cường)
- Ấn Độ: “Mắt xích” kinh tế toàn cầu: Những hình ảnh bị vỡ trận của hệ thống y tế cho thấy mặc dù là một nền kinh tế lớn, nhưng cấu trúc kinh tế và xã hội của Ấn Độ đang có nhiều điểm mong manh. Các định chế tài chính và nhà đầu tư quốc tế đang đánh giá lại khả năng phục hồi và tăng trưởng của Ấn Độ, vì khó khăn của Ấn Độ cũng là cơ hội cho các nền kinh tế khác. (TS. Võ Đình Trí, Đại học Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Covid-19 bùng phát ở Ấn Độ: Chưa tác động đến doanh nghiệp Việt: Các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu Việt Nam có chịu ảnh hưởng lớn khi dịch Covid-19 bùng phát ở Ấn Độ đang nhận được nhiều sự quan tâm. Dù vậy, phần đông DN cho biết vẫn chưa có tác động quá lớn và đang theo dõi tình hình sát sao.  (Thanh Lâm)
- Ấn Độ vẫn quan trọng Việt Nam trong ASEAN: Gần đây Ấn Độ đang xem xét điều chỉnh lại các điều khoản thỏa thuận trong hiệp định thương mại tự do (FTA) với ASEAN, với lý do bất đối xứng và không có lợi cho họ. Dẫu vậy, Ấn Độ cũng để ngỏ khả năng hợp tác thương mại với Việt Nam theo khuôn khổ song phương bình đẳng hơn. Điều này là cơ hội và cũng là trở lực cho xuất khẩu Việt Nam khi tiếp cận thị trường rộng lớn hơn 1,3 tỷ dân này. (Lưu Thủy)
- Vì sao các chuỗi thương hiệu đến rồi đi?: Việt Nam luôn được đánh giá là thị trường hấp dẫn cho ngành bán lẻ, trong đó có mảng thức ăn nhanh và thức uống. Vì vậy từ rất sớm nhiều ông lớn trong ngành thức ăn nhanh và các chuỗi cà phê có tiếng đã xuất hiện ở Việt Nam. Thế nhưng tới nay việc nhiều thương hiệu rút lui, thua lỗ hoặc phát triển chậm hơn so với kế hoạch ban đầu đã không còn xa lạ.  (Thanh Lâm)
- Lotteria có rút khỏi Việt Nam do thua lỗ?: Thông tin Lotteria Việt Nam có thể rút khỏi thị trường Việt Nam đang thu hút nhiều sự quan tâm. Dù doanh nghiệp (DN) đã lên tiếng phủ nhận nhưng sự việc này khiến nhiều người đặt lại vấn đề thị trường Việt Nam có thực sự hấp dẫn các ông lớn ngành thức ăn nhanh? Và vì sao đã vào thị trường rất lâu nhưng nhiều ông lớn vẫn thua lỗ. Khi một thương hiệu toàn cầu muốn rút khỏi thị trường sẽ có nhiều nguyên nhân như do thay đổi chiến lược (khi thay đổi chiến lược không nhất thiết lỗ mới rút, nhiều khi có lợi nhuận vẫn rút). Còn ở góc nhìn của người ngoài cuộc, tạm giả định họ chưa thành công nên rút đi (tức chưa có lời, còn thực tế lời hay lỗ là câu chuyện khác, vì trong lời lỗ của các tập đoàn đa quốc gia đôi khi còn có yếu tố chuyển giá…). (Phạm Việt Anh, chuyên gia chiến lược và tăng trưởng DN)
- Thức ăn nhanh phương Tây không nhanh bằng Việt Nam: Theo giới chuyên gia, thức ăn nhanh (fast food) là một trong những ngành đầy hứa hẹn trên toàn thế giới. Burger King có hơn 16.000 địa điểm tại hơn 100 quốc gia. McDonald’s có 36.000. Tuy nhiên, câu chuyện ở Việt Nam lại khác. Năm 2014, McDonald mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam, có 17 cửa hàng tại đất nước 90 triệu dân này. Năm 2011, Burger King tiếp nối và hiện chỉ có tổng cộng 13 cửa hàng. Đây là những con số khác xa mong đợi của các doanh nghiệp. (Vinh Trang)
- Căn bệnh thành tích và phô trương: Để đạt được thành tích nhằm khoe về năng suất lao động, có thể liên tục tăng giá điện, nước? Trớ trêu đây là 2 nhóm ngành gần như độc quyền và luôn kêu lỗ. Trong khi đó, 2 nhóm ngành tài chính ngân hàng, bảo hiểm và hoạt động kinh doanh bất động sản cũng có năng suất lao động cao hơn năng suất lao động chung của nền kinh tế, nhưng có xu hướng giảm dần. (Bùi Trinh)
- Tuyến đường Mỹ Phước Tân Vạn: Kết nối Đông Nam bộ: Tuyến đường Mỹ Phước Tân Vạn (MPTV) được hình thành từ chủ trương xây dựng trục giao thông đối ngoại huyết mạch của tỉnh Bình Dương, chạy dọc theo hướng Bắc - Nam, kết nối các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn và chia lửa cho tuyến Quốc lộ 13 vốn đã quá tải trầm trọng. Tuyến đường MPTV được kỳ vọng là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương phát triển nhanh và bền vững hơn. (Văn Phong - Xuân Trung)
- Phát hành trái phiếu quốc tế: Không dễ có vốn rẻ!: Phát hành trái phiếu quốc tế (TPQT) là kênh huy động vốn được nhiều ngân hàng (NH) hướng tới trong vài năm trở lại đây. Hoạt động này được đánh giá là nên được khuyến khích để đa dạng kênh huy động vốn, song bên cạnh đó cũng có một số rủi ro mà các nhà phát hành tính đến. (Yên Lam)
- Cẩn trọng thủ thuật báo lãi đột biến: Dù vẫn đang gặp khó khăn do những tác động tiêu cực từ Covid-19 nhưng các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) vẫn đua nhau báo lãi lớn trong mùa công bố báo cáo tài chính (BCTC) quý I. Tuy nhiên, đằng sau những con số tích cực luôn là những chiêu trò mà không phải nhà đầu tư (NĐT) nào cũng nhận ra. (Kim Giang)
- Vì sao dòng tiền chọn cổ phiếu ngân hàng?: Trong những phiên giao dịch tuần qua, thị trường bất ngờ với quy mô thanh khoản khổng lồ xuất hiện tại các cổ phiếu ngân hàng. Diễn biến này càng kỳ lạ vì sau khi công bố kết quả kinh doanh quý I-2021, các cổ phiếu ngân hàng thậm chí còn quay đầu giảm vài tuần cuối tháng 4. Dòng tiền đổ vào cổ phiếu ngân hàng chủ yếu là vốn nội, trong khi NĐT nước ngoài rất ít giao dịch, hoặc chỉ là bán ròng. (Nguyên Hà)
- Cưỡng chế để lập lại trật tự xây dựng: Thực ra, việc xây dựng trái phép đã diễn ra âm ỉ từ rất lâu ở Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và nhiều tỉnh thành khác, trở thành vấn nạn xây dựng và thách thức dư luận xã hội. Nếu phải đập phá hết các công trình vi phạm giấy phép xây dựng trên phạm vi toàn quốc, quả là không dễ, ngày công và số tiền bỏ ra rất lớn. Câu hỏi đặt ra, tại sao biết vi phạm sẽ bị thiệt hại, nhiều chủ đầu tư vẫn cả gan xây dựng sai giấy phép? (PGS. Nguyễn Minh Hòa)
- Trải nghiệm ẩm thực cùng Rex Hotel Saigon (Phương Hằng)
- Công nghệ hỗ trợ người khuyết tật (Nhã Trúc)
- Giải pháp để hệ xương khớp khỏe mạnh (Th.S.BS Trần Quốc Khánh, Khoa phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Việt Đức)
- Bảo tàng sinh vật biển trên đảo: Trên hòn đảo cù lao Chàm, xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam có một khu bảo tồn biển trưng bày nhiều loài cá biển độc đáo. Trong đó có những loài cá quý hiếm, từng tồn tại dưới lòng đại dương hàng triệu năm. (Nguyễn Văn Công)
- Biến đổi khí hậu tạo rủi ro hệ thống tài chính: Các ngân hàng trung ương (NHTW) lớn như Fed, BoE, BoJ, ECB gần đây xem biến đổi khí hậu (BĐKH) là rủi ro đáng kể, ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu, và họ đã thành lập các đơn vị chuyên trách để nghiên cứu, theo dõi vấn đề này. Trong thời gian tới, chính sách từ các NHTW này chắc chắn sẽ tác động đến hệ thống NH và thị trường tài chính toàn cầu. (TS. Võ Đình Trí, Đại học Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris và AVSE Global - TS. Lê Nguyễn Minh, Đại học Paris Saclay và Advanced CMA, Paris, Pháp)
- Vượt qua nỗi sợ về an toàn vaccine: Một trong những giây phút đáng mong đợi nhất trong đời cũng đã đến khi tôi được chích liều vaccine đầu tiên mang tên Pfizer-BioNTech vào ngày 5-4 vừa qua. Chích xong tôi còn phải ngồi chờ thêm 30 phút nữa để nghỉ ngơi và theo dõi phản ứng cơ thể rồi mới được phát giấy chứng nhận cho mũi vaccine đầu tiên. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác