Đón đọc ĐTTC bộ mới số 111 phát hành thứ hai ngày 12-7-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 111 phát hành ngày 12-7-2021 với nhiều chuyên mục:
- Đã quyết sách, phải khai thông: Nền kinh tế nước ta đang tiếp tục chịu tác động nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. Nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh khó khăn, đình trệ, nhất là doanh nghiệp (DN) kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, hàng không, vận tải... Đặc biệt, trong bối cảnh làn sóng dịch thứ tư bùng phát ở các khu công nghiệp (KCN) trên cả nước. Vì thế, việc thiết thực hóa các giải pháp liên quan đến thuế, phí, thủ tục hành chính, chính sách tín dụng và tiêm vaccine… hỗ trợ DN và người lao động (NLĐ) vượt qua khó khăn đang được đặt ra hết sức cấp bách. (TS. Nguyễn Minh Phong)
- Kinh tế các nước sống chung với dịch: Các nhà khoa học tin rằng chúng ta sẽ không bao giờ đánh bại được virus gây ra đại dịch Covid-19. Trên thực tế, dù đã thực hiện mọi biện pháp từ giãn cách, khóa cửa đến tiêm vaccine quy mô lớn, các nước cho đến nay vẫn chưa thể đẩy lùi đại dịch. Vì vậy, đã đến lúc cần chiến lược mới sống chung với Covid. (Vĩnh Cẩm)
- Sức khỏe người dân là thiêng liêng, là luật tối cao của chính trị: Trước khi đại dịch xảy ra vào năm ngoái, ý niệm thiệt hại kinh tế, chính trị do giãn cách xã hội tốn kém đến mức mà con người thậm chí “không nghĩ đến khái niệm phong tỏa”. Điều không thể tưởng tượng được, giãn cách xã hội toàn quốc là quyết định khó khăn nhất và cũng là thành công nhất của Việt Nam vào thời khắc đó. Giờ đây mô hình này không xa lạ ở nhiều nước trên thế giới. Song có ít nhất 2 khía cạnh tranh luận xoay quanh quyết định phong tỏa (một địa phương, thành phố, quốc gia). (GS.TS Trần Ngọc Thơ)
- Cần chiến lược tổng thể, cơ cấu lại nền kinh tế: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ KH-ĐT), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II-2021 ước tính tăng 5,64% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu đáng mừng và nằm ngoài dự kiến, phán đoán của nhiều chuyên gia. Tuy nhiên, quan sát cho thấy bức tranh kinh tế chia thành 2 mảng dường như khá đối lập, đan xen tín hiệu mừng và lo. (Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương)
- Bao giờ có thể “sống chung với covid”?: Việc TPHCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 là một quyết định khó khăn nhưng rất cần thiết của chính quyền thành phố để đảm bảo sức khỏe cho người dân, cũng như bảo vệ hệ thống y tế. Nhưng không rõ các giải pháp tiếp theo sẽ như thế nào để giúp người dân và doanh nghiệp? Nhớ lại lúc Ấn Độ thực hiện giãn cách, truyền thông quốc tế đưa tin nhiều người dân ở đây rất quan trọng việc làm và cái ăn hàng ngày hơn là nguy cơ bị nhiễm bệnh. Giãn cách là giải pháp tình thế. Một số quốc gia đã có kế hoạch sống chung với Covid-19. Còn Việt Nam bao giờ? (TS. Võ Đình Trí, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Nền kinh tế phụ thuộc vào chiến lược vaccine: Mặc dù có lẽ hơi muộn, nhưng nỗ lực tiêm vaccine và miễn phí cho cộng đồng là một chiến lược đúng đắn và cần thiết để thoát khỏi các tác động bất định của đại dịch Covid - 19. Mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số để đạt được miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022 như Chính phủ đã ban bố là một chiến lược đầy tham vọng, nhưng nếu đạt được thì thành quả của nó còn lớn hơn nhiều lần thắng lợi kép của năm 2020. Đó là chìa khóa để mở ra một giai đoạn mới: sống chung với dịch. (PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Đại học Kinh tế TPHCM)
- Vẫn chống nhưng vẫn sống chung với dịch: Một trong những thông điệp đầu tiên của tân Bộ trưởng Y tế Anh, ông Sajid Javid: Nước Anh phải học cách sống chung với Covid-19, đồng thời khẳng định quyết tâm của chính phủ đưa hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường vào ngày 19-7 như kế hoạch ban đầu.  Với Việt Nam cần có triết lý và chương trình sống chung với dịch thích hợp cho điều kiện của mình, cân bằng được sức khỏe cộng đồng cũng như nhu cầu phát triển bền vững của kinh tế-xã hội. (TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Tận dụng nguồn lực các tổ chức tài chính thế giới: Hiện nay có rất nhiều DN đang cần được “giải cứu”. Đơn cử như ngành du lịch, vận tải là những ngành mũi nhọn nhưng đang bị tác động rất mạnh bởi dịch bệnh. Rất nhiều DN trong hai lĩnh vực này đang kêu cứu. Biện pháp giãn thuế và hỗ trợ tín dụng đối với DN là lẽ đương nhiên. Do vậy khi nguồn lực trong nước hạn chế cần tính đến nguồn lực từ các tổ chức tài chính thế giới. (TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH)
- Hỗ trợ doanh nghiệp là ngành thuế tính đến thu bền vững: Chống dịch là cấp thiết, nhưng cách chống dịch như thế nào để ít tác động nhất đến kinh tế, mà trực tiếp là người dân và doanh nghiệp là vấn đề cần tính đến. Trong đó chính sách hỗ trợ thuế có thể xem là giải pháp trước mắt, nhưng phải tính giải pháp đại dịch còn kéo dài để góp phần ổn định kinh tế về lâu dài. Vào những thời điểm khó khăn và nhạy cảm, Nhà nước cần phải có chính sách phù hợp, để vừa giữ được lợi ích kinh tế về lâu dài, cũng vừa đảm bảo được đời sống an sinh cho người dân, không thể và không nên chạy theo những “con số đẹp” trên các báo cáo. (Phạm Chi Lan, Chuyên gia kinh tế)
- Gói kích thích mới phải đủ liều, đúng trọng tâm: Việt Nam đang đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ 4 có cường độ mạnh, phạm vi lan rộng, tốc độ lây lan nhanh thời gian kéo dài và tác động tới nền kinh tế mạnh khôn lường. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ) rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để vượt qua khó khăn, thông qua các chương trình hay gói hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (NSNN) hoặc có nguồn gốc từ NSNN. Cần sớm ban hành gói kích thích kinh tế mới đủ liều lượng và đúng trọng tâm, trọng điểm để vực dậy nền kinh tế, tránh rơi vào mô hình tăng trưởng nhiều đáy. (TS. Vũ Đình Ánh)
- Đã cứu trợ, đừng để “lọt sàng xuống nia”: TPHCM trải qua 72 ngày của đợt dịch thứ 4, 38 ngày giãn cách xã hội và đang tiếp tục 15 ngày giãn cách toàn TP theo Chỉ thị 16. Cuộc sống bị đảo lộn, dòng chảy kinh tế bị ngưng trệ, các thành phần kinh tế bị ảnh hưởng. Trong đó một bộ phận dân cư bị tác động nặng nề nhất, nếu không có các giải pháp phù hợp sẽ rơi vào tình cảnh nguy khốn. Họ là những người lao động tự do mưu sinh độ nhật, không có tổ chức nào bảo trợ, không có ai nương tựa, không có gì bấu víu, khi phong tỏa cách ly, giãn cách xã hội, đồng nghĩa với đứt bữa, đau ốm.  (PGS. Nguyễn Minh Hòa)
- Lợi nhuận “khủng” và “sức khỏe” nhà băng?: Thời điểm hiện tại, các ngân hàng thương mại (NHTM) chưa công bố báo cáo tài chính quý II-2021, nhưng một số NH đã sốt sắng thông báo kết quả kinh doanh với lợi nhuận tăng trưởng vượt bậc. Song với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, hoạt động của ngành NH nửa cuối năm có thể đối mặt với nhiều thách thức hơn. (Đỗ Linh)
- Cổ phiếu nhà băng có còn hấp dẫn?: Những bất ổn của thị trường trong thời gian gần đây khiến thông tin chia thưởng bằng cổ phiếu (CP) của các ngân hàng (NH) đã không còn nhận được sự quan tâm của NĐT. Là ngành kinh tế tổng hợp, NH cũng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19 cả trực tiếp lẫn gián tiếp thông qua các khách hàng của NH. Tuy nhiên, nếu nhìn về dài hạn nhóm CP NH vẫn đang chiếm vị thế “vua” trên TTCK. (Kim Giang)
- Môi giới nhà đất lay lắt mùa Covid: Hầu hết sàn môi giới, công ty BĐS đóng cửa vì dịch bệnh, mọi tụ tập bên ngoài cũng bị hạn chế, đi lại giữa các địa phương gặp nhiều khó khăn… đang khiến hoạt động của các nhân viên môi giới bị ngưng trệ. Nhiều người cố cầm cự để giữ chỗ làm, mong dịch bệnh sớm đi qua. (Bình Minh)
- Đi công tác an toàn cùng công nghệ (Nhã Trúc)
- Sống khỏe cùng bệnh thận trong mùa dịch Covid-19 (ThS. BS Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Trưởng khoa Nội thận - Thận nhân tạo, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)
- Sống giữa di sản không thể mãi nghèo: Người A Rem và Vân Kiều xã Tân Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) sinh sống giữa di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng. Đất tổ của họ sở hữu hang động lớn nhất thế giới Sơn Đoòng, hang Én lớn thứ 3 thế giới cùng hàng trăm hang động khác, nhưng họ vẫn rất nghèo. Bà con nói làm sao phải thoát nghèo bằng chính tài nguyên nơi này, không thể nghèo hoài, nghèo mãi được. (Minh Phong)
- CEO Andy Jassy: Người cầm cương mới Amazon: Andy Jassy là người đã đặt nền móng biến Amazon từ website thương mại điện tử trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây lớn nhất thế giới. Ông vừa chính thức đánh dấu chặng đường mới đầy thách thức của mình với cương vị giám đốc điều hành “gã khổng lồ” Amazon ngày 5-7, nhân ngày kỷ niệm 27 năm thành lập. Andy Jassy được kỳ vọng đưa Amazon tiếp tục vươn cao hơn sau thời đại của Jeff Bezos. (Yên Huỳnh)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác