Đón đọc ĐTTC bộ mới số 113 phát hành thứ hai ngày 26-7-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 113 phát hành ngày 26-7-2021 với nhiều chuyên mục:
- Ước mong thời Covid: Đại dịch Covid 19 đã sang năm thứ 2, đợt dịch thứ 4 mang lại những căng thẳng cho cả bộ máy nhà nước các cấp và thiệt hại lớn cho nền kinh tế, cho cộng đồng doanh nghiệp (DN) và ảnh hưởng trực tiếp tới đông đảo người dân. Nhiều DN chỉ ước mong sao có những giải pháp thiết thực để hỗ trợ chi phí cho DN.  (Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI)

- Ấm áp nghĩa cử hội đồng hương: Hội đồng hương (HĐH) Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Nam, Khánh Hòa… đang tìm mọi cách hỗ trợ người dân nhập cư tự do ở TPHCM hồi hương bằng máy bay, xe khách, tàu hỏa trong những ngày dịch căng thẳng, cho thấy mạng lưới HĐH có ý nghĩa lớn lao với những người thân xa xứ. (Nguyễn Minh Hòa)

- Đại dịch đang đè nặng kinh tế Đông Nam Á: Sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 ở Đông Nam Á (ĐNÁ) đang cướp đi nhiều mạng sống của người dân và đe dọa sự phục hồi kinh tế các nước trong khu vực. Ngoại trừ Việt Nam đã cố gắng tiếp tục tăng trưởng, các nền kinh tế khác đều vẫn ở mức âm trong quý I-2021. (Văn Cường)

- "Vận động giảm lãi suất" bằng "Củ cà rốt và cây gậy" trong chính sách tiền tệ?: Từ giữa tháng 7 có 2 sự kiện được giới ngân hàng (NH) Việt Nam quan tâm. Thứ nhất, Phó Thống đốc NHNN ông Đào Minh Tú giao Hiệp hội NH Việt Nam (VNBA) vận động sự đồng thuận của các tổ chức tín dụng (TCTD) để giảm lãi suất với những mức cụ thể ngay trong tháng 7. Thứ hai, NHNN có văn bản về việc nới hạn mức tăng trưởng tín dụng của các NH từ 8,5% lên 12,1%, hoặc từ 10,5% lên 15%, tùy từng NH. (Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)

- Nới room tín dụng vốn có chảy vào sản xuất?: Nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã được nới hạn mức (room) tăng trưởng tín dụng cho năm 2021. Có thể nói đây là giải pháp vẹn cả đôi đường của NHNN, vì chính sách tiền tệ không có nhiều dư địa nhưng yêu cầu giảm lãi suất cho vay đang đặt ra trong nền kinh tế. Năm 2020, chính sách tiền tệ nới lỏng nhưng không mang lại nhiều lợi ích cho khu vực sản xuất thực mà cho khu vực đầu cơ nhiều hơn, thể hiện qua mức tăng tín dụng tăng 12,13% trong khi GDP chỉ tăng 2,91%. (Đỗ Linh)

- Cẩn trọng rủi ro nới room tín dụng: Việc nới room tín dụng cho các NHTM được coi là động thái của NHNN trong việc hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế trước tác động bất lợi của đại dịch Covid-19, song song với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách tiền tệ khác. Tuy nhiên, nới room tín dụng trong thời điểm này cũng có một số vấn đề cần nhận diện để tránh rủi ro. (ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TPHCM)

- Nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng: Việc 19 tỉnh/thành phía Nam thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, trong đó nhiều địa phương yêu cầu doanh nghiệp (DN) thực hiện 3 tại chỗ mới được tiếp tục sản xuất kinh doanh đang khiến cộng đồng DN đứng trước thách thức về đứt gãy chuỗi cung ứng nội địa. (Thanh Dung)

- Linh hoạt xoay chuyển, sống chung với dịch: Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp và tương lai có thể quay lại bất cứ lúc nào, mỗi DN đang nỗ lực tìm cách thích nghi trong ngắn hạn, từ đó sống chung trong dài hạn với đại dịch. (Thanh Lâm)

- Cổ phiếu bia sẽ còn lao đao: Chưa kịp “hồi sức” sau năm 2020 đầy sóng gió, nhóm cổ phiếu (CP) ngành bia tiếp tục chịu áp lực từ sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4, nghiêm trọng hơn rất nhiều so với năm 2020. Ở thời điểm hiện tại, dù chưa công bố kết quả kinh doanh quý II, nhưng theo dự báo, các doanh nghiệp bia sẽ chứng kiến sụt giảm về doanh thu. (Kim Giang)

- Chứng khoán bước vào thời kỳ “giáp hạt”: Nếu như các đợt công bố báo cáo tài chính quý trên thị trường chứng khoán (TTCK) được xem là “mùa vụ thu hoạch”, thì khoảng trống thông tin giữa các đợt lại chính là thời kỳ “giáp hạt”. Dòng tiền không tìm thấy lý do để giải ngân thêm, nhất là sau khi đã “no nê” một mùa vụ bội thu. Đó chính là những gì đang diễn ra… (Nguyên Hà)

- Cải cách thuế bất động sản giảm rủi ro tham nhũng đất đai: Thuế bất động sản (BĐS), gồm thuế sử dụng đất đai và thuế đối với các tài sản đầu tư trên đất, không chỉ là nguồn thu bền vững, hợp lý, còn là  chính sách tích cực để tích lũy vốn ban đầu cho đầu tư phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, là động lực để phát triển hạ tầng và dịch vụ công cộng tại các khu dân cư. Giải pháp thuế BĐS cũng nhằm hạn chế đầu cơ đất đai, đồng thời điều tiết quá trình di dân tự phát tới các đô thị lớn. (GS.TSKH Đặng Hùng Võ)

- Dân mòn mỏi chờ, cơ quan chức năng né trách nhiệm?: Nhiều người dân mua đất tại dự án khu dân cư ở quận 7 TPHCM nhưng chưa nhận được bàn giao đất chính thức, chưa được phép xây nhà. Nguyên nhân do một phần đất của dự án không thỏa thuận đền bù được, chủ đầu tư phải xin điều chỉnh quy mô dự án. Thủ tục kéo dài, hậu quả khách hàng mua đất mỏi mòn chờ đợi gần 20 năm nay. (Đỗ Trà Giang)

- Thừa cholesterol, tăng nguy cơ đột quỵ (TS.BS Nguyễn Bá Thắng, Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ TPHCM, Trưởng Trung tâm khoa học Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)

- Cổ vật Satsuma thật và giả  qua những siêu phẩm gốm tranh cực đại: Lịch sử gốm Satsuma gắn liền với phát hiện ra đất sét trắng từ năm 1617 và lịch sử chính trị Nhật Bản mở cửa giao thương quốc tế giữa cuối thế kỷ 19. Suốt 300 năm phát triển hoàn thiện và thăng hoa rực rỡ nhất trong kỷ nguyên Minh Trị (明治, 1868-1912), Satsuma luôn là đồ đất nung chứ không phải đồ sứ. Cổ vật Satsuma toát lên vẻ yêu kiều mềm mại, ấm áp của đất nung, men rạn nhuyễn màu trắng ngà với tác phẩm nghệ thuật ngoạn mục vẽ mực bút lông và phủ vàng thật trên đó. (TS. Trương Đình Bảo Long)

- Kinh tế các nước sống chung với dịch: Anh và Australia: Cả Anh và Australia đều tuyên bố lộ trình mới sống chung với đại dịch Covid-19 trong bối cảnh dịch bệnh trong nước vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt tại Anh. Những chính sách của họ sẽ mang đến thành công cho kinh tế-xã hội hay là những thử nghiệm đắt đỏ? (Vĩnh Cẩm)

- Shigenobu Nagamori: “Lão phù thủy” ngành công nghiệp hỗ trợ: Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, nhưng nhờ các biện pháp cắt giảm chi phí và chuyển hướng đầu tư mảng động cơ chính xác thu nhỏ có hiệu suất sinh lợi cao hơn, Tập đoàn Nidec vẫn đạt doanh thu kỷ lục gần 15 tỷ USD trong năm 2020. Cổ phiếu công ty tăng 150% trong năm qua, đưa giá trị ròng của người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Shigenobu Nagamori, tăng 5,3 tỷ USD lên 9 tỷ USD, đứng thứ 5 người giàu nhất Nhật Bản và thứ 274 các tỷ phú thế giới 2021. (Đức Giang)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác