Đón đọc ĐTTC bộ mới số 117 phát hành thứ hai ngày 23-8-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 117 phát hành ngày 23-8-2021 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 117 phát hành thứ hai ngày 23-8-2021 ảnh 1
- Gia tăng độ bền cơ chế xử lý nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu đa số ở ngân hàng thương mại (NHTM) trong 2 quý đầu năm ở mức thấp, nhưng nhiều NH chủ động tăng mạnh trích lập dự phòng. Điều này cho thấy NH đã nhìn thấy nên thận trọng về nợ xấu khi dịch Covid-19 tiếp tục tác động nặng nề đến hoạt động của doanh nghiệp (DN). 
- “Vaccine” cho thương mại quốc tế: Thương mại quốc tế (TMQT) đang dần phục hồi. Tuy nhiên, vẫn tồn tại sự khác biệt trong trật tự thế giới và đối lập giữa các nước, ít nhất trong ngắn hạn. Vai trò của các đầu tàu trong vòng lưu thông hàng hóa cho thấy vị thế và tính chủ động đối với vấn đề tài trợ vaccine, nhân tố khơi thông dòng chảy thương mại đang tắc nghẽn ở một số mắt xích. (Tô Công Nguyên Bảo,  Trường Đại học Kinh tế TPHCM)
- Cần những chính sách chưa có tiền lệ: Trong tình hình cấp bách hiện nay, các biện pháp chống dịch Covid-19 cũng như hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đang dần kiệt sức, yếu tố quan trọng đầu tiên là các chính sách phải sáng tạo, linh hoạt và cần được thực thi khẩn trương. Để làm được điều này, rất cần những cơ chế nới lỏng chưa có tiền lệ, cũng như cần những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước những quyết định của mình. (Phạm Chi Lan, Chuyên gia kinh tế)
- Gian nan chờ… hỗ trợ: Có thể thấy Chính phủ cũng như TPHCM đang nỗ lực hết sức để hỗ trợ người dân, DN vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19. Thế nhưng cái mà DN băn khoăn chính là khả năng tiếp cận với chính sách, đặc biệt là các chính sách từ Trung ương về với địa phương còn quá gian nan. (Đỗ Phước Tống, Chủ tịch HĐTV Công ty Cơ khí Duy Khanh; Nguyễn Chí Trung, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Gia Định)
- Chính sách đừng gây thêm tổn thương: Một trong những nguyên tắc hàng đầu khi triển khai năm học vừa qua ở Anh tại Đại học Bristol là “không gây thêm tổn thương” cho sinh viên, nhân viên. Nếu có giải pháp nào chắc chắn có lợi, dù có lãng phí nguồn lực, cứ mạnh dạn làm thử. Còn nếu giải pháp nào có rủi ro gây hại về sức khỏe, tinh thần của sinh viên và nhân viên hãy trì hoãn và nghiên cứu thêm. Đó cũng là nguyên tắc theo tôi nên áp dụng cho chính sách chống dịch Covid-19. Chúng ta không nên gây thêm tổn thương cho người dân với bất kỳ chính sách chống dịch nào. (TS. Hồ Quốc Tuấn, giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Bối cảnh “đặc biệt” cần chính sách “khác biệt”: Trong “thế trận” mới, đòi hỏi phải có những giải pháp ứng phó mới, bài bản và khoa học hơn mới hòng đẩy lui dịch, trở lại trạng thái bình thường mới, ổn định và phát triển. Giải pháp Chính phủ đưa ra là hợp lý. Nhưng mấu chốt là khâu thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả, mà ở đó, nhân tố người thực thi, đặc biệt ở các cấp trung gian sẽ đóng vai trò thành hoặc bại của chính sách.  (Nguyễn Duy Nghĩa)
- Thay đổi nhìn nhận lao động nhập cư sau dịch: Dù dịch vẫn còn ở đỉnh, nhưng chúng ta phải tính đến sau khi dịch lui sẽ có bao nhiêu % lực lượng lao động nhập cư quay trở lại TPHCM? Đó là câu hỏi rất thực tế các doanh nghiệp (DN) và nhà kinh doanh đặt ra lúc này và cần lời giải. DN có hàng trăm, hàng ngàn công nhân sẽ phá sản; chủ nhà trọ, cửa hàng dịch vụ xung quanh các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN-KCX) sẽ khốn khó nếu họ không quay lại? (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa)
- Thiết lập “vùng xanh” cho doanh nghiệp: Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), trong 7 tháng năm 2021 đã có tới gần 80.000 doanh nghiệp (DN) tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể. Điều này đã chứng tỏ một trong những trụ cột tăng trưởng kinh tế là các DN ngoài nhà nước đã chịu tác động sâu sắc bởi dịch Covid-19. Đã đến lúc cần phải có những giải pháp mới cứu nguy DN không thể chậm trễ. (TS. Vũ Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế Bộ Tài chính)
- Ngân hàng - doanh nghiệp: Chia sẻ để vượt khó: Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 đã đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa doanh nghiệp (DN) và ngân hàng (NH), cũng như vai trò của hệ thống NH trong việc giúp đỡ cộng đồng DN phục hồi. Thực tế cho thấy, giữa NH và DN cần có sự thấu hiểu, chia sẻ để cùng vượt khó, nếu không cả 2 sẽ đều “ngã”. (TS. Bùi Duy Tùng, Đại học RMIT)
- Chứng khoán Việt Nam đang ở giai đoạn đầu quá trình phát triển: Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, số lượng công ty có vốn hóa thị trường trên 1 tỷ USD đã tăng từ 10 công ty vào năm 2015 lên gần 50 công ty hiện nay, tổng giá trị vốn hóa TTCK tăng mạnh từ 30% lên 90% GDP của Việt Nam, tương đương với các nước trong khu vực. Gần đây, việc số lượng nhà đầu tư (NĐT) cá nhân tăng đột biến đã góp thêm động lực thúc đẩy sự phát triển của TTCK. (Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital)
- Nhà ở xã hội đang “đi lạc” địa chỉ: Chương trình nhà ở xã hội (NƠXH) là chủ trương lớn của Nhà nước nhằm tạo điều kiện về nhà ở cho các đối tượng chính sách, người nghèo tạo lập về chỗ ở. Tuy nhiên qua công tác kiểm toán cho thấy, nhiều căn nhà đã bán sai địa chỉ, tạo nên sự lệch lạc về chủ trương tốt đẹp này. (Đỗ Trà Giang)
- Tăng cường sức khỏe mùa dịch (Nhã Trúc)
- Đừng chủ quan bệnh liệt dây thần kinh VII ngoại biên (BS.CK1 Thái Bảo Cường, Bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM)
- Những người thầm lặng ở tuyến đầu: Suốt gần 2 tháng qua, tập thể các y bác sĩ ở TPHCM đã “cắm chốt” tại chỗ để cơ động lo cho bệnh nhân, với tinh thần “Hãy giành giật sự sống cho bệnh nhân”. Họ đang ngày đêm hối hả cứu chữa các bệnh nhân Covid-19 nặng với kỹ thuật, chuyên môn và máy móc tốt nhất. Họ xung phong vào tâm dịch, chấp nhận xa gia đình, xa người thân, làm việc trong môi trường đặc biệt, nhưng mỗi người đều xác định xem người bệnh nặng như người thân của mình, luôn giúp bệnh nhân tất cả mọi việc, không nề hà. Và khi những người khỏi bệnh về nhà là niềm vui của họ. (Tự Trung)
- Bill Marriott: Ông hoàng ngành khách sạn: Kế thừa một trong những công ty cho thuê phòng nghỉ lớn nhất thế giới, Bill Marriott làm Giám đốc điều hành và Chủ tịch HĐQT trong 50 năm, trước khi từ chức vào tháng 3-2012. Ông đã đưa Marriott từ một doanh nghiệp nhà hàng gia đình thành công ty lưu trú toàn cầu sở hữu hơn 7.800 khách sạn, với 1,45 triệu phòng trên 129 quốc gia và vùng lãnh thổ. (Đức Giang)
- Chiến sự tại Afghanistan: Tương lai nào cho Afghanistan?: Ngày 15-8, lực lượng khủng bố Taliban đã chiếm được thủ đô Kabul của Afghanistan, chính thức đánh bại chính quyền dân sự của Tổng thống Ashraf Ghani. Vài ngày trước đó, Taliban đã chiếm Kandahar, thành phố lớn thứ 2 của đất nước, cùng một loạt thủ phủ của các tỉnh. (Vĩnh Cẩm)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác