Đón đọc ĐTTC bộ mới số 118 phát hành thứ hai ngày 27-9-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 118 phát hành ngày 27-9-2021 với nhiều chuyên mục:
- Nhập khẩu hạt điều từ Campuchia quá lớn có đáng lo?: Hạt điều Việt Nam đã có mặt trên 40 nước và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường Mỹ đứng đầu với 40%, Trung Quốc 20%, châu Âu 20%, còn lại được xuất sang Nga, Nhật Bản và Trung Đông. Việc NK hạt điều nguyên liệu ở Campuchia đang thay thế phần lớn nguồn NK từ xa, nên không đáng lo mà ngược lại có thể hy vọng sẽ góp phần cải thiện đầu vào cho chế biến hạt điều. Đó là lợi thế về đường gần, số lượng lớn, tương đối ổn định chủ động hơn, giá cả dễ chịu, kiểm soát chất lượng nguyên liệu thuận tiện…  (Nguyễn Duy Nghĩa)

- Định vị lại công tác phòng chống dịch: Trong hơn 3 tháng bùng phát đợt dịch lần thứ 4, TPHCM tập trung mọi nguồn lực để xử lý. Đến nay, dù các ca nhiễm và tử vong đã giảm dần, song con số mỗi ngày khoảng 4.000-6.000 ca F0 vẫn đang gây áp lực lớn cho công tác phòng chống dịch của TP. Trong bối cảnh đó việc áp dụng các biện pháp truy vết, xét nghiệm, cách ly tập trung và tập trung điều trị F0 đã dần bộc lộ các khó khăn và hạn chế. (PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế)

- Nguy cơ vỡ nợ tập đoàn BĐS hàng đầu Trung Quốc và bài học cho Việt Nam: Rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh khả năng vỡ nợ của tập đoàn bất động sản (BĐS) hàng đầu Trung Quốc Evergrande: liệu Bắc Kinh có can thiệp? Đây có như trường hợp Lehman Brothers và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008? Với nhiều nét tương đồng về thể chế và thị trường BĐS, Việt Nam sẽ rút kinh nghiệm gì từ bài học tình huống có thể nói là kinh điển này? (TS. Võ Đình Trí, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)

- Làn sóng lao động hồi hương rào cản trong phục hồi kinh tế - Lao động hồi hương và vấn đề chính sách: Khi các biện pháp giãn cách xã hội trên diện rộng được áp dụng ở TPHCM và nhiều tỉnh thành phía Nam, cùng với đó sự thiếu phối hợp trong triển khai các giải pháp chống dịch giữa các ngành và chính quyền địa phương đã ảnh hưởng đến hiệu quả của các chính sách an sinh xã hội và ổn định cuộc sống. Điều này đã tạo ra một làn sóng di chuyển lao động lớn chưa từng có. Nếu không có các giải pháp hữu hiệu để kéo những người lao động này quay trở lại thì quá trình khôi phục sản xuất để thúc đẩy phục hồi kinh tế sẽ rất khó khăn. (PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo - ThS. Tô Công Nguyên Bảo, Đại học Kinh tế TPHCM)

- Cần kịch bản “bình thường mới”: Đã đến lúc không nên bàn mở cửa cho hoạt động kinh tế hay không, mà phải tập trung các giải pháp an toàn và hiệu quả. Theo đó, kịch bản cho trạng thái bình thường mới cần được thiết kế cụ thể phù hợp tình hình thực tiễn, theo yêu cầu tốt nhất có thể. (TS. Trần Hữu Hiệp)

- Tư duy “mở - đóng” nền kinh tế vẫn chưa thông: Khi được hỏi làm thế nào để giải cứu doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong nước và giữ chân doanh nghiệp nước ngoài trong một bài phỏng vấn gần đây với truyền thông, tôi trả lời đơn giản “để cho họ được sản xuất trở lại”. Thế giới đang khủng hoảng thiếu hàng hóa, vì vậy đơn hàng chắc chắn không thiếu. Nhưng đơn hàng đang được chuyển ra khỏi Việt Nam vì chúng ta không thể sản xuất.  (TS. Hồ Quốc Tuấn, giảng viên Đại học Bristol, Anh)

- Doanh nghiệp muốn chủ động chống dịch và sản xuất: Một trong những mong mỏi của DN khi mở cửa trở lại nền kinh tế là được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm để vừa đảm bảo phòng chống dịch vừa sản xuất kinh doanh. Hầu hết DN đến thời điểm này đều đã có những kế hoạch của riêng mình để chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện bình thường mới khi TP mở cửa trở lại nền kinh tế. Thế nhưng trong bối cảnh sống chung với Covid-19, nỗ lực tự thân của DN thôi chưa đủ, rất cần có sự đồng hành hỗ trợ của các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương. (Trần Thiên Long, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội các DN khu công nghiệp TPHCM - HBA)

- Môi trường đầu tư của Việt Nam giảm dần sức hấp dẫn: Cách chống dịch hiện nay đang làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam không hiệu quả, các đơn hàng bắt đầu dịch chuyển khỏi Việt Nam, bởi nhiều kế hoạch đẩy mạnh đầu tư, nâng công suất… của nhà đầu tư nước ngoài đang bị đình trệ. Do đó, các giải pháp mà các Hiệp hội DN nước ngoài tại Việt Nam đưa ra rất rõ ràng, súc tích và thuyết phục. Cơ quan quản lý nhà nước nên xem xét thật kỹ những đề xuất này. Nếu chúng ta chống dịch thành công (và hẳn ai cũng hy vọng như vậy), mọi chuyện sẽ dần bình thường trở lại, Việt Nam vẫn sẽ là điểm sáng trong đầu tư. (Trần Bằng Việt, Tổng giám đốc Đông A Solutions)

- Khôi phục sản xuất, giữ chân FDI: Mở lại các hoạt động giao thương kinh tế, từng bước phục hồi sản xuất sau thời gian dài tạm ngừng do dịch Covid-19 tái bùng phát, là cách duy nhất để giữ chân các doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài (FDI) lúc này. Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn về thu hút vốn FDI. Việc nắm bắt cơ hội, tự đổi mới để thích ứng với điều kiện mới là cơ hội để Việt Nam thu hút được nguồn vốn FDI lớn và chất lượng để phát triển kinh tế trong năm 2021 và các năm sau. (PGS.TS Đinh Trọng Thịnh)

- Đừng can thiệp bằng chính sách cứng nhắc: Khi đưa ra biện pháp liên quan đến hoạt động kinh doanh của DN, Chính phủ và các địa phương nên gặp gỡ, lắng nghe ý kiến của DN để thực sự hiểu được tình hình cũng như vướng mắc họ đang gặp phải. Cơ quan chức năng không nên đưa ra các biện pháp máy móc, không thích hợp với tình hình thực tiễn, gây khó dễ cho DN, đặc biệt không làm ảnh hưởng, đứt gãy chuỗi cung ứng. (GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN FDI - VAFIE)

- Tháo gỡ ngay những vướng mắc: Hiện có 3 vấn đề cơ bản Việt Nam đang cố gắng làm và phải làm được để giữ chân nhà đầu tư ngoại, dòng vốn ngoại. Thứ nhất, Chính phủ nên cho DN, doanh nhân nước ngoài thấy rõ các kế hoạch chống dịch, biện pháp từng giai đoạn. Thứ hai, bên cạnh cam kết hội nhập mạnh mẽ, Việt Nam cần tăng tốc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và tái cấu trúc nền kinh tế, không thể vì dịch để trì hoãn cải cách kinh tế. Thứ ba, Chính phủ, ban ngành và địa phương luôn phải chia sẻ, lắng nghe DN để giải quyết kịp thời những vướng mắc, phát sinh. Đây là yếu tố giúp Việt Nam giữ được việc làm, giải quyết khó khăn sau dịch. (TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng CIEM)

- Tìm lời giải cho bài toán cân đối thu chi ngân sách: Cân đối thu – chi ngân sách nhà nước trong năm 2021 và năm sau đang là một bài toán khó, nhất là đặt trong bối cảnh bội chi tăng cao do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, điều này đòi hỏi cần phải tìm những giải pháp có tính tổng thể chứ không thể giải quyết từng sự việc đơn lẻ. Báo cáo thực hiện ngân sách năm 2020, lần đầu tiên trong rất nhiều năm chúng ta đã thu không đạt dự toán ngân sách đề ra, trong khi chi đã vượt dự toán. Trong khi bài toán thu-chi ngân sách của năm 2020 đặt trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 vẫn còn nhẹ hơn năm 2021. Như vậy, cho thấy nên xây dựng dự toán và điều hành ngân sách như thế nào cho phù hợp và sát với thực tế cho năm 2022 là vấn đề đặt ra lúc này. (TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế Bộ Tài chính)

- Tổ chức lại không gian đô thị hậu covid: Trong cơn đại dịch mang tính toàn cầu Covid-19, người ta nhận thấy nơi bị tổn thương nặng nhất là các TP lớn, TP càng lớn với hàng triệu dân là những nơi bị tổn thất nhiều nhất về nhân mạng, về số ca lây nhiễm luôn chiếm kỷ lục và mức độ thiệt hại nặng nề về kinh tế. Có 4 điều dẫn đến các TP lớn dễ bị thất thủ trước covid là dân số, tổ chức không gian, giao thông và các khu ở chất lượng thấp. (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa)

- Đại dịch càng khó giảm lãi suất: Dịch bệnh dẫn đến việc ngành NH phải giảm lãi suất huy động để thích nghi với tình hình mới cũng như để giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, dòng vốn huy động có xu hướng tăng chậm lại do các thành phần kinh tế đều bị tác động mạnh, điều này có thể dẫn đến việc buộc phải tăng lãi suất đầu vào trong những tháng cuối năm và lãi suất cho vay càng không thể hạ. (Yên Lam)

- Đón đầu cơ hội hậu giãn cách: Khi chính sách thắt chặt phong tỏa được nới lỏng, dòng tiền sẽ lan tỏa ra khắp các nhóm ngành. Tuy nhiên, về dài hạn chỉ số ít nhóm ngành có tỷ suất tốt hơn chỉ số chung, có tính chu kỳ cao hoặc có tăng trưởng riêng biệt. (Kim Giang)

- Lý giải làn sóng tăng giá của cổ phiếu đầu cơ: Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang trong giai đoạn khá kỳ lạ. VN Index vất vả phục hồi kể từ khi đạt đỉnh cao lịch sử đầu tháng 7-2021 vẫn chưa thành công. Trong khi đó giới đầu tư lại chứng kiến làn sóng tăng giá mạnh mẽ, thậm chí là “điên cuồng” của hàng loạt cổ phiếu (CP) đầu cơ, đặc biệt là các mã nhỏ. Đó là hệ quả của dòng tiền thông minh trên TTCK không chịu ngừng nghỉ. (Nguyên Hà)

- Hãy gia hạn nợ, đừng chuyển thành nợ xấu: Thị trường BĐS đang gặp nhiều khó khăn, công trình dự án ngưng thi công; không có giao dịch, doanh nghiệp (DN) khó khăn đầu vào lẫn đầu ra… Hiện TPHCM từng bước kiểm soát dịch, mở cửa hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường. Tuy nhiên, kẹt tiền, kẹt vốn, bị mất thanh khoản là rủi ro và nguy cơ lớn nhất của các DN BĐS phải đương đầu. Mặc dù DN vẫn còn tài sản nhưng do chưa bán được, dẫn đến thiếu dòng tiền và có thể bị “chết trên đống tài sản” của chính mình. (Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM - Horea)

- Khám phá sức mạnh khủng iPhone 13 (Nhã Trúc)

- Chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người bệnh hậu Covid-19 (ThS.BS Ngô Thị Kim Oanh, BS. Phạm Ánh Ngân, Cơ sở 3 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)

- Cuộc chiến chống Covid-19 trên màn ảnh: Chống Covid-19 đang là cuộc chiến của nhân loại trong suốt hơn 1 năm qua. Đã từng có nhiều siêu phẩm điện ảnh về thiên tai và chiến tranh, tại sao không có những thước phim rung động về đại dịch toàn cầu? Nghệ thuật đã và đang triển khai cuộc chiến chống Covid-19 trên màn ảnh. (Gia Quan)

- Nghệ thuật Maki-e trên gỗ và những điều thú vị của sơn mài xứ Phù Tang: Ngành thủ công mỹ nghệ Nhật Bản vốn rất nổi tiếng nhất thế giới cuối thế kỷ 19, đứng đầu là đồ sơn mài (漆器, shikki) tinh tế với lượng nghệ nhân đông đảo nhất, được nhà nước vinh danh Bảo vật Quốc gia, bởi kỹ thuật vô cùng phức tạp. Đó là nhờ vào tay nghề truyền thống lâu đời và thiên nhiên khắc nghiệt ban tặng cho dân tộc này ba tài nguyên là vàng, bạc và gỗ rừng đa dạng, gắn với những đặc thù thú vị rất riêng của mỹ thuật sơn mài Maki-e xứ mặt trời mọc. (TS. Trương Đình Bảo Long)

- Johnny Boufarhat: Tỷ phú trẻ tuổi trong mùa đại dịch: Ở tuổi 27, chàng thanh niên Johnny Boufarhat đã vượt qua mọi trở ngại do bệnh tật, trở thành một trong những tỷ phú tự thân trẻ bậc nhất thế giới với khối tài sản ròng lên tới 3,2 tỷ USD. (Minh Sơn)

- Bong bóng bất động sản Trung Quốc đe dọa toàn cầu: Quả “bom” Evergrande đang chực chờ nổ của ngành bất động sản (BĐS) Trung Quốc trong tuần trước đã nhuộm đỏ các thị trường chứng khoán toàn cầu. Còn tại Trung Quốc, thị trường BĐS như quả bom lớn đang tích tụ năng lượng từ hàng thập niên qua chờ nổ.(Văn Cường)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác