Đón đọc ĐTTC bộ mới số 121 phát hành thứ hai ngày 18-10-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 121 phát hành ngày 18-10-2021 với nhiều chuyên mục:
- Xuất khẩu: Vừa ngoi lên đã bị dập xuống”: Hoạt động xuất khẩu (XK) 9 tháng qua tăng trưởng trong khó khăn nhưng cũng đầy nghị lực bằng củng cố, mở rộng thị trường, khai thác, tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), tháo gỡ rào cản, thâm nhập thị trường mới, nhằm vào nhóm hàng có lợi thế, giành được nhiều đơn hàng lớn từ khách hàng “sộp”. Kim ngạch XK 9 tháng tăng cao hơn mức tăng của GDP, tạo sung lực mới bước vào quý IV. Một số doanh nghiệp (DN) đã tăng tốc ngay khi mở cửa trở lại. Cùng với đầu tư công, XK đang được kỳ vọng là một trong những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng GDP cho những tháng ngắn ngủi còn lại của năm 2021. Cũng mong sao XK có thể bứt tốc từ những trợ lực của các chính sách đồng bộ. (Nguyễn Duy Nghĩa)
- 128 kỳ vọng khai thông “chia  cắt” từng địa phương: Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 128 (NQ128) hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, tạo được không khí hưởng ứng tích cực của xã hội trong công tác phòng chống virus corona. Với NQ128 không còn câu chuyện trớ trêu một thôn có ca nhiễm phong tỏa cả xã, một xã có ca nhiễm phong tỏa cả huyện, một huyện có ca nhiễm phong tỏa cả tỉnh. Đồng thời, những biểu hiện ngang ngược cát cứ và chia cắt ở các địa phương cũng không còn gây khó khăn cho cuộc sống người dân. Chắc chắn NQ128 sẽ góp phần quan trọng khôi phục sản xuất và thúc đẩy thị trường để tái thiết nền kinh tế sau giai đoạn dài giãn cách diện rộng. (Gia Quan)
- “Khúc cua” khó của các ngân hàng trung ương: Ngày 12-10, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã phát đi thông điệp cảnh báo kinh tế thế giới bước vào giai đoạn đương đầu với rủi ro lạm phát. IMF kêu gọi các ngân hàng trung ương (NHTW) phải “rất, rất thận trọng” và sớm có chính sách thắt chặt để ổn định giá cả. Nguyên nhân là từ đây đến cuối năm, lạm phát được dự báo tăng mạnh, giảm lại vào giữa năm 2022, sau đó trở về giai đoạn trước khi đại dịch xảy ra. (TS. Võ Đình Trí, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Giá xăng dầu chưa tác động đến GDP 2021: Giá xăng dầu tăng mạnh thời gian qua sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi kinh tế và tăng giá cả các loại hàng hóa. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là thời điểm can thiệp điều tiết thị trường xăng dầu trong nước bằng công cụ miễn, giảm thuế và phí. Cần theo dõi chặt chẽ, đánh giá diễn biến của giá xăng dầu. Nếu giá xăng dầu thế giới còn leo thang mới tính đến miễn, giảm thuế phí. Hiện  ngân sách nhà nước thu không đủ chi, cần xét đến sự cân đối hài hòa giữa khôi phục phát triển kinh tế với cộng đồng, với người dân. (PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường và giá cả - Bộ Tài chính)
- Lạm phát tăng cũng trong tầm kiểm soát: Trong bối cảnh nguồn cung dầu thô vẫn được các nước OPEC+ duy trì ở mức tăng thấp, đã hỗ trợ giá xăng có xu hướng tăng mạnh trong 7 tuần liên tiếp. Điều này khiến giá bán lẻ xăng dầu trong nước tăng cao và dự báo tiếp tục tăng. Vậy Việt Nam có nên tính toán giảm thuế và phí xăng dầu cho các doanh nghiệp? (PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế  Học viện Tài chính)
- Xăng dầu tăng giá, tác động đa chiều, áp lực lạm phát: Nhìn chung, giá xăng dầu tăng có tác động làm tăng giá thành sản xuất của doanh nghiệp (DN), nhất là DN vận tải, du lịch… vừa mới bị “ngủ đông” vì đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, mức tác động đối với từng nhóm DN khác nhau, tùy thuộc đặc điểm kỹ thuật, ngành hàng sản xuất kinh doanh, cũng như lượng dự trữ xăng dầu (giá rẻ) từ thời "ngủ đông" của đội xe DN. (TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam)
- Chấp nhận lạm phát cao trong hoàn cảnh đặc biệt: Tại Việt Nam, chính sách tiền tệ được điều hành theo hướng thận trọng. Còn trong cung cầu hóa nội địa có 2 xu hướng, có những mặt hàng nguồn cung dồi dào nhưng không tiêu thụ được, có những mặt nguồn cung rất hạn chế và sắp tới sẽ đối mặt với thiên tai bão lụt nhưng cầu lại rất cao, nhất là hàng hóa thực phẩm thiết yếu cho người dân. Giá hàng tăng là điều không tránh khỏi, khi Việt Nam đang dần mở cửa nền kinh tế, nhu cầu về tiêu thụ cũng sẽ cao hơn, từ đó đẩy giá lên. Nhưng 2 xu hướng này bù trừ cho nhau nên sức ép lên lạm phát sẽ không mạnh. (TS. Nguyễn Trí Hiếu)
- Bài học cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu: cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra tại nhiều quốc gia và Việt Nam không đứng ngoài cuộc. Đây là lúc Việt Nam cần nhìn nhận nghiêm túc về chiến lược an ninh năng lượng quốc gia để có những điều chỉnh chính sách phù hợp. Việc đa dạng hóa nguồn cung đồng thời tiếp tục chuyển dịch sang sử dụng NLTT là lựa chọn dài hạn để giảm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải có chiến lược phù hợp và có kế hoạch đầu tư cho lưới điện truyền tải liên vùng, liên quốc gia; xem xét các công nghệ lưu trữ năng lượng… (TS. Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh - CEGR)
- Vẫn còn "nút thắt" 300.000 căn nhà ở công nhân: Để khởi động lại hoạt động sản xuất theo tình hình thích nghi mới, lãnh đạo TPHCM nhấn mạnh phải có chính sách nhà ở cấp tốc cho công nhân, lao động nhập cư, giảm dần các khu nhà trọ chật hẹp. Đồng thời TP công bố kế hoạch xây dựng 300.000 căn nhà ở xã hội (NoXH) cho công nhân trong vòng 1 năm tại huyện Bình Chánh. Trước thông tin này, các chuyên gia, nhà quản lý tỏ thái độ dè dặt, bởi có quá nhiều điểm nghẽn, nếu không giải được thời gian 1 năm sẽ đi qua nhanh chóng và nhà cho công nhân có thể vẫn còn trên giấy. (TS. Nguyễn Minh Hòa)
- Kinh doanh bán lẻ trên nền tảng số: Doanh nghiệp phải thay đổi: Khi người tiêu dùng (NTD) đang ngày càng chấp nhận các dịch vụ mua sắm trực tuyến, song song với hành vi mua sắm đang dần thay đổi trong thời kỳ Covid-19, cũng là lúc doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng hóa và phân phối trên nền tảng số của mình, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) như Tiki, Lazada, Shopee… bắt buộc phải thay đổi để đáp ứng xu thế thời cuộc. (PGS.TS Bùi Thanh Tráng và nhóm tác giả ThS. Hoàng Thu Hằng, TS. Đỗ Thị Hải Ninh, ThS. Dương Ngọc Hồng, ThS. Hoàng Ngọc Như Ý - Khoa Kinh doanh Quốc tế, Marketing, Trường Đại học Kinh tế TPHCM)
- Đại dịch đã thêm kích hoạt thương mại điện tử: Dịch Covid-19 đã thúc đẩy người tiêu dùng chuyển qua mua sắm online nhiều hơn. Doanh nghiệp (DN) đang nhanh chóng tận dụng kênh bán hàng này để đẩy mạnh doanh số bán hàng. Thế nhưng giữa những cơ hội lớn luôn có những điều DN cần quan tâm để có thể đi đường dài.  (Đức Mạnh)
- Tái cấu trúc nền tảng số để đi đường dài: Đợt dịch Covid lần thứ 4 đang làm tổn thương lớn các DN. Song nó cũng khiến DN nhận thức rõ ràng hơn, có các giải pháp lâu dài hơn để tồn tại, sống chung với dịch. Chuyển đổi số cần nền tảng chung của Nhà nước, hành vi của người tiêu dùng và sự chuẩn bị của chính DN. (Đoàn Đình Hoàng, chuyên gia tư vấn về marketing, chiến lược và thương hiệu) 
- Trái phiếu ngân hàng: Ai mua? Có rủi ro?: Năm nay, thị trường không còn chứng kiến cuộc đua huy động giữa các nhà băng dù huy động vốn tăng rất chậm. Nguyên nhân chính do sự chuyển hướng huy động vốn từ trái phiếu (TP) khi hầu hết lô TP do NHTM phát hành đều được các công ty chứng khoán (CTCK) và NH khác ôm trọn. (Đỗ Linh)
- Dồn dập lợi nhuận quý III, TTCK có phá đỉnh lịch sử?: Thị trường chứng khoán (TTCK) đang đi từ diễn biến bất ngờ này tới bất ngờ khác khi vượt qua số liệu vĩ mô ảm đạm trong quý III-2021, lợi nhuận công ty niêm yết vẫn không sụt giảm. Trái lại, TTCK đang thể hiện sự hào hứng đáng kể khi VN Index đã tiến sát tới đỉnh cao lịch sử 1.420 điểm. (Nguyên Hà)
- Cổ phiếu ngân hàng “lặng lẽ” vì sao?: Dù nhận được sự kỳ vọng rất lớn từ nhà đầu tư (NĐT) nhưng nhóm cổ phiếu (CP) ngân hàng (NH) gần như “im hơi lặng tiếng” trong thời gian khá dài. Vậy đâu là nguyên nhân nhóm CP NH đánh mất vị thế “vua” trên thị trường chứng khoán (TTCK)?  (Kim Giang)
- Khai thông sản xuất phải khai thông đi lại: Háo hức là cụm từ được nhiều DN nhắc tới khi từng bước quay trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều quy trình đang được DN từng bước sắp xếp lại. Có những điều nhìn vào tưởng khó nhưng nhiều DN thấy ổn như vấn đề lao động. Tuy nhiên, cũng có những thách thức nếu không được gỡ ngay DN sẽ vẫn khó khăn. (Thanh Lâm)
- Giá nhà vẫn tăng, nhưng nhà đầu tư thận trọng: Khách hàng mua nhà để ở và mua để đầu tư trong giai đoạn hiện nay đều tỏ ra thận trọng lựa chọn phân khúc và dự án. Trong khi đó, các doanh nghiệp sau thời gian dài giãn cách đã từng bước bắt tay vào tái khởi động các dự án và hoạt động mua bán, với tâm thế nỗ lực hết mình cho những tháng còn lại của năm. (Đỗ Trà Giang)
- Tiện ích tiết kiệm năng lượng (Nhã Trúc)
- Liên hoan phim trực tuyến có dễ tìm Bông Sen Vàng?: Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22 sau khi dời lại 2 tháng theo kế hoạch, để tránh cao điểm chống dịch Covid-19, đã quyết định diễn ra tại Huế từ ngày 18 đến 20-11. Liên hoan phim chỉ gói gọn trong 3 ngày, và chủ yếu tổ chức bằng hình thức trực tuyến. Đây là lần đầu tiên, giới làm phim nước nhà chứng kiến một lễ hội nghề nghiệp ngắn ngủi và đơn giản, đúng tính chất một sự kiện thời Covid-19. (Tuy Hòa)
- Khủng hoảng năng lượng đe dọa phục hồi kinh tế Đông Nam Á: Giá xăng ở châu Âu và châu Á đang ở mức cao nhất mọi thời đại; giá dầu ở mức cao nhất 3 năm; giá than tăng mạnh do tình trạng thiếu năng lượng ở Trung Quốc, Ấn Độ… đang đe dọa phục hồi kinh tế ở Đông Nam Á. (Vinh Trang)
- Mở cửa cuốn chiếu cùng vaccine: Bất chấp số ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày trên dưới 3.000 và một vài trường hợp tử vong, Singapore vẫn quyết tâm mở cửa khi nới lỏng kiểm soát biên giới với 9 quốc gia, qua chương trình Hành lang du lịch dành cho hành khách đã tiêm vaccine (VTL). Như vậy, trong những tuần lễ tới, du khách đã được tiêm chủng đầy đủ đến từ 11 quốc gia, chỉ cần thực hiện xét nghiệm PCR trước khi khởi hành và khi đến Singapore. Nếu kết quả âm tính, họ không phải cách ly mà có thể bắt đầu hành trình tham quan đảo Sư tử. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
- Bùng nổ nghỉ việc trên toàn nước Mỹ: Một cuộc bùng nổ nghỉ việc đang diễn ra trên toàn nước Mỹ và chưa có dấu hiệu dừng lại. Hàng triệu người Mỹ đã bỏ công việc đang làm, gần 3/4 người lao động đang cân nhắc đến chuyện nghỉ việc. Chuyện gì đang xảy ra? (Phúc Hà)
Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác