Đón đọc ĐTTC bộ mới số 123 phát hành thứ hai ngày 1-11-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 123 phát hành ngày 1-11-2021 với nhiều chuyên mục:
- Áp lực lạm phát năm 2022 rất lớn?: Khủng hoảng năng lượng toàn cầu hiện đang tác động rất lớn đến giá cả trong nước. Hiện tượng này cần được các nhà quản lý cảnh báo đúng mức. Nhưng từ “mặt bằng giá” của một nhóm hàng mà chúng ta lại nâng lên thành luận điểm “áp lực lạm phát là rất lớn”, sẽ có tác động không tốt đến kỳ vọng lạm phát. (GS.TS Trần Ngọc Thơ)
- Giá vàng khó vượt mốc 1.900USD/ounce: Giá vàng thế giới liên tục dao động trước những diễn biến của giá dầu và các chính sách của các Ngân hàng Trung ương trong thời gian gần đây. Vậy sắp tới các yếu tố này sẽ ảnh hưởng như thế nào lên giá kim loại quý trong những tháng còn lại của năm 2021? Có thể từ đây đến cuối năm, giá vàng vẫn nằm trong khoảng 1.700-1.900 USD/ounce, không thể vượt qua được khoảng đó nếu không có những thay đổi lớn, chẳng hạn như chiến tranh. (Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT CTCP Vàng bạc đá quý SJC Phú Thọ)
- Châu Âu bị xáo trộn vì năng lượng: Ngày 26-10 vừa qua, các Bộ trưởng phụ trách năng lượng của EU đã nhóm họp bất thường ở Luxembourg để cùng tìm một lối thoát cho cuộc khủng hoảng năng lượng, một mối nguy lớn đe dọa sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch Covid-19. Và thêm một lần nữa, 27 nước châu Âu này lại không tìm được tiếng nói chung. (TS. Võ Đình Trí, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Cơ cấu lại nền kinh tế 2021-2025 thực chất hơn: Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 mà Quốc hội đang bàn thảo, về bản chất nhằm thay đổi về nền tảng, cơ chế phân bổ nguồn lực, cũng như kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế. Để thực thi hiệu quả, thực chất, đầy đủ, đúng và tránh hình thức, cần xác định rõ vai trò của kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế. Cơ cấu lại nền kinh tế là thay đổi nền tảng trong cách điều hành nền kinh tế, phân bổ nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế. (Phan Đức Hiếu, Đại biểu Quốc hội khóa XV thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương - CIEM)
- Đào tạo nhân lực kỹ năng số - Có chiến lược nhưng cần cơ chế và cách làm: Trong chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 15, trình bày về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nhấn mạnh cần tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, hiệu quả sử dụng nguồn lực; lấy chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo làm đột phá, hướng tới nền kinh tế dựa vào khoa học - công nghệ. (Hồ Quốc Tuấn, giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025: Cần gói tài khóa - tiền tệ đủ mạnh, quy mô đủ lớn: Cuối tuần qua, Quốc hội đã nghe, thảo luận ở tổ và trực tuyến về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Những điểm yếu được bộc lộ khi ứng phó với dịch Covid-19, là liên kết vùng đã được đưa ra mổ xẻ, và tái cơ cấu phải đặt trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch cũng được nhiều đại biểu (ĐB) quan tâm. (Ngọc Quang)
- Cân đối tài khóa, phục hồi nền kinh tế: Trong trung hạn, chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng phục hồi nền kinh tế, do đó việc cân đối tài khóa là nhiệm vụ phải giải quyết lúc này. Giai đoạn 2021-2025, chúng ta đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5-7% trong bối cảnh năm 2020 dịch Covid-19 chưa diễn biến phức tạp. Do đó, Quốc hội phải điều chỉnh chính sách để vừa đối phó với dịch bệnh, vừa đảm bảo bám sát mục tiêu tăng trưởng. (TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế)
- DN bắt buộc phải thay đổi: Quá trình phục hồi kinh tế khó khăn do tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong bối cảnh đó, các DN phải có giải pháp từ góc độ của mình trong bối cảnh bình thường mới. Đại dịch Covid-19 sẽ tiếp tục tạo ra những thách thức mới đối với quản trị DN. Các nhà quản trị DN cần phải phân tích, đánh giá chiến lược phát triển của DN đặt trong bối cảnh môi trường kinh doanh bị ảnh hưởng từ diễn biến của dịch. (PGS.TS Tô Ngọc Hưng, nguyên Giám đốc Học viện Ngân hàng)
- Mở rộng quy mô các gói hỗ trợ: Việc mở rộng quy mô các gói hỗ trợ DN ứng phó Covid-19 là cần thiết. Với GDP ước tính năm 2020 gần 6,3 triệu tỷ đồng, các gói hỗ trợ có thể mở rộng đến 4% GDP, tương đương 250.000 tỷ đồng, hoặc hơn nữa để giải quyết các khó khăn trong hiện tại và hỗ trợ phục hồi kinh tế trong tương lai. Chính phủ có thể cân nhắc ban hành một số chính sách tài khóa, tiền tệ có tính chất đột phá. (TS. Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam - VCCI)
- Sớm thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng: Chúng ta phải đứng thẳng dậy và xốc tới, không phải “lom khom hồi phục”, các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ và ngân hàng cần mạnh hơn nữa. Đây là lúc ngân sách nhà nước mạnh dạn chi hỗ trợ DN để cứu nền kinh tế. (PGS.TS Trần Đình Thiên, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về kinh tế khóa IX Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam)
- Thực hiện tăng bội chi ngân sách: Để đáp ứng nhu cầu an sinh xã hội hiện nay và các nhu cầu phục hồi kinh tế, có thể thi hành giải pháp từ 2 hướng. Một là tiết kiệm chi tiêu ngân sách, cả về đầu tư hiệu quả và giảm chi tiêu thường xuyên cho bộ máy. Hai là tăng thêm mức bội chi ngân sách, đáp ứng nhu cầu an sinh xã hội và khôi phục kinh tế, đổi mới ngành y tế… (GS.TSKH Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam)
- Chính sách tài khóa, tiền tệ như tay phải và tay trái: Cái cần nhất, thứ nhất là DN tiếp cận được tín dụng. Quy mô nguồn vốn phải tăng lên, tập trung cho những lĩnh vực, dự án có khả năng cạnh tranh. Thứ hai là lãi suất phải hạ xuống. Tích hợp, cộng hưởng chính sách tài khóa tiền tệ sẽ như tay phải và tay trái, phối hợp nhịp nhàng “chăm sóc” DN, đảm bảo tín dụng được sử dụng hiệu quả, tạo ra năng lực cạnh tranh. (Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội)
- Cần kịch bản liên thông cho miền Tây: Phục hồi kinh tế, tạo điều kiện đi lại cho người dân có kiểm soát là cách thức các tỉnh, thành miền Tây chọn lựa từ sau ngày 1-10. Tuy nhiên, mở cửa trước yêu cầu “sống chung với virus” đặt ra nhiều thách thức, cần các kịch bản “bình thường mới” tốt nhất. Các kịch bản phục hồi kinh tế cần linh hoạt, thích ứng với 3 trạng thái diễn biến của dịch bệnh: Bình thường mới, nguy cơ thấp và nguy cơ cao.  (Trần Hữu Hiệp)
- Nhà ở công nhân theo Nghị định 28: Vẫn vướng: Cho đến nay Việt Nam chưa có TP công nghiệp đúng nghĩa. Đó là TP có hoạt động chính là sản xuất công nghiệp, tập trung nhiều nhà máy với hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu công nhân. Cư dân ở đây chủ yếu là công nhân và gia đình họ, các hoạt động hành chính, dịch vụ đều tập trung phục vụ đối tượng này. Xây nhà ở cho công nhân các KCN là cần thiết, nhưng để hiện thực hóa nó chỉ bằng Nghị định 82 chưa đủ bởi còn vướng mắc đủ thứ cần phải gỡ. (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa)
- Chương trình “1 triệu căn nhà” của TPHCM nếu…: Là một trong số ít doanh nghiệp (DN) đi đầu phân khúc nhà giá rẻ, đến nay Công ty Lê Thành đã thực hiện được 5 dự án với hơn 7.000 căn hộ bán và cho thuê 49 năm, hiện công ty đang triển khai 2 dự án với số lượng hơn 3.000 căn hộ. Vì sao hầu hết DN đều né phân khúc này, trong khi Lê Thành lại khá trung thành? Về chương trình “1 triệu căn nhà” của TPHCM,  đây là tâm huyết rất lớn và bước đột phá của TP về vấn đề này. Nhưng 1 triệu căn này là nhà gì, loại nào và thời gian thực hiện bao lâu chưa thấy văn bản cụ thể. (Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty Lê Thành)
- Độ trễ rủi ro của các nhà băng: Nền kinh tế gặp khó khăn nhưng các NH vẫn báo lãi lớn nhờ  tín dụng. Song dự báo những rủi ro của ngành này có độ trễ, có thể bộc lộ nửa đầu năm 2022. Hoạt động cho vay của các NH cần được giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng vì áp lực dự phòng và lợi nhuận, NH đổ vốn vào những lĩnh vực rủi ro, nhất là khi đứng trước nguy cơ nợ xấu cao trong vài năm tới. (Thiên Minh)
- VN Index vượt đỉnh, nhưng hiệu suất đầu tư tụt giảm: Tuần qua thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được chứng kiến thời khắc quan trọng khi VN Index vượt thành công đỉnh cao lịch sử, tương đương mốc 1.420 điểm. Đây là thành công đến quá sớm, vì trong tất cả các báo cáo thị trường cập nhật cho quý III hay cả năm 2021, các CTCK cũng chỉ dám dè dặt đề cập đến đỉnh cao lịch sử này như một đích hướng tới cho thời điểm cuối năm. (Nguyên Hà)
- Vì sao cổ phiếu CTCK không tăng dù lãi khủng?: Đua nhau báo lãi khủng trong mùa công bố kết quả kinh doanh (KQKD) quý III, nhưng cổ phiếu (CP) của các công ty chứng khoán (CTCK) vẫn lầm lũi đi xuống trong sự hụt hẫng của nhà đầu tư (NĐT) đang nắm giữ. (Kim Giang)
- Mạnh tay thu hồi dự án chậm tiến độ khi luật có hiệu lực: Hiện còn rất nhiều dự án được phê duyệt chậm tiến độ hoặc không thực hiện (dự án treo) nhưng vẫn chưa bị thu hồi. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự chưa thống nhất về mặt luật pháp trong các văn bản luật. Xử lý những vướng mắc đó sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự án, tạo nguồn cung nhà ở cho TPHCM. (LS. Lê Trung Phát)
- Xuất khẩu 2021: Nhiều ngành lỡ hẹn mục tiêu: Đợt dịch lần thứ 4 với khoảng thời gian giãn cách dài đã khiến các doanh nghiệp (DN) trong nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, thủy sản… điêu đứng. Nay khi hoạt động sản xuất từng bước trở lại các DN đang tăng tốc cho quý IV nhưng kim ngạch cuối năm sẽ lỡ hẹn với mục tiêu ban đầu. (Thanh Lâm)
- Cuộc đua lấp đầy bầu trời bằng xe bay (Nhã Trúc)
- Đau mỏi cơ kéo dài sau Covid-19 (ThS.BS Ngô Thị Kim Oanh, BS Trần Thị Phương Thảo, cơ sở 3 - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)
- Xây dựng KDL Quốc gia núi Bà Đen tầm quốc tế: Những năm gần đây, Khu du lịch (KDL) núi Bà Đen (Tây Ninh) nổi lên như là điểm đến du lịch hàng đầu ở Đông Nam bộ, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của vùng và thể hiện khát vọng vươn lên của ngành du lịch Tây Ninh. (Văn Phong)
- Kinh tế Trung Quốc trước “bộ 3” khủng hoảng: Dữ liệu chính thức ngày 18-10 cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sụt giảm nhiều hơn dự kiến trong quý III, do phải đối mặt 3 cuộc khủng hoảng cùng lúc: Covid-19, năng lượng và bất động sản (BĐS). Liệu những cuộc khủng hoảng này có làm thay đổi Bắc Kinh trong dài hạn? (Vinh Trang)
- Cuộc đua tiêm chủng trẻ em toàn cầu: Chiến dịch tiêm vaccine cho trẻ em trên thế giới diễn ra với nhiều tốc độ và hình thức khác nhau. Châu Âu và châu Mỹ đã triển khai chiến dịch này từ giữa năm, trong khi một số quốc gia đưa ra các điều kiện về sức khỏe nhất định, một số khác chỉ phê chuẩn 1 liều vaccine. (Phúc Hà)
- Mèo trắng mèo đen miễn là bắt được chuột: Tôi xin mượn phát biểu nói trên của một cựu lãnh đạo nhà nước Trung Quốc để minh họa cho động thái mới của chính phủ Singapore. Theo đó vaccine Sinovac do Trung Quốc sản xuất sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia phục vụ những người không thể/muốn tiêm vaccine mRNA như Pfizer hay Moderna. Điều này tuân theo sự cho phép tạm thời của Bộ Y tế Singapore (MOH) đối với vaccine theo Lộ trình tiếp cận đại dịch đặc biệt (PSAR). (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác