Đón đọc ĐTTC bộ mới số 124 phát hành thứ hai ngày 8-11-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 124 phát hành ngày 8-11-2021 với nhiều chuyên mục:
- Bão dịch chưa qua, lốc xoáy giá cả đã tới: Giá xăng dầu trong nước tăng do cơn sốt nhiên liệu thế giới. Nhưng vào ta, xăng dầu còn phải cõng thêm các khoản thuế phí, nên việc kiềm chế tăng giá xăng dầu khó hơn việc lên trời. Việc giá xăng dầu tăng mạnh và liên tục đang gây áp lực quá lớn lên đà phục hồi kinh tế, không những gây sốc cho doanh nghiệp mà ngay chính nhà quản lý cũng bị sức ép lớn. Giả sử dịch bệnh bùng phát trở lại, việc có những đợt sóng tăng giá mới trong những ngày tháng tới, không có gì lạ.  (Nguyễn Duy Nghĩa)
- 130.000 tỷ USD: Canh bạc lớn với biến đổi khí hậu?: Hội nghị thượng đỉnh COP26 vừa kết thúc ở Anh. Ấn tượng mạnh nhất với công chúng là con số 130.000 tỷ USD dự kiến đầu tư để đạt được mục tiêu cân bằng khí thải (net zero) vào năm 2050, cũng như một số mục tiêu ngắn hạn khác. Thông điệp từ các định chế tài chính lớn là băn khoăn việc chọn lựa dự án và giải ngân. Nhưng với số tiền khổng lồ như vậy, vậy các nền kinh tế sẽ phải định hình lại? (TS. Võ Đình Trí, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Gói 800.000 tỷ đồng là cần thiết và cấp thiết: Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) vừa trình Chính phủ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch Covid-19, với quy mô 800.000 tỷ đồng, khoảng 10% GDP (gần 35 tỷ USD), gấp 3,5 lần gói hỗ trợ năm 2021 của Chính phủ. Trong khi đó, Bộ Tài chính cũng xây dựng Báo cáo công khai dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022, trình Chính phủ để trình Quốc hội khóa 15 xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 2, trong đó dự kiến mức bội chi tương ứng 4% GDP (bằng tỷ lệ dự toán 2021). Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần có gói hỗ trợ đủ mạnh từ Nhà nước giúp doanh nghiệp (DN), người dân gặp khó khăn vì đại dịch. Vì vậy, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch Covid-19, khoảng 800.000 tỷ đồng, tức gần 10% GDP mà Bộ KH-ĐT đưa ra là cần thiết.  (TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế)
- Gói hỗ trợ quá lớn, huy động từ đâu?: Quy mô gói hỗ trợ kinh tế này nếu được thông qua sẽ quá lớn. Chắc chắn phải huy động từ nhiều nguồn. Tuy nhiên, phải ước lượng được số tiền thực chi cho gói hỗ trợ là bao nhiêu, lấy đó làm căn cứ để huy động tiền cho gói. Đây mới là khâu quan trọng, vì hiện nay dù Bộ KH-ĐT đưa ra song vẫn đang thiếu những nghiên cứu có tính định lượng. Khi đã có định lượng, trên cơ sở đó sẽ tính được quy mô gói hỗ trợ, ước chi thực tế là bao nhiêu, sau đó mới tính đến việc huy động nguồn lực.  (TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính-Tiền tệ Quốc gia)
- Cân nhắc sức chịu đựng ngân sách: Việc mở rộng quy mô gói hỗ trợ kích thích kinh tế cần căn cứ vào khả năng chịu đựng của ngân sách, tỷ lệ thâm hụt ngân sách của Việt Nam nhiều năm qua được cho khá cao so với nhiều quốc gia khác. Đây là chương trình hỗ trợ lớn nhất từ trước đến nay, thể hiện quyết tâm, tham vọng của Chính phủ trong phục hồi kinh tế. Còn việc dư luận quan tâm khả năng trả nợ nếu như vay thêm và năng lực thực thi, triển khai gói kích thích kinh tế như thế nào hoàn toàn hợp lý. (PGS.TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách  - VEPR)
- Đa phần doanh nghiệp và người lao động đang sử dụng công nghệ 1.0, 2.0: Đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu đẩy nhanh tốc độ ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo và ứng dụng các giải pháp kỹ thuật số trong doanh nghiệp (DN) ngày càng trở nên cấp bách. Song số lượng DN sử dụng công nghệ 4.0 hay quy trình số hóa hoàn chỉnh hiện rất ít. Cùng với đó kỹ năng số của người lao động (NLĐ) rất hạn chế.  (Thanh Lâm)
- Nhân lực kỹ thuật số nhìn từ Singapore: Để duy trì khả năng cạnh tranh, Singapore sẽ cần thêm 1,2 triệu nhân viên có kỹ năng kỹ thuật số (KTS) vào năm 2025 - tăng 55% so với mức hiện nay. Đó là nhận định trong báo cáo “Khai phá tiềm năng KTS khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Thay đổi nhu cầu kỹ năng KTS và cách tiếp cận chính sách” của Amazon Web Services, Inc. (AWS), công ty con của Tập đoàn Amazon. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
- Đừng ảo tưởng về kỹ năng số: Với tình trạng kỹ năng số kém của người lao động Việt Nam, thì việc chuyển đổi số càng khó khăn gấp bội. Chính vì thế, việc nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động là trách nhiệm của cơ quan nhà nước và cả DN, nếu muốn có lực lượng nhân lực đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh mới. Cụ thể là vai trò, trách nhiệm của các cơ quan như Bộ Giáo dục - Đào tạo, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong việc đưa ra khung chương trình về kỹ năng số. (Đào Trung Thành, chuyên gia chuyển đổi số)
- Băn khoăn sinh con được thưởng tiền: Dự thảo Đề cương Luật Dân số do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo, đang lấy ý kiến để trình Chính phủ, với đề xuất khi sinh đứa con thứ nhất, sản phụ được hưởng 3-4 triệu đồng, đứa thứ hai tối đa 9 triệu đồng. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà việc sinh con được thưởng tiền. Tuy nhiên, khuyến sinh bằng tiền là cần thiết, nhưng nó mới chỉ là gia vị, chưa phải là nhân tố quan trọng dẫn đến quyết định sinh con. Chỉ khi nào mặt bằng mức sống, điều kiện sống, môi trường sống tốt hơn mới hy vọng các bạn trẻ ham sinh con. (Nguyễn Minh Hòa)
- Mong manh thương hiệu gạo Việt: Tiếng kêu của Anh hùng Lao động, kỹ sư Hồ Quang Cua, cha đẻ gạo ngon nhất thế giới năm 2019 ST-25, trong cuộc gặp gỡ của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan với các “vua nông sản Việt” mới đây, đã gây chú ý. “Hoa hậu gạo thế giới” ST-25 cách đây 3 năm trước cận cảnh mất cơ hội tham dự cuộc thi danh giá “World’s Best Rice”. Nhưng xem ra mong manh thương hiệu Việt không phải là chuyện cũ cần tìm lời giải mới. (TS. Trần Hữu Hiệp)
- Dòng tiền ngấm ngầm chảy vào chứng khoán, BĐS: Theo cơ quan quản lý, tín dụng rót vào các lĩnh vực rủi ro vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên nhìn vào thực tế, lo ngại dòng vốn tín dụng ngầm vẫn đang chảy sang bất động sản (BĐS) và chứng khoán. Tiền đang đổ nhiều vào chứng khoán, BĐS từ nhiều kênh, trong đó có cả tín dụng ẩn dưới các hình thức cho vay sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nền kinh tế. (Đỗ Linh)
- Cảnh báo chứng khoán trên đỉnh: Thị trường chứng khoán (TTCK) đang tồn tại những điều tưởng chừng như vô lý, khi VN Index lên đỉnh nhưng nhóm ngành tài chính lại đi xuống, hay doanh nghiệp bất động sản (BĐS) giảm tốc lợi nhuận trong khi cổ phiếu (CP) tăng sốc. Sau phiên giao dịch ngày 3-11 với kỷ lục thanh khoản 52.000 tỷ đồng, nhóm CP CK sau thời gian bị NĐT ‘ngó lơ” đã trở thành tâm điểm của dòng tiền, với kỳ vọng các CTCK sẽ tăng thu nhập mảng môi giới. (Kim Giang)
- Công nghệ số gọi vốn dự án BĐS: Tiềm năng lớn, rủi ro không nhỏ: Công nghệ số trong gọi vốn cho các dự án bất động sản (BĐS) là mô hình kinh doanh còn khá mới mẻ, mở ra cơ hội cho nhiều nhà đầu tư thị trường BĐS. Tuy nhiên, trên thực tế hành lang pháp lý về vấn đề này còn phải hoàn thiện nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên khi tham gia. Đã có hàng loạt ý kiến từ các chuyên gia nêu ra tại buổi tọa đàm về nội dung trên, do Khoa Tài chính - Trường Đại học Kinh tế TPHCM phối hợp với Báo ĐTTC tổ chức tuần qua.  (Đỗ Trà Giang)
- Đầu tư nhà giá rẻ vướng nhiều rào cản: Trong giai đoạn 2015-2020, TPHCM đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 23 dự án nhà ở  xã hội (NoXH). Tuy nhiên, theo Sở Xây dựng, chính sách phát triển NoXH vẫn vướng nhiều rào cản cần tháo gỡ để đáp ứng nhu cầu của xã hội trong thời gian tới. (Bình Minh)
- Giữ lửa căn bếp mùa lễ hội cuối năm (Nhã Trúc)
- Cơ hội cho những ứng viên mới tại Liên hoan phim: Những phim đã “thử lửa” khán giả không còn là bí mật ở Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22. Công chúng đang hy vọng ở những bộ phim mới lần đầu tiên ra mắt. Có 5 ẩn số thú vị là các bộ phim “Con đường có mặt trời”, “Khúc mưa”, “Miền ký ức”, “Cơn giông” và “Người lắng nghe” nằm trong danh sách những bộ phim được trình chiếu ở Tuần phim chào mừng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22.  (Tuy Hòa)
- Cái giá của chiến lược “Zero Covid” ở Trung Quốc: Những biện pháp phòng chống dịch Covid-19 khắt khe ở Trung Quốc đang khiến nhiều công ty, tập đoàn phương Tây rời bỏ thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, đồng thời đè nặng chi phí và trách nhiệm lên các chính quyền địa phương. (Vinh Trang)
- CCO Alan Horn: Mở ra kỷ nguyên mới Walt Disney: Alan Horn, 78 tuổi, Giám đốc sáng tạo (CCO) của Disney Studios Content, một bộ phận bao gồm Walt Disney Pictures, Walt Disney Animation Studios, Marvel Studios, Lucasfilm, Searchlight Pictures, Pixar và 20th Century Studios. Alan Horn được xem là người đã mở ra kỷ nguyên mới và biến Walt Disney trở thành hãng phim thành công nhất Hollywood. (Yên Huỳnh)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác