Đón đọc ĐTTC bộ mới số 125 phát hành thứ hai ngày 15-11-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 125 phát hành ngày 15-11-2021 với nhiều chuyên mục:
- “Cơn say” chứng khoán và những kỳ vọng: Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn bởi đại dịch Covid-19, dòng tiền lãi suất thấp dư thừa trên toàn hệ thống, đã khiến các nhà đầu tư (NĐT) thiếu các kênh đầu tư và kênh chứng khoán trở lên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Và vô hình trung, thông tin (dù chưa chính thức) về gói kích thích kinh tế “siêu khủng” 800.000 tỷ đồng đã khiến thị trường chứng khoán (TTCK) nóng hơn bao giờ hết.  (Lê Đức Khánh)
- Muốn thích ứng phải minh bạch thị trường xét nghiệm covid: Chủ đề được quan tâm nhất trong đợt 2 của kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 15 vẫn là các biện pháp cấp bách để cả nước thích ứng linh hoạt với Covid-19, nhanh chóng phục hồi sản xuất và sinh hoạt. Phần lớn đại biểu Quốc hội đều băn khoăn về khả năng tiêm vaccine cho toàn dân trong thời gian sớm nhất. Tính đến cuối năm 2021, Việt Nam ký kết mua được 160 triệu liều vaccine, đủ đạt miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, ngoài việc vaccine về chậm vì nguồn cung không dồi dào, việc nghiên cứu và chọn lựa vaccine phù hợp cho từng đối tượng vẫn còn nhiều âu lo. (Gia Quan)
- Tầm nhìn các quốc gia hậu Covid-19: Cùng với việc cố gắng kiểm soát dịch Covid-19 và hỗ trợ nền kinh tế, một số chính phủ đã thiết lập tầm nhìn cho mình từ những bài học được rút ra từ đợt khủng hoảng. Covid-19 gây ra nhiều thiệt hại nhưng cũng là một cú hích để thế giới nhìn lại mình, để từ đó thay đổi. Tuy vậy, giai đoạn phục hồi và chuyển giao cũng nhiều thách thức không hề kém giai đoạn chống chọi trực tiếp với Covid-19. (TS. Võ Đình Trí, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Thị trường của những người “sợ lỡ cơ hội làm giàu”: Một loạt ván cược lớn đang được mở ở thị trường tài chính hàng đầu thế giới là Mỹ. Thống kê ngày 5-11 vừa qua cho thấy mức giao dịch kỷ lục về giao dịch hợp đồng quyền chọn ở Mỹ được thiết lập với tổng giá trị 2,6 tỷ USD. Đây là mức giao dịch lớn nhất trong 1 ngày từng diễn ra và hầu hết đều là quyền chọn mua. Trong đợt tăng vì “sợ lỡ cơ hội kiếm tiền” lần này, không chỉ nhà đầu tư cá nhân, một số không nhỏ nhà quản lý quỹ thận trọng cũng bị cuốn vào dòng xoáy này. (Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Có nên quá lo lắng “bong bóng” chứng khoán?: Tuần qua, trên nghị trường Quốc hội đã có những lập luận lo lắng về “bong bóng” chứng khoán và bất động sản dựa trên cơ cấu thu ngân sách. Cũng tuần qua thị trường chứng khoán (TTCK) đã có những giao dịch với giá trị đạt kỷ lục hơn 52.000 tỷ đồng. Liệu với những dữ liệu này có nên vội kết luận “bong bóng” tài sản? Nhìn vào nhóm ngành thu hút dòng tiền của thị trường cho thấy thị trường tiềm ẩn những rủi ro nhất định và mang tính đầu cơ cao. (TS. Lê Đạt Chí, Khoa Tài chính - UEH)
- Có hay không làn sóng đầu cơ chứng khoán?: Giữa muôn vàn khó khăn do đại dịch Covid-19 khiến lần đầu tiên tăng trưởng GDP âm tới 6,17% trong quý III-2021, nhưng thị trường chứng khoán (TTCK) lại làm được điều “không tưởng” là vượt lên đỉnh cao lịch sử mới. Dòng tiền mới gia nhập TTCK trong 10 tháng đầu năm 2021 thậm chí còn lớn hơn cả năm 2020, và như nhận định của một quỹ đầu tư ngoại dòng tiền đang trở nên sôi sục hơn nữa khi giới đầu tư chờ đợi gói kích thích kinh tế “lớn chưa từng thấy”. (Nguyên Hà)
- Tiền ngân hàng chảy vào chứng khoán?:
Tín dụng đang có mức tăng trưởng rất ấn tượng, nhưng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp (DN) chưa có dấu hiệu khả quan. Nền kinh tế đang cần phục hồi, nhưng DN cần tiền không vay được, trong khi NH sẵn sàng cho vay để nhà đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản mua đi bán lại. Liệu tín dụng đang chảy vào các lĩnh vực rủi ro? (Đỗ Linh)
- TTCK: Cẩn trọng dòng tiền nóng: Thông tin về các gói hỗ trợ của Chính phủ là một trong những yếu tố khiến TTCK lên cơn sốt. Tuy nhiên, việc chạy theo sóng tăng này chứa đựng rất nhiều rủi ro khi dòng tiền rút khỏi thị trường. (Phan Long)
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Chính phủ xây dựng chương trình tổng thể phục hồi kinh tế: Cuối tuần qua, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Cùng với Chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) đang dự thảo, các nghị quyết trên là những định hướng quan trọng cho giai đoạn phát triển sắp tới. (Hà My)
- Không quá lo lắng các kịch bản biến đổi khí hậu: Nhân hội nghị lần thứ 26 Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (BĐKH) - COP26 diễn ra tại Glasgow (Anh), tạp chí Time Out đã công bố báo cáo của dự án Climate Central, nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao tới các thành phố du lịch nổi tiếng trên thế giới. Theo đó, khu vực phía Đông cạnh sông Sài Gòn và Thủ Thiêm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, có thể bị “nhấn chìm”. (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa)
- Tăng vaccine, “áo giáp” phòng dịch cho miền Tây: Mở cửa trước yêu cầu “sống chung với covid” đặt ra nhiều thách thức, tư duy, cách tiếp cận mới, độ che phủ vaccine phòng dịch, vận hành các kịch bản bình thường mới tốt nhất… là cách thức ứng phó với làn sóng lây lan F0 đang nóng lên ở miền Tây Nam bộ. Dù vaccine không phải là cứu cánh khi virus chưa hoàn toàn biến mất, nhưng nó cần được sử dụng như phương cách hữu hiệu để tiếp cận cách thức phòng, chống dịch theo tư duy mới, mở cửa kinh tế, đưa cuộc sống trở lại bình thường mới. (Trần Hữu Hiệp)
- Nhà băng chật vật tìm cổ đông chiến lược: Để tăng vốn, ngoài phát hành cổ phiếu trả cổ tức, nhiều nhà băng cũng đã và đang nỗ lực tìm kiếm, đàm phán với nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) chiến lược. Tuy nhiên, hoạt động này cho đến nay vẫn không khởi sắc hơn, tỷ lệ sở hữu vốn của NĐTNN tại các NHTM duy trì ở mức như nhiều năm qua. (Cát Tường)
- Giá cổ phiếu đang ở mức rủi ro trong ngắn hạn: Cuối tuần qua dù giá cổ phiếu (CP) đang bị đẩy lên cao, nhưng nhiều nhà đầu tư (NĐT) đua lệnh với kỳ vọng giá sẽ còn tăng. Đa số CP ngành nghề bất động sản đều đã có mức tăng giá mạnh kể từ đầu năm, khiến định giá của nhiều CP cao hơn đáng kể so với mức trung bình 3 năm. Thậm chí, nhiều mã ghi nhận mức tăng 4-5 lần chỉ trong vòng 1 tháng trở lại đây. Câu hỏi đặt ra giá CP sẽ còn tăng đến bao giờ và đầu tư lúc này liệu có rủi ro? (Kim Giang)
- Nếu gỡ ách tắc thủ tục, sẽ kéo giảm giá nhà: Giá nhà quá cao so với thu nhập của đại bộ phận người dân, vì vậy nỗ lực đem đến cơ hội sở hữu nhà cho nhiều người, không cách nào khác phải hạ giá thành sản phẩm. Và tháo gỡ ách tắc trong quy định pháp luật liên quan đến đầu tư dự án, rút ngắn thủ tục và thời gian để triển khai dự án, là một trong những giải pháp hữu hiệu. (Bình Minh)
- Chiến lược “zero covid” làm khó hàng Việt vào Trung Quốc: Không chỉ đưa ra các quy định chặt chẽ việc kiểm soát virus corona trên bao bì và phương tiện vận chuyển các mặt hàng nông sản nhập khẩu, Trung Quốc còn thắt chặt các điều kiện nhập khẩu. Điều này sẽ khiến con đường đưa nông sản Việt vào thị trường này thêm khó. Liệu chúng ta có thể thay đổi để thích ứng?  (Thanh Lâm)
- “Bão” giá  sẽ phải đến: Háo hức khi được khôi phục lại sản xuất kinh doanh trong giai đoạn bình thường mới chưa kéo dài bao lâu, doanh nghiệp (DN) lại đối mặt với nhiều sức ép, trong đó có việc tăng giá nguyên liệu đầu vào trong giai đoạn tăng tốc sản xuất mùa cuối năm. (Thanh Dung)
- Chuyến du lịch đáng nhớ cùng công nghệ (Nhã Trúc)
- Những tiến bộ trong điều trị đột quỵ (TS.BS Nguyễn Bá Thắng, Trưởng đơn vị đột quỵ, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)
- Ngắm nhìn Hải Vân Quan từ trên cao: Đèo Hải Vân là một con đèo hiểm trở cắt ngang dãy núi Bạch Mã, trên đỉnh đèo thường có mây nên còn gọi là đèo Mây. Hiện nay, các con đường hiện đại vượt đèo được đưa vào sử dụng, nhưng du khách đi qua đây vẫn ít nhiều “rợn tóc gáy” vì độ uốn lượn của các cung đường. (Nguyễn Văn Công - Phùng Hơn)
- Biến đổi khí hậu đe dọa du lịch châu Á: Mùa hè năm nay, khủng hoảng khí hậu đã lộ rõ hơn với sự xuất hiện của nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt trên toàn thế giới. Đây là một thách thức lớn đối với ngành du lịch, vốn chỉ đang hồi phục yếu ớt sau đại dịch. Và hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, châu Á là nơi hứng chịu nhiều rủi ro nhất. (Phúc Hà)
- Cuộc đua của các  Big Tech vào top 1.000, 2.000 và 3.000 tỷ USD: Cho đến nay, chỉ vỏn vẹn 7 công ty niêm yết từng chạm mức vốn hóa thị trường từ 1.000 tỷ USD trở lên. Tuy nhiên, một công ty đã bị tụt khỏi danh sách này gần đây, nên “câu lạc bộ” này hiện chỉ còn 6 thành viên. Trong khi đó, Apple, Microsoft và Saudi Aramco là 3 công ty đã phá vỡ cột mốc vốn hóa thị trường 2.000 tỷ USD cho đến nay. (Vinh Trang)
- 5 ý tưởng kinh doanh kỳ lạ nhưng thành công: Bắt đầu công việc kinh doanh mới rất rủi ro. Theo Cục Quản lý Doanh nghiệp nhỏ của Mỹ (SBA), hơn 50% doanh nghiệp nhỏ thất bại trong vòng 5 năm đầu tiên. Còn trong số những doanh nghiệp thành công, 50% thất bại trong vài năm tới. Tuy nhiên, vẫn có những công việc kinh doanh mới không có nhiều rủi ro, kiểu như không còn gì để mất. Chìa khóa của các doanh nghiệp này là đáp ứng nhu cầu, ngay cả khi nhiều người không nhận ra họ có nhu cầu đó. Dưới đây là 5 ý tưởng kinh doanh kỳ lạ nhưng khá thành công, theo trang Moneycrashers. (Ánh Vân)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác