Đón đọc ĐTTC bộ mới số 127 phát hành thứ hai ngày 29-11-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 127 phát hành ngày 29-11-2021 với nhiều chuyên mục:
- Cứu doanh nghiệp phải giải “3 chữ động”: Một chủ tập đoàn DN tư nhân nói với tôi rằng, DN Việt Nam trong giai đoạn vừa qua khó nhất khi phải đối mặt với 3 chữ động. Chính phủ thời gian vừa qua đã ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Do vậy trước hết, rất cần đồng thuận của cả xã hội về việc “sống chung với dịch bệnh”, cân bằng mục tiêu chống dịch và chống suy sụp kinh tế. Duy trì kinh tế được hiểu là để đảm bảo nguồn lực phòng chống dịch một cách bền vững. Trách nhiệm của các chính quyền địa phương (cũng như Trung ương) không chỉ là kiểm soát dịch, mà cả phục hồi kinh tế. (Đậu Anh Tuấn)
- Fed “mới hay cũ” - Vẫn vừa giữ chân ga, vừa giữ chân thắng: Ngày 22-11 vừa qua, Tổng thống Mỹ đã bổ nhiệm ông Powell làm Thống đốc Ngân hàng Trung ương (Fed) lần thứ hai liên tiếp cho nhiệm kỳ bắt đầu từ tháng 2-2022. Qua sự lựa chọn này, giới quan sát có thể thấy được ưu tiên lúc này của nền kinh tế có ảnh hưởng nhất thế giới là việc làm và phục hồi kinh tế. Tuy lạm phát chưa là một ưu tiên nhưng đây cũng chính là vấn đề gây đau đầu nhất cho Fed, và đặc biệt là cá nhân ông Powell. (TS. Võ Đình Trí, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Thích ứng với đại dịch, tái cấu trúc để tồn tại: Năm 2022, dự báo bối cảnh chính trị và dịch bệnh Covid-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) trong nước cần có sự chuẩn bị tốt hơn nhằm thích ứng hiệu quả, trong đó trọng tâm là tái cấu trúc. DN cần thiết xem xét lại mô hình kinh doanh để nắm bắt cơ hội và thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ thích ứng với tình hình mới. (GS.TS Nguyễn Đức Khương, Phó Giám đốc phụ trách nghiên cứu, Trưởng khoa Tài chính, Học viện Hành chính và Quản trị kinh doanh (IPAG Business School - Pháp), thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Chính phủ)
- Doanh nghiệp phải chấp nhận “thay máu”: Cái khó nhất của DN hiện nay không phải là vốn mà là khách hàng và thị trường. Những DN quá khó về vốn cũng đồng nghĩa mô hình của họ không còn hiệu quả trong giai đoạn hiện tại, nhất là khi dịch Covid-19 chỉ giảm, chưa qua đi và không ai đảm bảo năm 2022 không có những khó khăn như 2 năm qua. Chúng ta đang hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không thể mãi hô hào tuyên dương những mô hình thâm dụng vốn và lao động. (Trần Bằng Việt, Tổng giám đốc Đông A Solutions)
- Doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi số: Tái cấu trúc (TCT) là câu chuyện “sống còn” và “tự thân” của doanh nghiệp (DN) Việt Nam hiện nay. Điều này đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đang có nhiều thay đổi cả về mô hình tăng trưởng, chuỗi sản xuất, phương thức sản xuất và nhu cầu thị trường. Thực ra không chỉ khi có khủng hoảng xảy ra DN mới thực hiện, mà ngay cả trong bối cảnh bình thường DN cũng luôn cần có những thay đổi để tồn tại, phát triển. Tuy nhiên, khi nền kinh tế trở nên bất ổn, DN bị ảnh hưởng nặng nề hơn, TCT sẽ được thúc đẩy nhanh và mạnh hơn. (PGS.TSKH Nguyễn Văn Minh, Viện trưởng Viện Kinh tế và Thương mại quốc tế Đại học Ngoại thương)
- Chính sách hỗ trợ thuế nhìn từ các nước và Việt Nam: Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, Quốc hội, Chính phủ cùng với các bộ, ngành đã và đang đẩy nhanh tiến độ ban hành nhiều chính sách và giải pháp, trong đó có các giải pháp về thuế, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, cần xem xét kéo dài thêm thời gian miễn giảm để hỗ trợ DN. (Nguyễn Thanh Tâm, Giám đốc điều hành, dịch vụ tư vấn và thuế, KPMG Tax and Advisory Limited)
- Huyện “lên đời”, chuyện không đơn giản: Theo đề án của Sở Nội vụ TPHCM, 5 huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn và Nhà Bè định hướng sẽ phát triển thành quận hoặc TP trong TP. Lý giải về đề án này, Sở Nội vụ cho rằng những năm qua tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, trình độ dân trí, lối sống đô thị được hình thành rõ nét và không khác biệt nhiều so với các quận nội thành. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề như đời sống người dân có những xáo trộn khi đề án mới manh nha, cũng như hậu quả về mặt kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng. (Đỗ Trà Giang)
- Bao giờ thôi “hành hạ” những dòng kênh: Để bảo vệ môi trường, trong đó có những dòng kênh, Thành ủy TPHCM đã ban hành 3 chỉ thị, bao gồm Chỉ thị 19 ngày 19-10-2018, Chỉ thị 23 ngày 25-7-2019 và Chỉ thị 11 ngày 10-3-2021, đều có nội dung liên quan đến việc vận động người dân TP không xả rác ra đường và kênh rạch. Bài học từ một đoạn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè cho thấy, nếu TP có quyết tâm cao, huy động được nguồn lực của dân, việc cải tạo, chỉnh trang các dòng kênh là hoàn toàn hiện thực. (Nguyễn Minh Hòa)
- Vốn vào bất động sản bằng trái phiếu doanh nghiệp: Để giảm gánh nặng cung ứng vốn trung và dài hạn cho các ngân hàng thương mại (NHTM), thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) được thúc đẩy phát triển. Nhóm doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) nhanh chóng nhảy vào thị trường TPDN, trong khi các nhà băng cũng chạy sang thị trường này để mua TP của nhóm BĐS. (Đỗ Linh)
- Nợ xấu tiềm ẩn tăng cao trở lại: Nợ xấu tăng cao trở lại khi Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) còn chưa đầy 1 năm nữa sẽ hết hiệu lực (15-8-2022), đã tạo áp lực lên hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM), đặc biệt trong bối cảnh gói hỗ trợ sắp tới tiếp tục cần sự tham gia, đồng hành của các NHTM. (Hà My)
- Chứng khoán đón dòng tiền “thế hệ Z”: Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán (TTCK) 2 năm gần đây có thể khiến các nhà đầu tư (NĐT) kỳ cựu cảm thấy vừa quen, vừa lạ. Quen ở chỗ “cơn điên” của dòng tiền và khao khát làm giàu nhanh, quay cuồng với các nhịp tăng giảm giá cổ phiếu (CP) mà thế hệ nào cũng vậy. Lạ là làn sóng các NĐT trẻ thay vì “lảng vảng” xin phím hàng ở các diễn đàn chứng khoán như cách đây hơn một thập niên, giờ tụ lại trong các “nhóm kín”, sử dụng các “room chat” bí mật có, công khai có và giúp nhau làm giàu. Những công nghệ mới nhất như trí tuệ nhân tạo (AI) được ứng dụng, thay vì chỉ là những công cụ phân tích kỹ thuật cổ điển mà thế hệ “cha chú” đang xài. (Nguyên Hà)
- Dòng tiền đang rút khỏi nhóm đầu cơ: Diễn biến của thị trường trong những phiên giao dịch cuối tuần qua cho thấy dòng tiền đang chảy mạnh vào nhóm CP cơ bản. Đây có thể xem là tín hiệu dòng tiền sắp rút khỏi nhóm CP đầu cơ sau thời gian dậy sóng. (Kim Giang)
- Ngọt cổ phiếu đường, đắng cho ngành mía đường: Trong khi cổ phiếu (CP) ngành mía đường liên tục tăng mạnh những năm qua nhờ xu hướng tăng giá của thế giới, sản lượng mía đường trong nước lại lao dốc không phanh, và thị trường Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào đường nhập khẩu. (Phạm Tuấn)
- Món quà độc đáo mùa lễ hội cuối năm (Nhã Trúc)
- Sử dụng thuốc kháng tiểu cầu trong bệnh tim mạch (TS.BS Trần Hòa, Phó Trưởng khoa  Can thiệp tim mạch, Trưởng Đơn vị Can thiệp nội mạch  Bệnh viện Đại học  Y Dược TPHCM)
- Thăm Nam Phi chiêm ngưỡng mũi Hảo Vọng: Nam Phi là đất nước tiếp giáp cả Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương tại Mũi Hảo Vọng, ngoài dải đất mũi huyền ảo kỳ vĩ, Nam Phi còn sở hữu nhiều bờ biển, vịnh biển đẹp hàng đầu thế giới. (Nguyễn Văn Công)
- Tương lai Fed - "Bình cũ nhưng rượu có mới"?: Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tái bổ nhiệm ông Jerome Powell làm Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), và cũng đề cử bà Lael Brainard làm Phó Chủ tịch thứ 22 của Fed. Liệu những đề cử này có làm thay đổi tương lai chính sách của Fed? (Văn Cường)
- Peter Done - Tỷ phú chuyên tư vấn luật việc làm: Mỗi chúng ta đều muốn làm việc cho một nhà lãnh đạo mà họ tin tưởng. Làm thế nào để biết được điều đó? Thật khó! Nhưng tôi có thể giới thiệu cho bạn 1 trong 50 giám đốc điều hành hàng đầu được bình chọn ở Anh, tỷ phú Peter Eric Done, nhờ vào trang web đánh giá nhân viên Glassdoor rất uy tín. (Nhựt Quỳnh)
- Đầu tư, đầu cơ bất động sản ảo: Chúng ta hẳn đã ngạc nhiên khi biết nhiều người đã bỏ hàng đống tiền để mua cho mình một miếng đất ở Sao Hỏa hay Mặt Trăng, những bất động sản (BĐS) họ có lẽ chẳng bao giờ đặt chân tới. Thế nhưng, dù sao những mảnh đất đó cũng có thật, cũng tồn tại trong thế giới thực. Ngày 23-11 vừa qua, một công ty đã gây sốc khi chi tới 2,4 triệu USD để mua một miếng đất trong thế giới ảo. (Kiều Tiên)
- Du lịch Anh khốn đốn vì phân biệt đối xử: Mặc dù tất cả quốc gia châu Âu đều chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, khách du lịch vẫn chưa có ý định quay trở lại Anh, trong khi du lịch ở các nước châu Âu khác bước đầu đã có những tín hiệu lạc quan. (Phúc Hà)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác