Đón đọc ĐTTC bộ mới số 129 phát hành thứ hai ngày 13-12-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 129 phát hành ngày 13-12-2021 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 129 phát hành thứ hai ngày 13-12-2021 ảnh 1
- Kỳ vọng cái không thể!: Trong dự thảo đề án Tái cơ cấu ngành công thương giai đoạn 2021-2030, Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước có công nghiệp hiện đại, công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đáp ứng 70% nhu cầu nội địa, tỷ lệ nội địa hóa của các ngành công nghiệp đạt trên 45%. Đây là mục tiêu đáng kỳ vọng nhưng làm sao để hiện thực hóa mục tiêu không đơn giản, thậm chí là không thể.
- Việc làm và lạm phát không thể vui lòng cả hai: Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 11 vừa được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 10-12, đã chính thức lên ngôi vô địch trong vòng 39 năm qua, khi tăng 6,8% trong vòng 12 tháng. Mặc dù đã có tiên liệu, nhưng con số thực vẫn vượt một số dự báo. Tình huống này đã đặt Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) vào sự lựa chọn rất khó khăn: vừa tiếp tục ưu tiên việc làm nhưng phải vừa hạ nhiệt lạm phát. (TS. Võ Đình Trí, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Không dễ năng lượng xanh, năng lượng sạch: Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu - BĐKH (COP26), lần đầu tiên Việt Nam cam kết thực hiện lộ trình chuyển đổi sang năng lượng sạch và chấm dứt sử dụng than đá (chủ yếu là các nhà máy nhiệt điện than). Tuy nhiên, trong ngắn và trung hạn Việt Nam đối mặt bài toán khó về cân đối giữa đảm bảo an ninh năng lượng (ANNL) cho phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, khi điện than chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu năng lượng. Với cam kết tại COP26, Việt Nam sẽ hạn chế và tiến tới loại bỏ nhiệt điện than. Tuy nhiên, việc này sẽ làm mất cân đối về cơ cấu tỷ trọng loại hình trong chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam. (Hoàng Sơn)
- Nhiệt điện than - Bỏ thì khó, bó vào khó vay: Hội nghị thượng đỉnh COP26 bế mạc đầu tháng trước bằng thỏa thuận Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh) yêu cầu giảm sử dụng than. Đây là điều đáng mừng vì cuối cùng các nước đã tìm được tiếng nói chung trước vận mệnh của hành tinh. Nhưng mọi vấn đề khí hậu khi gắn với bài toán kinh tế đều hàm ý sự đánh đổi, và Việt Nam đang đứng trước sự đánh đổi đó. Nếu bỏ điện than khả năng không cân đối đủ nguồn lực đảm bảo an ninh năng lượng. Nhưng nếu “bó” lại việc quy hoạch điện than, nguy cơ phải đánh đổi bằng phần trăm tăng trưởng. (Lê Dương Anh Tuấn, Trường Kinh doanh, Đại học UEH)
- Vẫn phải duy trì điện than công nghệ mới: Lộ trình giảm thiểu và phi hóa cacbon Việt Nam cam kết là xu thế chung của thế giới. Tuy nhiên, để đảm bảo an ninh năng lượng (ANNL) quốc gia trong ngắn và trung hạn, Việt Nam vẫn cần duy trì tỷ lệ nhiệt điện than nhất định với công nghệ tiên tiến. Từ nay đến 2030 vẫn cần duy trì tỷ trọng nhiệt điện than ở mức 40% trước khi tìm kiếm được nguồn năng lượng khác thay thế. (Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam)
- Nên bổ sung điện hạt nhân vào quy hoạch điện quốc gia: Đã đến lúc Việt Nam cần bổ sung điện hạt nhân vào trong quy hoạch điện quốc gia trong dài hạn, điều này giúp thực hiện được song song “mục tiêu kép” vừa đảm bảo an ninh năng lượng, vừa đáp ứng tiêu chí phát triển kinh tế theo mô hình “tăng trưởng xanh”. (TS. Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử - Bộ Khoa học và Công nghệ)
- Khu đô thị Tây Bắc - Thu hẹp mới đẩy nhanh tiến độ: UBND TPHCM đang trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất điều chỉnh quy hoạch đồ án khu đô thị (KĐT) Tây Bắc theo hướng giảm quy mô, nhằm  tháo gỡ những khó khăn trong công tác đền bù giải tỏa, thu hút nhà đầu tư, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Việc điều chỉnh đồ án quy hoạch để phù hợp với thực tiễn rất cần thiết và hy vọng trong thời gian tới vùng đất Tây Bắc của TP sẽ nhanh chóng được vực dậy. (Đỗ Trà Giang)
 - Dự án giao thông trọng điểm quốc gia - Giao địa phương nhưng Bộ phải quản: Đầu tháng 1, Bộ Giao thông-Vận tải (GTVT) muốn giao UBND các tỉnh, thành tổ chức đầu tư xây dựng, quản lý, bảo trì các dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc-Nam. Điều này tạo ra 2 luồng ý kiến trái chiều không chỉ trong các chuyên gia mà ngay cả trên bàn nghị trường của Quốc hội. Tại sao bộ GTVT lại có đề xuất này?   (Nguyễn Minh Hòa)
- Có nên ép ngân hàng tăng vốn trong đại dịch?: Dù không gặp khó khăn về hoạt động như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong đại dịch Covid-19, nhưng các NHTM lại đối mặt với các thách thức khác, nhất là vấn đề tăng vốn điều lệ (VĐL) để đảm bảo an toàn hoạt động. Điều này khiến các NH phải liên tục tranh thủ cơ hội để bồi đắp vốn cho mình. (Đỗ Linh)
- Chứng khoán không còn dễ với F0: Những phiên tăng giảm bất thường tuần vừa qua, cho thấy thị trường chứng khoán (TTCK) đã không còn là kênh đầu tư dễ dàng với các nhà đầu tư (NĐT) F0. Thậm chí, nhiều F0 đã tính chuyện rút vốn sau hàng loạt cú sẩy chân trên TTCK. Muốn “giữ chân” dòng tiền của NĐT cá nhân, thị trường cần có thêm hàng hóa có chất lượng, nhất là “bàn tay rắn” của cơ quan quản lý trong việc làm trong sạch thị trường. (Kim Giang)
- Thị trường Mỹ rộng cửa hàng Việt: Hiện Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong tương lai gần thị trường này vẫn rất tiềm năng với nhiều nhóm ngành chủ lực, nhờ quy mô dân số lớn và sức tiêu dùng cao. Thị trường Mỹ còn dư địa rất lớn với hầu hết ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Dự kiến kim ngạch thương mại trao đổi 2 chiều giữa 2 nước sẽ đạt mức kỷ lục 100 tỷ USD vào cuối năm nay. (Thanh Lâm)
- Trung Quốc - Thị trường lớn thiếu ổn định: Tính đến hết tháng 11, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ. Đây cũng là thị trường lớn của nhóm ngành nông lâm thủy sản. Song thị trường lớn này lại tiềm ẩn nhiều bất ổn, nhất là trong bối cảnh dịch hiện nay. Với việc xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản vẫn phụ thuộc khá lớn vào thị trường Trung Quốc, nên bất cứ thay đổi nào của thị trường này cũng tác động mạnh lên hàng hóa Việt Nam. (Thanh Dung)
- Giá đậu nành tùy thuộc tình hình sản xuất tại Brazil?: Hàng năm, sản xuất đậu nành của Việt Nam chỉ đủ cung ứng 2% nhu cầu tiêu thụ trong nước. Do đó, nhập khẩu chiếm 98% nhu cầu tiêu thụ. Cụ thể mùa vụ 2021-2022, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng sản xuất đậu nành của Việt Nam khoảng 50.000 tấn và dự kiến nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của các ngành như: sữa đậu nành, dầu đậu nành, thức ăn chăn nuôi, người tiêu dùng trực tiếp… (Phạm Tuấn)
- Tiện ích hàng ngày sành điệu (Nhã Trúc)
- Người bệnh Parkinson lưu ý trong mùa dịch Covid-19 (TS.BS Trần Ngọc Tài, Phó trưởng khoa Thầnkinh, Trưởng Đơn vị Rối loạn vận động Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)
- Hoa hậu Hòa bình quốc tế 2021 - Hành trình vượt qua nước mắt: Hoa hậu Hòa bình quốc tế - Miss Grand International 2021 đã trao vương miện cho người đẹp Nguyễn Thúc Thùy Tiên - một đại diện đến từ Việt Nam. Vượt qua 59 thí sinh đến từ các quốc gia khác để đăng quang, Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên đã viết một câu chuyện đẹp đẽ như cổ tích cho hành trình chinh phục của mình. (Gia Quan)
- Muôn màu núi Phú Sĩ: Núi Phú Sĩ, ngọn núi cao nhất và là biểu tượng của đất nước Nhật Bản. Ngọn núi có dạng hình nón, trông từ xa như một kim tự tháp khổng lồ. Ngoài ra, đối với từng mùa hoặc từng thời điểm trong ngày, núi Phú Sĩ hiện lên với những màu sắc lung linh khác nhau như bức tranh thiên nhiên đa sắc của xứ sở mặt trời mọc. (Nguyễn Văn Công)
- Xung đột Nga-Ukraine - Cú sốc kinh tế toàn cầu?: Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin hôm 7-12, Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo Nga sẽ phải hứng chịu “nỗi đau kinh tế” nếu leo thang xung đột với Ukraine. Trong thực tế, xung đột quân sự (nếu có) giữa Nga và Ukraine chắc chắn sẽ lôi kéo thêm nhiều bên, nguy cơ tác động xấu đến kinh tế và địa chính trị toàn cầu. (Văn Cường)
- CEO Vijay Shekhar Sharma: Cha đẻ nền tảng thanh toán tại Ấn Độ: Câu chuyện về Vijay Shekhar Sharma, CEO của nền tảng thanh toán điện tử Paytm, đã trở thành cảm hứng khởi nghiệp của nhiều thanh niên tại Ấn Độ. Lý do gì khiến một người có xuất thân khiêm tốn lại có thể chiếm lĩnh thị trường thanh toán không tiếp xúc nhiều tiềm năng tại quốc gia tỷ dân này. (Minh Sơn)
- Thành công nhờ… bô cho chó: Chỉ bắt đầu với một ý tưởng đơn giản về một cái bô di động cho chó, Tobi Skovron đã xây dựng được một công ty trị giá 10 triệu USD, viết nên một câu chuyện kinh doanh truyền cảm hứng cho nhiều người. (Ánh Vân)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác