Đón đọc ĐTTC bộ mới số 132 phát hành thứ hai ngày 3-1-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 132 phát hành ngày 3-1-2022 với nhiều chuyên mục:
- Phải cứng rắn kiềm hãm nợ xấu: Từ khi có các thông tư về cơ cấu lại thời hạn trả nợ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hàng loạt khoản nợ xấu của các ngân hàng thương mại (NHTM) lại trở thành nợ không xấu, do không phải chuyển nhóm nợ. Khối lượng nợ này theo ước tính của nhiều chuyên gia tài chính là rất lớn, không như con số được các nhà băng thông báo. 

- Bài toán giao thông TPHCM: Từ “buýt nhanh” đến “buýt xanh"?: TPHCM vừa đề xuất làm “buýt xanh” chất lượng cao với làn ưu tiên thay thế BRT (buýt nhanh). BRT Hà Nội và Đà Nẵng đã từng đưa vào hoạt động nhưng không thành công cách đây mấy năm. Vậy buýt xanh có gì giống và khác với BRT để thành công? Với mục tiêu buýt xanh nhằm giảm sử dụng xe máy, có lẽ sẽ kém hiệu quả, bởi không phải do người dân TP chê xe buýt cũ hay chưa quen đi xe buýt, mà do buýt không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đi lại kiếm sống rất đa dạng như chiếc xe máy. (TS. Nguyễn Hữu Nguyên,  Hội Quy hoạch phát triển đô thị TPHCM)

- Dự báo 2022:  Vàng giảm, dầu đạt 100USD?: Các nhà phân tích từ các định chế lớn trên thế giới tin rằng, năm 2022 kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục phục hồi, do đó đẩy giá vàng xuống thấp, trong khi thúc đẩy nhu cầu dầu, khiến giá có thể đạt trên 100 USD/thùng. (Vinh Trang)

- Nợ xấu có trong tầm kiểm soát?: Trong buổi họp báo về việc triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng (NH) 2022 vào những ngày cuối năm, nhiều thông tin liên quan đến kết quả điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2021. Đa phần, thông tin được công bố đều là tin tốt, thể hiện sự vượt khó hỗ trợ nền kinh tế của ngành NH trong bối cảnh dịch bệnh. Song tỷ lệ nợ xấu đang là mối lo ngại lớn, khiến NHNN tiếp tục siết chặt tín dụng chảy vào lĩnh vực rủi ro. (Thiên Minh)

- Nợ xấu tiềm ẩn ở mức 2 con số: Thực ra con số tỷ lệ nợ xấu 8,2% (theo công bố của NHNN) chưa đáng lo ngại bằng nợ xấu tiềm ẩn, khi dòng vốn tín dụng “chảy nhầm” địa chỉ giữa bối cảnh tăng trưởng tín dụng tăng cao, gây nợ xấu trong thời gian tới. Nợ xấu tăng cao vậy mà tăng trưởng tín dụng năm 2021 ở mức tương đối ấn tượng 12,97%, đã gợi nên nhiều điều đáng lo. (TS. Vũ Đình Ánh)

- Lo ngại nợ xấu từ tín dụng “biến tướng”: Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống TCTD đã vượt ngưỡng 3%, cách tiếp cận và xử lý nợ xấu hiện nay, cùng với việc tăng trưởng tín dụng mà nới lỏng điều kiện vay, có thể dẫn đến nợ xấu phình to trong những năm tới, gây những hệ lụy cho nền kinh tế. Nếu xử lý không khéo có nguy cơ gây nhầm lẫn, chủ quan, đánh giá không đúng bản chất, tính chất của nợ xấu, dẫn đến nguy cơ rất lớn cả về chất lượng tín dụng trong tương lai gần, đó là nợ xấu ngày càng phình to. (LS. Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, thành viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam - VIAC)

- Nợ xấu: Xác định đúng bệnh mới kê toa: Trong buổi họp báo “Triển khai nhiệm vụ ngành NH 2022” của NHNN vừa qua, thông tin về tổng tỷ lệ nợ xấu lên đến 8,2% đã thu hút nhiều sự chú ý, làm mờ con số 12,68% tăng trưởng tín dụng. Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, vấn đề nợ xấu được các nền kinh tế đặc biệt quan tâm. Đến lúc này, việc xử lý nợ xấu của EU được đánh giá khá thành công. Những bài học của EU có thể áp dụng cho Việt Nam? (TS. Võ Đình Trí, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)

- Phải thay đổi tư duy xuất khẩu nông sản: Những ngày qua, trước việc hàng ngàn xe nông sản ùn ứ tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, nhiều câu hỏi lại được đặt ra cho ngành nông nghiệp và xuất khẩu nông sản về “điệp khúc” này. Các ý kiến đều nhấn mạnh phải thay đổi tư duy trong việc xuất khẩu nông sản qua thị trường Trung Quốc. (Thanh Lâm)

- Hệ quả “chuỗi mù mờ” nông nghiệp nước nhà: Việc ùn tắc nghiêm trọng xe chở trái cây tại các cửa khẩu biên giới để chờ xuất khẩu (XK) sang Trung Quốc, cho thấy thực trạng này cần nhìn kỹ mình trước khi trách người khác. Đây là hậu quả tất yếu của chuỗi mù mờ trong nông nghiệp nước nhà. (Nguyễn  Duy Nghĩa)

- Cuộc rượt đuổi lòng đường - vỉa hè - nền nhà: Nhìn lại gần 20 năm qua, người dân TPHCM đang chứng kiến cuộc rượt đuổi vô vọng tìm kiếm độ cao giữa đường phố, hẻm và nền nhà trong cuộc chiến tránh ngập nước. Một cuộc rượt đuổi vì độ cao khác nữa cũng đang diễn ra không kém phần quyết liệt giữa lòng đường, vỉa hè và nền nhà phố mặt tiền. (Nguyễn Minh Hòa)

- Thanh khoản vào thời kỳ “không bình yên”: Lãi suất trên thị trường 1 và 2 bất ngờ bật tăng mạnh trong tháng 12-2021. Đây là dấu hiệu cho thấy thanh khoản hệ thống đã qua thời kỳ bình yên, bắt đầu bước vào giai đoạn căng thẳng. Trước đây, tín dụng tăng thấp, các NHTM tỏ ra thờ ơ với câu chuyện này. Nay cầu tín dụng đột ngột tăng mạnh, thanh khoản lập tức bị tác động, huy động vốn trở lại để bảo đảm thanh khoản trở thành vấn đề cấp thiết.  (Đỗ Linh)

- Dự cảm thị trường chứng khoán 2022: Trải qua 2 làn sóng dịch Covid-19 nghiêm trọng, thị trường chứng khoán (TTCK) vẫn duy trì đà tăng tích cực, khi VN Index chính thức vượt mốc 1.500 điểm trong năm 2021. Liệu kỳ tích này có lặp lại trong 2022? (Kim Giang)

- “Thời cơ vàng” để lập đỉnh lịch sử mới?: Những ngày giao dịch cuối cùng của năm 2021, thị trường chứng khoán (TTCK) không thật sự tích cực. Loạt tin khá bất lợi về vĩ mô, trong đó đáng chú ý nhất là tăng trưởng GDP cả năm chỉ đạt 2,58%, đồng thời biến chủng Covid-19 mới Omicron đã được phát hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên TTCK cũng không có những phản ứng sốc. VN Index vẫn đi ngang trong biên độ 1.480-1.500 điểm. (Nguyên Hà)

- Sốt ảo, sốt cục bộ từ đâu?: Thời gian gần đây, nhiều thông tin cho thấy giá nhà, đất đang “nóng hầm hập”, đặc biệt là việc Thủ tướng Chính phủ và mới đây là Bộ Xây dựng đã khuyến cáo việc đấu giá cao bất thường của một số doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐS có thể làm nhiễu loạn thị trường. (Bình Minh)

- Giá cà phê đạt đỉnh sau 12 năm: Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, giá cà phê thế giới đang ở mức cao nhất trong vòng 12 năm qua, là điều rất đáng khích lệ cho những nước sản xuất cà phê lớn như Việt Nam. (Phương Khánh)

- Tương lai ngành công nghiệp hàng không (Nhã Trúc)

- “Khát vọng Đam San” - hành trình bảo tồn văn hóa Tây nguyên: Nhạc sĩ Nguyễn Cường ở tuổi 78 vẫn sáng tác và dàn dựng ca kịch “Khát vọng Đam San” cho Đoàn ca múa dân tộc Đắk Lắk công diễn tại Ban Mê Thuột. Với nhạc sĩ Nguyễn Cường, vẻ đẹp Tây nguyên giống như một người tình mãi mãi trẻ trung và quyến rũ để ông gửi gắm từng nhịp điệu trái tim mình. (Tuy Hòa)

- Amritsar - thánh địa chia cắt Pakistan & Ấn Độ: Ấn Độ là một trong các quốc gia sở hữu nền văn minh lâu đời nhất thế giới và có không ít thành phố cổ kính và tráng lệ. Trong số đó, Amritsar chiếm một vị trí đặc biệt vì là phố lớn thứ hai bang Punjab, nơi này cũng là “trái tim tâm linh” của đạo Sikh, là nơi lưu giữ ký ức lịch sử Ấn Độ. Với người Việt Nam, đạo Sikh còn khá xa lạ, nhưng đây lại là một trong số các tôn giáo có nhiều tín đồ trên thế giới. Hành trình về ngôi đền vàng Amritsar sẽ cho du khách khám phá bao quát về tôn giáo đặc biệt này. (FAHOKA xê dịch)

- Người giàu Trung Quốc “sớm nở chiều tàn”: Trung Quốc đang sản sinh số tỷ phú, triệu phú nhanh gấp 3 lần so với các nước khác. Tuy nhiên, giới nhà giàu Trung Quốc có số phận mong manh, “bạo phát bạo tàn” hơn triệu phú, tỷ phú ở những nơi khác. (Vĩnh Cẩm)

- Hwang Dong Hyuk- Người châu Á năm 2021: Bộ phim Squid Game - Trò chơi con mực đã tạo nên cơn sốt toàn cầu, trở thành tâm điểm của làng giải trí phim điện ảnh thế giới, đứng vị trí đầu bảng trên ứng dụng ở 90 quốc gia. Squid Game không chỉ mang lại lợi nhuận khổng lồ, còn biến đạo diễn Hwang Dong Hyuk trở thành “Người châu Á của năm” và là 1 trong 6 nhân vật tiên phong của nền giải trí Hàn Quốc năm 2021. (Nhựt Quỳnh)

- Làm giàu bằng… trúng số: Trúng xổ số là cơ hội 1 phần triệu (chính xác là 1 phần 292.201.338 đối với trò Powerball). Bởi vậy, chuyện trúng số, đặc biệt các giải cao cả đời người ít ai dám mơ được 1 lần. Thế nhưng, Stefan Mandel, nhà toán học và kinh tế học Romania, đã thắng xổ số 14 lần bằng cách sử dụng các phương tiện hoàn toàn hợp pháp. (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác