Đón đọc ĐTTC bộ mới số 133 phát hành thứ hai ngày 10-1-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 133 phát hành ngày 10-1-2022 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 133 phát hành thứ hai ngày 10-1-2022 ảnh 1
- Thành tựu xuất khẩu: Buồn nhiều hơn vui: Trước khi khép lại năm 2021, đã rộn vang ngợi ca thành tích xuất khẩu (XK) của một năm đầy sóng gió nhưng thành công hơn cả mong đợi. Xuất nhập khẩu (XNK) là điểm sáng của tăng trưởng kinh tế và XK là động lực để duy trì sự tăng trưởng đó. Tuy nhiên, khi nghe thành tích, thành công, thành tựu, thành quả về XK không được rạch ròi cứ thấy ngờ ngợ. Bởi nếu thực sự XK của nước ta tăng trưởng cao, kim ngạch luôn lập kỷ lục mới, nối dài mạch xuất siêu tới 6 năm, mọi chuyện đã khác.
- Gói hỗ trợ nên cung cấp “cần câu” chứ không phải “con cá”: Theo dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, có 2 nhiệm vụ quan trọng được đưa ra: bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm (dự kiến nguồn lực 53.150 tỷ đồng) và hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (nguồn lực 110.000 tỷ đồng). Vấn đề dư luận đặt ra là cần cung cấp cho doanh nghiệp, người dân hướng đi, cách đi, cung cấp "cần câu" chứ không phải "con cá". (Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- “Ma trận” trái phiếu năng lượng tái tạo: Năm 2021, các doanh nghiệp (DN) lĩnh vực năng lượng tái tạo (NLTT) đã huy động hàng ngàn tỷ đồng thông qua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) cho các dự án NLTT. Tuy nhiên, do cơ chế chưa rõ ràng, nhiều cảnh báo tín dụng trái phiếu năng lượng nếu tăng trưởng nóng có thể đi vào vết xe đổ như tín dụng giao thông trước đây. (Lưu Thủy)
- Rủi ro trái phiếu năng lượng tái tạo: Trái phiếu (TP) nhóm năng lượng tái tạo (NLTT) có sự tăng trưởng nhanh chóng trong năm 2021 cũng đi kèm rủi ro đối với doang nghiệp (DN) lẫn nhà đầu tư (NĐT), đặc biệt là NĐT cá nhân thiếu các dữ liệu phân tích đánh giá, chỉ quan tâm đến lãi suất cao. Trong thời gian qua, cơ quan quản lý đã có những chính sách cụ thể để bảo vệ NĐT, nhất là NĐT cá nhân. Thế nhưng rủi ro vẫn là điều NĐT cá nhân phải đối mặt. Bởi lẽ, TPDN không phải lãi suất tiết kiệm, người dân muốn an toàn gửi NH, muốn lãi cao mua TPDN, đương nhiên lãi suất cao rủi ro cao. (LS. Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI)
- Phát hành ồ ạt, doanh nghiệp che giấu năng lực tài chính: Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nhóm ngành năng lượng tái tạo (NLTT) phát hành ồ ạt trong năm 2021, về cơ bản không phù hợp với “khẩu vị” của nhà đầu tư cá nhân thích lướt sóng. Vì vậy, lượng TPDN NLTT “cháy hàng” thời gian qua đã đặt nhiều dấu hỏi về năng lực tài chính của DN phát hành. Nhiều DN dù làm ăn không lợi nhuận bao nhiêu nhưng phát hành trái phiếu cao gấp hàng chục lần số vốn thực họ đang có. Đây là điều nguy hiểm đối với nhà đầu tư khi mua vào. (PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế Học viện Tài chính)
- Phải bịt được lỗ hổng trong chính sách hỗ trợ:
Chiều mai, 11-1, trước khi bế mạc, Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và phát triển. Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 6,5-7%/năm giai đoạn 2021-2025, nghị quyết được kỳ vọng trong 2 năm 2022-2023 sẽ khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, thúc đẩy các động lực tăng trưởng; phục hồi, phát triển nhanh sản xuất kinh doanh, nhất là ngành, lĩnh vực quan trọng… (Hà My)
- Vụ trúng đấu giá đất khủng Thủ Thiêm: Hãy chờ xem có “tiền tươi thóc thật”: Dư luận đặt ra từ việc đấu giá đất với mức giá khủng ở TPHCM vừa qua là có cơ sở, sẽ gây tiền lệ xấu và các hệ lụy với thị trường bất động sản (BĐS). Việc xây dựng căn hộ trên các lô đất vừa mua qua đấu giá với giá “trên trời” này để bán không mấy khả quan. Ai sẽ mua những căn hộ ấy? Ngay cả giới siêu giàu họ cũng có nhiều sự lựa chọn khác, họ có thể mua biệt thự trung tâm, ven biển, ven rừng hoặc những nơi có vị trí và không gian sống tốt hơn rất nhiều, với mức giá thấp hơn nhiều. Còn nếu nói mua để kinh doanh lại càng không tưởng. Với mức giá tạm tính căn hộ 70m2 là 70 tỷ đồng mới có lãi, ai dám mạo hiểm để mua kinh doanh? Kinh doanh cái gì để có thể thu hồi được nguồn vốn gốc đã bỏ ra chứ chưa nói đến lợi nhuận? (GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường)
- Những căn hộ 80 tỷ đồng sẽ xuất hiện ở Thủ Thiêm?: Theo nhận định của giới chuyên môn, với giá trúng đấu giá lên đến 2,45 tỷ đồng/m2 đất, những khu đất này khi lập dự án căn hộ sẽ có “siêu giá” từ 70-80 tỷ đồng tại Thủ Thiêm. Vậy giá khủng đó chủ đầu tư sẽ hướng đến những khách hàng nào? (Đỗ Trà Giang)
- Lạm phát 2022 vẫn trong tầm kiểm soát?: Dù năm 2022 đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp với biến chủng mới Omicron, song nền kinh tế thế giới sẽ từng bước phục hồi. Trong bối cảnh này, nền kinh tế Việt Nam được dự báo phục hồi và phát triển mạnh mẽ, nhưng kèm theo áp lực lớn đến mặt bằng giá cả, lãi suất, tỷ giá và lạm phát. (PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế Học viện Tài chính)
- “Luật của rác”: Hiệu lực đã có nhưng sao chấp hành?: Từ 1-1-2022, Luật Bảo vệ môi trường 2020 bắt đầu có hiệu lực (người dân hay nói vui là Luật của rác). Trước mắt tập trung thực hiện một số điều khoản quan trọng ở các TP lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ. Trong đó có quy định phân loại rác tại nguồn (PLRTN) ở hộ gia đình, công ty, văn phòng, cơ sở sản xuất. Kèm theo đó là những chế tài như công ty dịch vụ công ích có quyền từ chối thu gom rác, nếu nơi giao rác như hộ gia đình không phân loại theo quy định. (PGS. Nguyễn Minh Hòa)
- Trái phiếu ngân hàng lòng vòng trong hệ thống: Những tháng cuối năm 2021, làn sóng ngân hàng (NH) phát hành trái phiếu (TP) vốn đã sôi động lại càng nóng hơn, khi hàng loạt nhà băng công bố phát hành hàng ngàn tỷ đồng để huy động vốn trung và dài hạn với lãi suất cao. Việc các NH sở hữu TP lẫn nhau sẽ khó phân biệt NH đang hút vốn nhằm bổ sung vốn trung và dài hạn để cho vay, hay phát hành TP là thủ thuật để đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định. (Đỗ Linh)
- Khi nhà đầu tư bị “lật kèo”: Thị trường chứng khoán (TTCK) trong những phiên giao dịch cuối năm chứng kiến nhiều pha “lật kèo” với chiêu tung tin xấu để đè giá cổ phiếu (CP) và gom hàng giá rẻ. Dù đây là chiêu thức không mới nhưng vẫn khiến nhiều nhà đầu tư (NĐT) F0 bị thiệt hại nặng. Những chiêu trò “lật kèo” là chuyện bình thường, nhưng với NĐT mới tham gia TTCK đây là những chiêu thức mới mẻ. Nhiều NĐT sau khi bán cắt lỗ vẫn không hiểu lý do vì sao CP tăng/giảm bất thường. (Kim Giang)
- UPCoM “điên loạn” vì dòng tiền đầu cơ: Thị trường chứng khoán (TTCK) dù thăng hoa trong suốt 2 năm qua, nhưng vẫn còn rất nhiều mã cổ phiếu (CP) trên sàn UPCoM đang giao dịch ở mức giá rất thấp. Song đây lại là yếu tố kích thích dòng tiền từ các nhà đầu tư (NĐT) đổ dồn vào nhóm CP nhỏ trên sàn UPCoM trong thời gian gần đây. Tung tin đồn sai sự thật, cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá là các hành vi bị cấm theo quy định tại Luật Chứng khoán. (Hải Hồ)
- Dòng tiền cá nhân tiếp tục khuynh đảo thị trường 2022: Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký chứng khoán, trong tháng 12-2021, NĐT trong nước mở mới 226.580 tài khoản, tăng hơn 6.000 tài khoản so với tháng trước. Trong đó, NĐT cá nhân mở mới 226.390 tài khoản, nâng tổng lượng tài khoản của nhóm này mở trong năm 2021 lên hơn 1,5 triệu. Đây là con số có thể gây sốc, nếu biết rằng 5 năm trước, tổng số tài khoản do NĐT cá nhân mở mới chỉ xấp xỉ 1,18 triệu. Làn sóng rót vốn vào kênh đầu tư chứng khoán được dự báo còn gia tăng thời gian tới. (Nguyên Hà)
- 3 tập đoàn hợp tác xây dựng nhà ở vừa túi tiền: Vừa qua đại diện 3 Tập đoàn Hưng Thịnh, Đồng Tâm Group, Gỗ Trường Thành công bố Sáng kiến Nhà ở vừa túi tiền với chất lượng đảm bảo, dành cho nhu cầu phổ thông. Đây là niềm hy vọng cho hàng trăm ngàn người lao động có cơ hội được “an cư lạc nghiệp”. (Việt Huỳnh)
- Triển vọng giá cao su năm 2022: Kể từ thời điểm tạo đáy hồi tháng 3-2020, giá cao su thế giới đã tăng mạnh trong năm 2020 rồi giảm nhẹ trong 2021 và dự báo tăng trong 2022 nhờ kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, sau khi các ngân hàng trung ương lớn tung ra các gói cứu trợ do đại dịch Covid-19. (Phương Khánh)
- Công nghệ cho ngày mới hứng khởi (Nhã Trúc)
- Những lưu ý người bệnh động mạch vành trong mùa dịch Covid-19 (ThS.BS Vũ Hoàng Vũ, Trưởng khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)
- Sân khấu bình thường mới và âu lo cũ: Sân khấu TPHCM chính thức tranh tài đợt 2 của Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2021, diễn ra từ ngày 3-1 đến 17-1, tại Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang (136 Trần Hưng Đạo, quận 1, TPHCM). Trước đó, Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2021 diễn ra tại Hải Phòng tháng 11-2021 thì các đơn vị phía Nam không thể tham gia do chưa phục hồi sau đợt giãn cách. (Tuy Hòa)
- Sức nặng kinh tế Biển Đông: Biển Đông không những nằm trên tuyến đường quan trọng của thương mại hàng hải toàn cầu, còn là nơi có nguồn lợi thủy sản và trữ lượng dầu mỏ, khoáng sản cực lớn. Chính vì vậy mà nhiều nước luôn tranh giành vị thế của mình trên biển Đông. (Vĩnh Cẩm)
- Jane Fraser: Người phụ nữ quyền lực Phố Wall: Phụ nữ đang tạo ra ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế, khi ngày càng có nhiều phụ nữ được tham gia, bầu chọn vào vị trí lãnh đạo hay điều hành ở nhiều doanh nghiệp lớn, trong đó, có tài chính, ngân hàng. Bà Jane Fraser là một người như thế, khi nắm giữ vị trí CEO của Citigroup, là người phụ nữ đầu tiên dẫn dắt 1 trong 3 ngân hàng lớn nhất Phố Wall. (Việt Huỳnh)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác