Đón đọc ĐTTC bộ mới số 37 phát hành thứ hai ngày 16-12

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 37 phát hành ngày 16-12 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 37 phát hành thứ hai ngày 16-12 ảnh 1
- Điều tiết ngân sách bất cập cho đầu tàu TPHCM: Trước việc tỷ lệ ngân sách được để lại của TPHCM giai đoạn 2017-2020 chỉ còn 18%, TS. Trần Du Lịch cho rằng mức điều tiết như vậy không đáp ứng, không tạo được động lực, khó nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài cho TP và cho ngân sách quốc gia. Vì thế, đề xuất của TPHCM tăng tỷ lệ điều tiết giai đoạn 2020-2030 lên 33% nhằm có đủ nguồn lực, điều kiện phát triển bền vững, giữ vai trò đầu tàu kinh tế và tiếp tục đóng góp lớn chất cho cả nước. (Yên Lam ghi)
- Nghịch lý thu càng nhiều giữ lại càng ít: TPHCM đang đối mặt với nhiều áp lực của một đô thị có tốc độ di dân và tăng trưởng kinh tế lớn nhất nước, buộc chính quyền TP phải có những giải pháp kịp thời, quyết liệt. Tuy nhiên, có giải pháp rồi, tiền đâu để thực hiện, khi nguồn lực được phân cấp để TP chi cho phát triển chưa tương xứng với nguồn thu? (PGS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo)
- Bài toán ngân sách cho TPHCM: - Uớc thu ngân sách của TPHCM năm nay hơn 412.000 tỷ đồng, vượt 3,3% chỉ tiêu, chiếm hơn 27,2% tổng thu cả nước, cao gấp 1,1 lần tổng dự toán thu của 4 TP trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ (365.900 tỷ đồng), bằng thu của hơn 50 địa phương tính từ dưới lên. Tuy vậy, tỷ lệ điều tiết thuộc hàng thấp nhất, đang đặt ra bài toán khó trong đầu tư cơ sở hạ tầng- xã hội của TP. (Bình Minh - Đỗ Doãn)
- Phải nuôi dưỡng “con bò sữa ngân sách”: Trong 8 vùng kinh tế trên cả nước, TPHCM là vùng có chỉ số lan tỏa lớn nhất. Do đó, nếu kinh tế TP tăng trưởng chậm lại sẽ ảnh hưởng đến các vùng khác và cả nước. Đã đến lúc để TP được chủ động về ngân sách và đầu tư, không chỉ giúp TP chủ động phát triển, còn kích thích các tỉnh khác phát triển, kéo theo GDP cả nước tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững hơn. (TS. Bùi Trinh)
- Thị trường BĐS 2020 - Cung giảm, giá tăng: Năm 2020 được dự báo  không mấy sáng sủa đối với thị trường BĐS, khi tín dụng bị siết chặt kéo theo nguồn cung suy giảm. Trong khi đó, thời gian tới giá đất tăng sẽ càng đẩy giá bán nhà lên cao, doanh nghiệp càng khó tiếp cận đất đai đồng thời khó giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến thị trường nói chung. (Lưu Thủy)
 - TTCK 2020 - Kỳ vọng 2 nhóm chủ chốt: Dự báo kết quả kinh doanh năm 2019 của các doanh nghiệp niêm yết tiếp tục có sự phân hóa giữa các ngành cũng như các nhóm cổ phiếu. Theo đó, doanh thu và lợi nhuận sau thuế đến chủ yếu từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Trong đó, 2 nhóm ngành lớn bất động sản và ngân hàng có được sự đóng góp từ các công ty lớn trong ngành. (Thảo Nguyên)  
- Ngành công nghiệp trọng yếu đang yếu dần: Để phát triển công nghiệp TPHCM, việc xác định các ngành công nghiệp ưu tiên trong giai đoạn tới là hết sức cần thiết. Nhất là trong bối cảnh 4 ngành công nghiệp trọng yếu của TP thời gian qua vẫn gặp rất nhiều khó khăn. (Thanh Dung) 
- Đón sóng chứng khoán đầu năm: Thị trường trong nước điều chỉnh sang tuần thứ 5 liên tiếp và lùi về ngưỡng thấp nhất 950 điểm. Nếu VN Index giữ vững vùng hỗ trợ 950-960 điểm, kỳ vọng cho nhịp phục hồi khi thanh khoản ở vùng này đã tăng, cho thấy NĐT sẵn sàng bắt đáy. Điểm hạn chế lúc này là NĐTNN vẫn tiếp tục bán ròng tháng thứ 5 liên tiếp. Dù gặp nhiều yếu tố bất lợi nhưng điều này không có nghĩa NĐT hết cơ hội trong ngắn hạn, đặc biệt là những tháng đầu năm 2020.   (TS. Đinh Thế Hiển)
- Chênh vênh PG Bank: Trước tháng 6-2020 thương vụ sáp nhập giữa PG Bank (NHTMCP Xăng dầu Petrolimex) và HDBank sẽ hoàn thành. Đây là tiết lộ mới nhất về tiến trình sáp nhập giữa 2 NH này. Thông tin này tiếp tục cho thấy, để sáp nhập vào một NH khác là câu chuyện không dễ dàng đối với PG Bank. Và hệ quả của câu chuyện này là hoạt động kinh doanh cũng bị ảnh hưởng lớn. Không chỉ tác động đến tình hình kinh doanh, một báo cáo của PG Bank cũng cho biết tỷ lệ thôi việc của nhân viên NH năm 2018 là 23,88%, rất cao so với những năm gần đây do ảnh hưởng của thông tin sáp nhập. (Cát Tường)
- Những cổ phiếu một thời…: VHG - Bạo phát bạo tàn: Thời đỉnh cao, VHG (CTCP Đầu tư cao su Quảng Nam) là một trong những mã cổ phiếu (CP) nóng của sàn HOSE. Tuy nhiên, trong thời điểm huy hoàng, lãnh đạo doanh nghiệp này đưa ra quyết định xoay trục đầu tư theo hướng lấy lĩnh vực bất động sản tiên phong, trong khi lĩnh vực cốt lõi bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Nỗ lực xoay trục này không thể vực dậy tình hình mà càng đẩy VHG vào tình trạng thua lỗ trong những năm kế tiếp. Trước sự hờ hững của NĐT, VHG không chỉ mất thanh khoản mà còn lao dốc về mốc 500 đồng/CP.  (Kim Giang)
- Vi phạm xây dựng do bất cập quy định: Sau 4 tháng triển khai Chỉ thị 23 của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn, số vụ vi phạm về xây dựng giảm nhiều. Tuy nhiên, theo phản ánh từ các quận huyện, việc vi phạm trong lĩnh vực xây dựng có nguyên nhân xuất phát từ bất cập của quy định hiện hành. (Trà Giang - Minh Tuấn)
- 4 phương án giải cứu đất xen cài: Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) vừa đề xuất hàng loạt  giải pháp gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành, nhằm giải quyết một số vướng mắc các dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung ương. (Đỗ Trà Giang)
- Vẫn lo ngại phía sau ánh hào quang: Năm 2019, ngành gỗ dự kiến sẽ cán đích kim ngạch xuất khẩu 11 tỷ USD, đây là một kỷ lục mới mà toàn ngành tiếp tục thiết lập trong bối cảnh nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản khác gặp khó. Tuy nhiên, phía sau ánh hào quang, ngành gỗ lại đang vướng phải những nút thắt cần tìm lời giải thích hợp. Việc tăng trưởng quá nhanh vào một số thị trường trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung lại đặt ra một thách thức cần phải giải quyết, đó chính là gian lận thương mại. (Thanh Lâm)
- Đưa thương hiệu gạo Việt đi toàn cầu: Mạnh dạn, quyết đoán, trách nhiệm với khát vọng đưa hạt gạo Việt ra thế giới nhằm chứng tỏ một đất nước hùng cường về sản xuất lúa gạo hàng đầu, người kỹ sư nông nghiệp của vựa lúa ĐBSCL ông Hồ Quang Cua cùng những cộng sự ở Sóc Trăng đã mang hạt gạo đặc sản ST25 đi thi và đạt giải “Gạo ngon nhất thế giới” được tổ chức ở Manila (Philippines) vừa qua. Báo ĐTTC đã có cuộc trao đổi với kỹ sư Hồ Quang Cua về quá trình gian nan đi đến thành công của hạt gạo ST25. (Đình Dư)
- Nổi bật sắc đỏ Giáng sinh (Việt Khuê)
- Phụ kiện thông minh cho xế hộp (Nhã Trúc)
- Du hành mùa lễ hội tại khách sạn Hôtel Des Arts Saigon (Phương Hằng)
- Những nhà sản xuất phim thế hệ mới: Với hệ thống rạp chiếu hiện đại, được gắn kết tiện ích với các trung tâm thương mại sầm uất, thị trường điện ảnh hứa hẹn mở rộng biên độ chinh phục công chúng. Hiện tại, mỗi năm số lượng phim nội ra mắt khán giả chỉ bằng 1/10 số lượng phim ngoại, nhưng phim Việt vẫn tạo được chỗ đứng riêng nhờ sự nhạy bén của nhiều nhà sản xuất. (Tuy Hòa)
- Nghệ nhân xứ Phù Tang qua gốm cổ: Gốm sứ và thiền vốn tiếp biến từ Trung Hoa, nhưng qua cách chơi với “đất, nước, gió, lửa” và “nhồi thiền vào gốm”, người Nhật gửi gắm thông điệp sống bất khuất nhưng an yên, không xa lìa thực tiễn đời sống trong từng sat-na thời gian. (TS. Trương Đình Bảo Long)
- Rác thải hạt nhân đe dọa tương lai: Điện hạt nhân được cho là nguồn năng lượng tiên tiến và sạch. Tuy nhiên trong thực tế, sản xuất điện hạt nhân là ngành công nghiệp gây ô nhiễm nặng nề nhất và để lại cho các thế hệ tương lai một loại rác thải vô cùng nguy hiểm. Vì những rủi ro liên quan đến xử lý rác thải phóng xạ, chính phủ Đức đã quyết định muộn nhất vào năm 2022 đóng cửa tất cả lò phản ứng điện hạt nhân hiện có. (Văn Cường)
- Bernard Arnault - “Ông hoàng” thời trang cao cấp: Tháng 7-2019, Bernard Arnault, Giám đốc điều hành Công ty LVMH (Louis Vuiton Möet Hennessy), đã bất ngờ thay thế vị trí tỷ phú Bill Gates trở thành người giàu thứ 2 thế giới theo bảng xếp hạng của tạp chí Bloomberg. Với khối tài sản ước tính 107,6 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng 39,1 tỷ USD mỗi năm, Bernard Arnault được mệnh danh là “ông hoàng” của ngành thời trang cao cấp và sang trọng, đưa tên tuổi Louis Vuiton trở thành thương hiệu đắt giá nhất thị trường thời trang. (Thiên Bảo)
Và nhiều chuyên mục khác… 
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác