Đón đọc ĐTTC bộ mới số 44 phát hành thứ hai ngày 24-2-2020

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 45 phát hành ngày 24-2-2020 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 44 phát hành thứ hai ngày 24-2-2020 ảnh 1
- Không có gói kích thích kinh tế nào chống được nỗi khiếp sợ: Các gói kích thích kinh tế được chính phủ các nước tung ra có mục đích nhằm kích cầu, khuyến khích người dân tiêu dùng nhiều hơn. Nhưng nếu gắn dịch Covid-19 làm sụt giảm tổng cầu để rồi kêu gọi gói nới lỏng tiền tệ, cần phải xem lại. Bởi tác động kinh tế từ dịch Covid-19 có thể tóm gọn trong từ "Sợ", nhưng không phải sợ rủi ro (kinh tế) mà là sợ bệnh... (GS.TS Trần Ngọc Thơ) 
- Liều vaccine phòng bệnh "môi hở, răng lạnh": Dịch Covid-19 đang tạo ra sức ép to lớn đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp, đòi hỏi phải có chiến lược tái cấu trúc sản xuất và đa dạng hóa các thị trường đầu ra, để dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Điều này tương tự như liều vaccine giúp nền kinh tế nước nhà nâng cao khả năng đề kháng trước nguy cơ lây nhiễm các căn bệnh từ bên ngoài trong tương lai. (PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo)
- Hệ lụy của việc nới lỏng: Trước diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19, có nhiều đề xuất nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp và duy trì mục tiêu tăng trưởng. Tuy nhiên, các chính sách nới lỏng tiền tệ có rất ít dư địa để phát huy tác dụng. Bởi thông tin nới lỏng tiền tệ, hoặc các biện pháp hành chính đè nén lãi suất tiền gửi ngân hàng, có thể khiến người dân mua tài sản thay thế để tích trữ, gây bất ổn thị trường tiền tệ. (Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Dư địa cung tiền không còn nhiều: Nói về việc nới lỏng tiền tệ để đối phó sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Công ty Chứng khoán SSI, cho rằng cần tỉnh táo khi sử dụng chính sách tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp. Bởi những khó khăn trên thương trường là cơ hội để thanh lọc doanh nghiệp, không phải cứ khó khăn nhà nước phải “giải cứu”. Việc giãn nợ, là cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn. Những trường hợp khác cần rà soát kỹ lưỡng để tránh việc lợi dụng chính sách. (Ngọc Quang thực hiện)
- Trái phiếu doanh nghiệp - Sửa có khắc phục tồn tại? Sau hơn 1 năm ban hành Nghị định 163/2018, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã đóng góp một kênh quan trọng trong việc huy động vốn cho các DN. Tuy nhiên, thị trường TPDN cũng phát sinh những điểm yếu khi nhiều DN đã sử dụng công cụ này cho những mục tiêu riêng. Liệu dự thảo sửa đổi lần này có khắc phục được những tồn tại này? (TS. Lê Đạt Chí)
- Giảm lãi suất vẫn chỉ là kỳ vọng: Giảm lãi suất cho vay là chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ trong nhiều năm qua và cũng là mong muốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc này vẫn gặp nhiều khó khăn khi ngân hàng phải cân đối lãi suất huy động hợp lý để đảm bảo nguồn vốn đầu vào, đáp ứng các quy định về an toàn vốn và để cho vay ra. Trong cung cầu tín dụng, sức cầu vẫn lớn hơn và khi cầu tín dụng đều dựa vào ngân hàng, sẽ rất khó đòi giảm lãi suất. (Thiên Minh)
Và nhiều chuyên mục khác… 
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác