Đón đọc ĐTTC bộ mới số 50 phát hành thứ hai ngày 30-3-2020

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 50 phát hành ngày 30-3-2020 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 50 phát hành thứ hai ngày 30-3-2020 ảnh 1
- Thông điệp thời chiến, hiến kế thời bình: Quyết liệt phòng chống dịch Covid-19, Chính phủ phát đi thông điệp thời chiến “chống dịch như chống giặc”. Và trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, không thể biết khi nào kết thúc, thì trong các hiến kế lại quá giống thời bình. (GS.TS Trần Ngọc Thơ)
- Cuộc chiến chống đại dịch: Chúng ta đang sống giữa thời khắc lịch sử, tâm điểm của khoảng thời gian cân não chống dịch của chính phủ và nhân dân. Kết quả của 2 tuần tới sẽ quyết định tương lai đất nước. Trong những ngày gian khó và căng thẳng này chúng ta được chứng kiến trọn vẹn vẻ đẹp tinh thần dân tộc và giá trị nhân văn của Việt Nam. (Lê Vân)
- Hợp sức, đồng lòng khi Tổ quốc an nguy: Đại dịch Copvid 19 diễn ra trên phạm vi toàn cầu, hầu như tất cả quốc gia và vùng lãnh thổ đã bị virus corona chủng mới xâm nhập, hàng trăm ngàn người nhiễm bệnh và hàng chục ngàn người tử vong. Đã hơn 100 ngày chúng ta phải căng mình đối chọi với kẻ thù được coi là vô hình và biến đổi mau lẹ. Và chính trong lúc này, giá trị cộng đồng được thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết, cùng nắm tay nhau đi qua những ngày khốn khó. (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa)
- Triệu tấm lòng một niềm tin chiến thắng: Đại dịch toàn cầu Covid-19 đang bước vào cao điểm. Những quốc gia giàu có như Mỹ, Iyalia, Đức, Pháp… đều gồng mình chống lại hiểm họa đáng sợ nhất hiện nay. Tại Việt Nam, nhiều biện pháp quyết liệt đã đượcf triển khai, nhận được sự đ6òng lòng của nguop72i dân cả nước, cho phép chúng ta tin tưởng khả năng chống chế và đẩy lùi Covid-19. (Tâm Huyền)
- Từ cách ly xã hội đến “cách ly kinh tế”: Sau mỗi cuộc khủng hoảng kinh tế quy mô toàn cầu, mỗi quốc gia nhận ra những bài học trong việc điều chỉnh mô hình kinh tế. Qua cuộc khủng hoảng dịch Covid-19, việc cách ly xã hội để hạn chế tác động lây lan, đã đưa đến tình hình kinh tế cũng xuất hiện tình trạng cách ly khi thuật ngữ “cách ly kinh tế” được nhắc đến. (TS. Lê Đạt Chí)
- Lên kế hoạch ứng phó Covid-19: Nhiều người cho rằng sự xuất hiện của dịch Covid-19 là rủi ro bệnh dịch tự nhiên không ai lường trước được. Nhưng Covid-19 trong trường hợp này, tại thời điểm mỏng manh nhất của sự đổ vỡ, được cho là nguyên nhân dẫn tới nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu. Vì thế, thời điểm này nên tập trung quan sát các chu kỳ và lên kế hoạch đối phó cho từng kịch bản. (Trương Minh Huy)
- Gói hỗ trợ “kinh tế virus” nhìn từ Anh-Việt": Sự bùng phát trên diện rộng của virus đã kéo theo sự thay đổi về cuộc sống của người dân, phá hỏng mô hình kinh tế và đòi hỏi các Chính phủ và các tổ chức quốc tế phải tìm các cách hỗ trợ. Tháng 3 đã chứng kiến những thay đổi chưa từng có tiền lệ tại Anh cũng như tại Việt Nam, dẫn tới các gói cứu trợ khẩn cấp nhằm vực dậy nền kinh tế. Gói hỗ trợ thông qua sự cam kết của các ngân hàng không phải là đơn giản. Thiếu một chính sách đồng nhất sẽ dẫn tới thực hiện khác nhau bởi các ngân hàng khác nhau, cạnh tranh không lành mạnh trong chính thị trường tín dụng trợ cấp. Nói cách khác, khi các ngân hàng tự quyết việc hỗ trợ tín dụng phù hợp với điều kiện của họ, nó không còn là chính sách của Chính phủ nữa. (TS. DAVID GRAY - TS. QUÁCH MẠNH HÀO)
- Phải có kịch bản khi dịch bệnh lắng dịu: Động thái hạ lãi suất (LS) của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và chính sách nới lỏng tiền tệ của các NHTW gây nên hiện tượng bất thường là đồng USD tăng giá. Tuy nhiên, chính sách “neo” tỷ giá vào USD của NHNN đang thực hiện vẫn phát huy tác dụng, nên việc USD tăng giá không đáng lo trong bối cảnh hiện tại. Với chính sách nhịp nhàng, sự phối hợp nhuần nhuyễn của các ban ngành, cơ quan, tổ chức và các thành phần kinh tế sẽ giúp chúng ta hạn chế tối đa bất lợi, thích nghi được với bối cảnh hiện tại, vươn lên bứt phá khi dịch bệnh lắng dịu và được kiểm soát tốt. (Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư CTCK Maybank Kim Eng - MBKE)
- Ưu tiên chống dịch nhưng không để kinh tế đình trệ: Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt đã được áp dụng, như đóng cửa các cửa hàng, dịch vụ không cần thiết. Hoạt động kinh doanh đang có khoảng thời gian khó khăn nhất từ trước đến nay. “Chống dịch như chống giặc”, nhưng làm sao giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế đang là bài toán khó. ĐTTC ghi nhận ý kiến một số chuyên gia về vấn đề này. (Hà My)
- Linh hoạt chính sách xuất khẩu gạo: Giá gạo trên thị trường thế giới đang tăng mạnh trong thời gian gần đây. Vậy Việt Nam đang đứng trước cơ hội tốt để xuất khẩu gạo. Đây cũng là lúc đòi hỏi chúng ta cần bình tĩnh để có thể đưa ra được những chính sách linh hoạt trong xuất khẩu gạo. Chính phủ tiếp tục quan sát, theo dõi thị trường và ra những quyết định theo lộ trình. Bởi đây là thời điểm tạo cơ hội tốt cho ngành nông nghiệp phục hồi trong mùa dịch, cải thiện vị thế của Việt Nam là nước luôn xuất khẩu ròng lúa gạo ra thế giới. (PGS.TS Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng VEPR)
- Lúng túng lo ăn, lo bán gạo: Tuần qua, tạm chốt lại việc cho hay dừng xuất khẩu gạo, Thủ tướng đã giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp kiểm tra, đánh giá về nguồn cung lúa gạo, tình hình xuất khẩu gạo và dự trữ lưu thông để báo cáo Thủ tướng quyết định. Nhưng nỗi lo “gạo ăn, gạo bán” vẫn còn là câu chuyện dài.  ANLT và nâng cao thu nhập người trồng lúa là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn cho ngành sản xuất đặc thù như lúa gạo và đối tượng nông dân đông đảo, nhưng không phải là nhiệm vụ bất khả thi. (TS. Trần Hữu Hiệp) 
- Khi nhà băng lo… nhiều tiền mặt: Không còn các cuộc đua tăng lãi suất để cạnh tranh huy động vốn, gần đây các nhà băng rất mạnh dạn giảm lãi suất đầu vào. Sở dĩ xuất hiện xu hướng này là do dịch bệnh đang khiến tâm lý tiền mặt lên ngôi. Khi tiền gửi là kênh được ưa chuộng đẩy nguồn vốn ồ ạt chạy vào NH, đã khiến các nhà băng đau đầu. Bởi NH không thể từ chối việc huy động vốn dù không cho vay ra được. (Đỗ Linh)
- HKB -   Mịt mờ hồi phục: Kết quả kinh doanh năm 2019 dù chỉ đạt vỏn vẹn 2 tỷ đồng, nhưng cũng đủ để CTCP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc (HKB) thoát án hủy niêm yết bắt buộc do thua lỗ 3 năm liên tiếp. Dù tiếp tục được góp mặt trên sàn HNX, nhưng gần như không NĐT nào có niềm tin vào sự hồi phục của HKB trong tương lai. Sự cố Oceanbak đã xảy ra từ năm 2015 nhưng đến thời điểm hiện nay, HKB vẫn loay hoay trong các kế hoạch tái cơ cấu và sắp xếp lại nguồn vốn tín dụng với các ngân hàng để có vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh. (Kim Giang)
- TPHCM: Nhiều dự án địa ốc hồi sinh: Lãnh đạo TPHCM cùng các sở ngành từng bước giải quyết vướng mắc tại các dự án đầu tư nhà ở các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Đặc biệt sau cuộc gặp mới đây giữa lãnh đạo TP với doanh nghiệp, một số dự án đã được khơi thông, tiếp tục triển khai. (Đỗ Trà Giang)
- Giải trí trực tuyến hốt bạc giữa đại dịch: Đại dịch Covid-19 đã làm tê liệt mọi sân chơi văn hóa và nghệ thuật, nhưng lại tạo cơ hội cho thị trường giải trí hốt bạc. Các ứng dụng công nghệ được phát huy hiệu quả và tăng trưởng vượt bậc trong tháng 3. Youtube hứa hẹn chi trả hàng chục ngàn USD cho một số kênh cá nhân tại Việt Nam.  (Gia Quan)
- Cú sốc hoãn  Olympic Tokyo 2020: Vậy là kịch bản xấu nhất Nhật Bản lường trước cũng đến. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề nghị hoãn 1 năm Thế vận hội Tokyo 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành khắp toàn cầu. Dù ngọn lửa Olympic có thể trở thành ánh sáng cuối đường hầm, và Nhật Bản sẽ giữ lại tới năm sau, nhưng ngay lập tức kinh tế Nhật Bản sẽ suy thoái là điều khó tránh khỏi. (Hoàng Thủy Vân)
- Đánh cược với Covid-19: Đùa với lửa, mất sinh mạng: Thủ tướng Anh Boris Johnson đã xét nghiệm dương tính với coronavirus. Đã có rất nhiều bình luận nhưng phần lớn không phải thương tiếc cho ông Johnson, mà cho rằng đây là cái giá ông phải trả cho việc mạo hiểm với chiến lược chống dịch cúm Covid-19 thiếu dứt khoát từ ban đầu.  Boris Johnson và nhóm cố vấn đã biến cuộc chiến chống dịch này thành phòng thí nghiệm cho ý tưởng cao ngạo của nhóm cố vấn và cho canh bạc chính trị này của mình. Họ đặt cược rằng họ không cần hy sinh lợi ích kinh tế ngắn hạn mà vẫn có thể thành công chống dịch. Họ đã sai và thua cược. Nhưng ai cho họ cái quyền lấy mạng của người dân ra đánh cược? (Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Anh)
- Khi thế giới "tự cấm vận": Bị cấm vận là điều không quốc gia nào mong muốn. Thế nhưng, cùng với sự bùng phát của đại dịch Covid-19, hàng loạt quốc gia đã chọn cách “bế quan tỏa cảng” để bảo vệ tính mạng người dân của mình, như là liều thuốc "tự cấm vận". Liệu như vậy có làm đảo ngược tiến trình toàn cầu hóa, tức toàn cầu thông thương với nhau? Toàn cầu hóa đã giúp hàng triệu người ở các quốc gia như Trung Quốc, Indonesia và nhiều nước khác thoát khỏi đói nghèo, đồng thời giúp người dân ở các nước phát triển có thể mua hàng giá rẻ. Tuy nhiên, nó khiến thế giới dễ bị tổn thương hơn trước mọi sự gián đoạn, từ các cuộc tấn công khủng bố đến thảm họa tự nhiên và dịch bệnh. (VĂN CƯỜNG)
Và nhiều chuyên mục khác… 
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác