Đón đọc ĐTTC bộ mới số 57 phát hành thứ hai ngày 1-6-2020

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 57 phát hành ngày 1-6-2020 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 57 phát hành thứ hai ngày 1-6-2020 ảnh 1
- Nhà nước lớn chỉ là bạn đồng hành với các FDI nhỏ: Đại dịch toàn cầu vẫn chưa biết khi nào kết thúc, và ngay cả khi kết thúc làn sóng dịch chuyển FDI toàn cầu vẫn sẽ tiếp tục, các tập đoàn đa quốc gia vẫn muốn đa dạng hóa sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu thay vì tập trung vào một Trung Quốc ngày càng khó lường. Chỉ có một nhà nước nhỏ (tinh gọn, hiệu quả) mới có cơ may cạnh tranh với các nước trong thu hút các FDI lớn và chất lượng. Đón sóng FDI lớn, chất lượng cần phải làm tổ cho đại bàng. Nhưng làm tổ cho đại bàng cần những nghệ nhân tinh xảo biết phối hợp chứ không phải một đại hùng binh mạnh ai nấy làm. (GS.TS Trần Ngọc Thơ)
- Chấm dứt Asiaphoria: Asiaphoria là khái niệm được giới thiệu bởi 2 giáo sư Đại học Harvard, Larry Summers và Lant Pritchett. Theo đó, sự tăng trưởng trỗi dậy vượt bậc liên tục trong nhiều thập niên của Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ dịch chuyển cái rốn của kinh tế thế giới về khu vực châu Á. Song thương chiến Mỹ - Trung và Covid-19 đã tạo bước ngoặt cho toàn cầu hóa, cũng là dấu chấm hết đối với Asiaphoria. Nó dẫn tới kiểu toàn cầu hóa mới đa dạng, chừng mực ở mức độ đảm bảo sự chủ động cho kinh tế mỗi quốc gia. (Th.S Đinh Hạ Vân)
- Việt Nam trong bối cảnh mới, lợi thế mới: Cơ hội lớn của bối cảnh mới của thế giới và trong nước đang đòi hỏi có những chủ trương, giải pháp thích hợp, kịp thời để không bỏ lỡ thời cơ thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhằm đẩy nhanh tốc độ phục hồi và phát triển kinh tế. Theo đó, cần nghiên cứu sự thay đổi thế giới sau dịch Covid-19, về quan hệ giữa các quốc gia, về thương mại và đầu tư, sự dịch chuyển các chuỗi cung ứng toàn cầu, để từ đó có cách tiếp cận khoa học, thích ứng với bối cảnh quốc tế mới. (GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE)
- Cơ hội nhiều, nguy cơ cũng lớn: Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Chính phủ, cơ hội để Việt Nam đón làn sóng đầu tư từ các doanh nghiệp FDI đang dịch chuyển khỏi Trung Quốc rất lớn. Để tận dụng được cơ hội này, vấn đề cốt lõi là năng lực và khâu chuẩn bị của Việt Nam về thể chế, chính sách. Bởi, khi làn sóng FDI mới đổ bộ vào, năng lực đón sóng đầu tư của chúng ta chưa được cải thiện, sẽ khiến “nguy” nhiều hơn “cơ”, tạo ra hệ lụy tiêu cực đối với nền kinh tế. (Ngọc Quang - Hoàng Sơn thực hiện)
- Thiết kế lại “cuộc chơi” để đón “đại bàng”: Để đón được “đại bàng” - các tập đoàn lớn đứng đầu các chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu -  rút dòng vốn FDI khỏi Trung Quốc dịch chuyển về Việt Nam, theo TS. Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, chúng ta cần có chiến lược thu hút đầu tư FDI mới, phù hợp với sự thay đổi trật tự kinh tế thế giới hiện nay. (Hà Phương thực hiện)
- Lợi thế FDI từ EVFTA: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) không chỉ mở ra cơ hội xuất khẩu lớn cho hàng hóa Việt Nam khi hàng rào thuế quan từng bước được xóa bỏ, còn mang tới cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ châu Âu cũng như từ các quốc gia muốn hưởng lợi chính sách ưu đãi thuế. Song cơ hội có trở thành vàng hay không còn phụ thuộc vào người đãi vàng. (Thanh Lâm)
- Đô thị sáng tạo phía Đông TPHCM: Những điều cần cân nhắc: Việc thành lập thành phố sáng tạo là quyết tâm chính trị rất cao của lãnh đạo TPHCM. Dù vậy, từ khi khởi phát ý tưởng đến khi hiện thức hóa thành thực thể hành chính vận hành theo đúng chức năng được xác định, chắc chắn không dưới 10, thậm chí 15 năm. Có nhiều điều chúng ta cần cân nhắc. Sáng tạo, đổi mới là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của TPHCM, nhưng cần có bước đi thích hợp về thời gian, không gian và tâm lý cộng đồng. (TS. Nguyễn Minh Hòa)
- Động lực mới cho TPHCM: ĐTTC đã có cuộc trao đổi với ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM về việc TPHCM xây dựng đề án “TP trong TP” trình các bộ ngành Trung ương xem xét thông qua, với mong muốn tạo sự đột phá về mô hình, tốc độ tăng trưởng, không gian quy hoạch, đã gây sự chú ý với cộng đồng. TP phía Đông trực thuộc TPHCM là bình thường, nhưng nó không bình thường vì là mô hình đầu tiên. Vì thế, để thực hiện mô hình này phải sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương. (Đỗ Trà Giang)
- Chủ động phòng vệ thương mại: Trước nguy cơ bị mượn đường và hàng hóa nước ngoài đội lốt, giả mạo xuất xứ Việt Nam xuất khẩu sang các nước đối tác trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên để hưởng thuế suất ưu đãi, chúng ta cần đẩy mạnh thực hiện các biện pháp đấu tranh chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM). Hoàn thiện hệ thống pháp lý và cơ chế chính sách kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, trong đấu tranh chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp đang là đòi hỏi tất yếu. (PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế Học viện Tài chính)
- EVFTA: Mừng và lo: Việt Nam chẳng còn lạ lẫm với các hiệp định thương mại quốc tế, từ song phương đến đa phương. Nhưng sự hụt hẫng giữa những lạc quan ban đầu với sau khi nhập cuộc, không phải ai cũng cảm nhận giống nhau. Với EVFTA mừng đấy nhưng cũng lo đấy. Cuối cùng, sau EVFTA, hẳn vẫn là câu chuyện các cấp lo toan, địa phương tính toán, còn DN vẫn phải gồng mình. (Nguyễn Duy Nghĩa)
- Tiền điện tử: Vũ khí mới của NHTW: Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell gần đây đã nói về các biện pháp mới được thực hiện trong cuộc khủng hoảng tài chính. Nhận xét này của ông Powell được nhiều người cho rằng là bằng chứng về sự cần thiết của tiền điện tử cấp độ quốc gia của Ngân hàng Trung ương (Central Bank Digital Currency - CBDC). Tiền điện tử quốc gia là giải pháp khả dĩ trong bối cảnh hiện nay khi kinh tế đang chịu nhiều hậu quả từ dịch bệnh, thương chiến, chiến tranh tiền tệ… làm cho tiền giấy ngày càng bị mất chỗ đứng. (Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư CTCK Maybank Kim Eng)
- Đánh đổi mục tiêu lạm phát, giảm sâu lãi suất: Với sự can thiệp của NHNN qua 2 lần giảm lãi suất điều hành và một số mức lãi suất trên thị trường, xu hướng lãi suất cho vay của các NHTM tiếp tục giảm để hỗ trợ tín dụng cho các DN, vực dậy nền kinh tế vượt qua đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, lãi vay chỉ giảm ở mức độ, muốn giảm sâu hơn vẫn cần nhiều giải pháp khác. Thay vì cố gắng đạt lạm phát dưới 4%, cần xem xét điều chỉnh vĩ mô, chấp nhận đánh đổi mục tiêu lạm phát để thực thi chính sách tiền tệ mở rộng hơn nữa nhằm kéo lãi vay xuống. (Cát Tường)
- SPP - Phú quý giật lùi: CTCP Bao bì nhựa Sài Gòn (SPP) có khởi đầu hết sức thuận lợi, nhờ chiến lược đầu tư vào lĩnh vực bao bì nhựa có tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Tuy nhiên, khó khăn của thị trường, cộng với những chính sách đầu tư không hợp lý, đã đẩy SPP từ vị thế độc tôn trên thị trường đến sát bờ vực phá sản. Sau khi bị hủy niêm yết bắt buộc trên HNX, SPP được giao dịch trở lại trên UPCoM từ ngày 29-5, với giá tham chiếu 400 đồng/CP. (Kim Giang)
- Cạm bẫy trên thị trường phái sinh: Phiên giao đáo hạn hợp đồng tương lai chỉ số VN30F2005 ngày 21-5 vừa qua, có thể đem lại rất nhiều tiền như một món quà bất ngờ cho một số nhà đầu tư (NĐT) nhạy bén, nhưng cũng có thể làm cháy tài khoản của không ít nhà đầu tư khác. Đây không phải là lần đầu tiên thị trường phái sinh (TTPS) biến động thất thường trong ngày đáo hạn. Những nghi ngờ về khả năng làm giá liên thị trường (thao túng cả thị trường cơ sở lẫn TTPS) một lần nữa được chứng minh, nhưng cách duy nhất để hạn chế thiệt hại chỉ có thể là bản lĩnh của chính các NĐT. (Nguyên Hà)
- Hơn 2.000 dự án chi sai ngân sách: Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Hồ Đức Phớc vừa ký Báo cáo 45/BC-KTNN, báo cáo tóm tắt tổng hợp kết quả kiểm toán 2019. Theo đó, qua kiểm toán 2.055 dự án có sai sót, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 14.729 tỷ đồng. (Đỗ Trà Giang)
- Dự án đại lộ ven sông Sài Gòn và Sai Gon New City: Ông Đào Hồng Tuyển tặng ý tưởng và bản quyền cho Tập đoàn Đèo Cả (Minh Tuấn)
- Trải nghiệm ẩm thực Việt Nam và châu Á (Thái Hà)
- Những lọ nước hoa khó chối từ (Khoa Lam)
- Chăm sóc da để bảo vệ phổi (TS.BS Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)
- Ngại làm phim cổ tích thiếu nhi?: Phim cổ tích được xem là đặc sản mùa hè, để phục vụ khán giả nhỏ tuổi. Thế nhưng đại dịch Covid-19 đã làm tình hình thay đổi. Virus corona không cho phép các hãng phim triển khai kế hoạch bấm máy đúng dự kiến, và lịch nghỉ hè của học sinh không rơi vào tháng 6 như thường lệ để có lịch chiếu phù hợp. (Tuy Hòa)
- Bỏ chủ sòng bài làm nông nghiệp đô thị: Trong suốt 5 năm, doanh nhân điển trai Ray Poh đã hòa mình vào nhịp sống sôi động bất kể đêm ngày của những sòng bạc ở Macau - nơi được mệnh danh là kinh đô cờ bạc của thế giới. Anh đang có một sự nghiệp hứa hẹn với cuộc sống xa hoa là mong ước của nhiều người. Nhưng vào năm 2015, Poh đã dứt áo ra đi. Cũng phải mất 1 năm để anh hoàn toàn rời khỏi ngành kinh doanh sòng bài, dấn thân vào lĩnh vực hoàn toàn khác: nông nghiệp đô thị. Giờ đây, khi đại dịch Covid-19 khiến bao nhiêu “đồng nghiệp” cũ của anh lao đao, Ray Poh đang sống khỏe. (Anh Thư)
- Nhật Bản:  Điều tồi tệ vẫn còn phía trước: Nhật Bản đã rơi vào suy thoái lần đầu tiên kể từ năm 2015, khi nền kinh tế vốn đã suy yếu của đất nước bị kéo xuống bởi tác động của Covid-19 đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã suy giảm với mức âm 3,4% trong 3 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái, chính thức bước vào suy thoái do tác động của Covid-19. Các số liệu ban đầu cho giai đoạn từ tháng 4-6 cho thấy nền kinh tế của nước này sẽ bị phá vỡ bởi những nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh. (Vinh Trang)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác