Đón đọc ĐTTC bộ mới số 60 phát hành thứ hai ngày 22-6-2020

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 60 phát hành ngày 22-6-2020 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 60 phát hành thứ hai ngày 22-6-2020 ảnh 1
Kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2020)
- Báo in vẫn là "đội quân" chủ lực kỷ nguyên số?: Thời gian gần đây, một số tờ báo, tạp chí đình đám, từng thống trị ngành truyền thông thế giới đang phải đối mặt với tương lai ảm đạm, vật lộn cầm cự để thích nghi với những đổi thay từng ngày của công nghệ, công chúng và thị trường. Vậy báo chí in sẽ đi đâu về đâu? Liệu có còn là "đội quân" chủ lực trong kỷ nguyên số? Tin độc quyền và bản tin sâu là thế mạnh vượt trội của báo in, do đó các cơ quan báo chí phải có đội ngũ phóng viên, biên tập viên có trình độ và chuyên sâu mới sản xuất ra được những sản phẩm báo chí phù hợp với thời đại. (PGS.TS Nguyễn Thành Lợi)
- Sức sống của báo giấy: Cách nay chừng 10 năm, nhiều dự báo cho rằng báo giấy đã đến lúc chấm dứt sứ mệnh lịch sử của nó. Mặc dù nhiều tờ báo bị biến mất, nhiều tờ thu hẹp quy mô và giảm số lượng phát hành do sự xuất hiện của báo điện tử và mạng xã hội (MXH), nhưng nhiều tờ báo vẫn sống và vẫn đứng vững trong lòng bạn đọc, thậm chí có tờ báo tiếp tục phát triển mạnh mẽ với những hướng đi mới. Buổi sáng sớm, chạy vòng vòng quanh TPHCM vẫn thấy rất nhiều người uống cà phê và đọc tờ nhật trình. Một bộ phận người dân vẫn nghiền mùi giấy, mùi mực của tờ báo như nghiền mùi cà phê. Đó là thói quen khó bỏ của người Sài Gòn. (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa)
- Báo chí cạnh tranh mạng xã hội…: Sau thập niên có mặt tại Việt Nam, từ năm 2007 internet phổ cập sâu rộng vào đời sống. Và báo chí bắt đầu bước vào giai đoạn mở rộng thông tin để tồn tại và tận dụng công nghệ để phát triển. Thế nhưng, đối thủ mạng xã hội (MXH) với sự trợ lực của điện thoại thông minh xuất hiện. Vì vậy, yếu tố sống còn của báo chí hôm nay là quy hoạch về nội dung như thế nào. (Lê Thiếu Nhơn)
- Báo chí Singapore với mô hình 3C: Với cách vận hành từ lúc Đảng Hành động Nhân dân (PAP) nắm chính quyền, mô hình báo chí Singapore có thể gói gọn theo 3 chữ C viết tắt trong tiếng Anh: Compliant (tuân thủ luật pháp và định hướng lãnh đạo), Commercially viable (kinh doanh hiệu quả) và Competent (có năng lực và chuyên nghiệp). Khác với nhiều nước phương Tây, dù ủng hộ chính phủ nhưng truyền thông vẫn luôn được độc giả tin tưởng và đánh giá cao. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
- Khi người đưa tin bị trù dập: Giới tài chính và công nghệ thế giới chứng kiến một trong những công ty công nghệ tài chính (fintech) có vốn hóa lớn nhất nước Đức: Wirecard, mất đi gần 80% giá trị thị trường chỉ trong 2 ngày 18 và 19-6. Giá cổ phiếu Wirecard từ trên 100EUR giảm xuống còn gần 25EUR/cổ phiếu. Vốn hóa thị trường của công ty trên 20 tỷ EUR nay chỉ còn khoảng 4,5 tỷ EUR. Sự kiện Wirecard cho thấy tầm quan trọng của vai trò độc lập và liêm chính của báo chí trong việc phanh phui các bê bối tài chính trên thị trường. (Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Trung tâm tài chính TPHCM nên xây dựng theo cách riêng: Ý tưởng xây dựng TPHCM là trung tâm tài chính khu vực đã manh nha từ khoảng 20 năm trước. Nhưng do nhiều nguyên nhân, quyết sách ấy vẫn chưa thực hiện được. Nay với những biến động tại các trung tâm tài chính như Hồng Kông, Thượng Hải, là cơ hội cho TPHCM thực hiện ý tưởng. Muốn vậy, TPHCM nên chọn lối đi riêng khi xây dựng thành trung tâm tài chính, với điểm nhấn là công nghệ, đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp tư nhân. (TS. Võ Trí Thành)
- TPHCM: Cởi trói cơ chế, phát huy lợi thế: TPHCM đang đứng trước cơ hội thu hút dòng vốn ngoại có chất lượng cao để phát triển, khi có sự “cộng hưởng kép” giữa Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và chuỗi sản xuất toàn cầu đang có sự điều chỉnh với sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư. Vì thế, TPHCM có nhiều lợi thế để trở thành trung tâm tài chính khu vực, nếu có cơ chế cho TP được tự chủ theo hướng cởi mở hơn. (Lưu Thủy)
- 2 dự án trọng điểm đang về đích: Những năm qua TPHCM triển khai hàng loạt công trình, chương trình trọng điểm nhằm giải quyết những vấn đề như ngập nước, kẹt xe, ô nhiễm môi trường, môi trường đầu tư… Tuyến metro số 1 (Bến Thành- Suối Tiên) và công trình siêu chống ngập 10.000 tỷ đồng, là 2 trong hàng loạt dự án nói trên, đang được đẩy nhanh tiến độ, tăng tốc trên đường về đích. (Bình Minh)
- Hàn Quốc muốn đầu tư năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Ông Hong Sun, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham), cho biết năng lượng tái tạo đang là lĩnh vực nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm khi tiếp cận thị trường Việt Nam, đặc biệt là các dự án sản xuất pin lưu trữ, lĩnh vực hiện nay vẫn đang bỏ ngỏ. (Hoàng Sơn thực hiện)
- Điện mặt trời chưa hấp dẫn nhà đầu tư ngoại: Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) ví chính sách phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) như “cây gậy và củ cà rốt”, trong đó “cây gậy” là quy định chặt chẽ về pháp luật và “củ cà rốt” là cơ chế ưu đãi Chính phủ dành cho doanh nghiệp. Tại Việt Nam, “củ cà rốt” vẫn chưa đủ sức hấp dẫn NĐTNN, trong khi “cây gậy” còn quá yếu, khiến họ tỏ ra dè dặt do e ngại rủi ro về chính sách. (Sơn Thủy)
- Thúc đẩy điện mặt trời áp mái KCN-KCX: Với thực trạng thủy điện và nhiệt điện thiếu nước, thiếu than khiến nguồn điện năng bị thiếu hụt trầm trọng, điện mặt trời áp mái và năng lượng tái tạo đang được khuyến khích phát triển. Nằm trong nhóm có lợi thế diện tích mái lớn, các doanh nghiệp trong KCN, KCX, KCNC TPHCM được đánh giá hưởng lãi kép khi đầu tư điện mặt trời. (Thanh Dung)
- FDI toàn cầu giảm kỷ lục và cú sốc MNEs: Giá trị của dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn cầu năm 2020 dự kiến giảm 60% so với mức đỉnh điểm (2.000 tỷ USD) đã từng đạt được, và giảm 40% so với giá trị hiện tại (1.500 tỷ USD). Đây là mức sụt giảm kỷ lục kể từ năm 2005 trở lại đây, nói lên cú sốc và những triển vọng thay đổi của các tập đoàn đa quốc gia (MNEs). (Đinh Hạ Vân) 
- Cái giá phụ thuộc ngoại binh: Hiện có nhiều dự báo cho thấy Việt Nam sẽ là thị trường thu hút được dòng vốn FDI đang dịch chuyển. Dẫu biết rằng thu hút FDI là xu thế thời hội nhập, các DN FDI mang lại lợi ích nhất định, nhưng với nhiều bài học rút ra trong thu hút FDI, đã đến lúc Việt Nam cần có cách nhìn, cách ứng xử khác đối với FDI. (Nguyễn Duy Nghĩa)
- Covid-19 chốt chặn niêm yết ngân hàng: Niêm yết cổ phiếu lên sàn HOSE hoặc HNX trong năm 2020 là quyết tâm của nhiều NH, bởi lẽ năm nay là hạn chót hoàn thành yêu cầu niêm yết NHTM theo Đề án Cơ cấu lại thị trường chứng khoán (TTCK) và bảo hiểm đến năm 2020, định hướng đến 2025, được Thủ tướng phê duyệt. Song mới qua vài tháng, tình thế đã bị xoay ngược bởi tác động của dịch bệnh Covid-19, thị trường rơi vào khó khăn, nhiều NH đứng trước nguy cơ không hoàn thành yêu cầu này. (Đỗ Linh)
- HQC - Sự trở lại muộn màng: CTCP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân (HQC) thành lập khá sớm, là một trong những doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đầu tiên niêm yết trên TTCK. Thế nhưng, mục tiêu trở thành doanh nghiệp phát triển BĐS hàng đầu Việt Nam của HQC lại là cú lao dốc kinh hoàng. Gặp khó với mô hình NoXH, HQC quyết định nâng tỷ trọng đầu tư vào BĐS thương mại, trong đó tập trung vào phân khúc nhà ở trung bình, BĐS văn phòng, du lịch, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, sự trở lại này của HQC đã quá muộn màng, do các đối thủ cạnh tranh đã bỏ xa cả về năng lực lẫn kinh nghiệm. (Kim Giang)
- Cẩn trọng hồi sinh cổ phiếu siêu nhỏ: Sự xuất hiện dòng tiền từ những NĐT mới đang thổi luồng sinh khí mới vào nhóm CP nhỏ và siêu nhỏ trên TTCK. Nếu mức tăng của những mã CP lớn thường chỉ tính bằng phần trăm, những CP nhỏ này phải tính bằng lần. Tuy nhiên, lợi nhuận cao luôn đi kèm rủi ro và NĐT không tỉnh táo mua vào, nếu CP đạt đỉnh nhưng không thể bán cắt lỗ khi CP quay đầu. (Thảo Nguyên)
- Tháo gỡ vướng mắc 2 dự án chung cư: TPHCM đang nỗ lực tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục cho các dự án trên địa bàn TP. Mới đây là 2 dự án liên quan đến việc tháo dỡ, xây dựng lại chung cư cũ xuống cấp tại quận 5. (Đỗ Trà Giang)
- Vì sao doanh nghiệp ngại hỗ trợ?: Hiện đang tồn tại thực trạng nhiều doanh nghiệp (DN) không mặn mà với việc đăng ký xin gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị định 41/2020/NĐ-CP. Bởi ngoài việc vướng thủ tục rườm rà phức tạp, các DN này còn e ngại bị “dính bẫy”, khi cơ quan thuế sẽ rà soát, truy thu và phạt ngược trở lại. Bộ Tài chính cần tiếp tục rà soát, đề xuất miễn, giảm các loại phí, lệ phí, trong đó tập trung xem xét việc điều chỉnh thời gian gia hạn nộp thuế thu nhập DN, thuế VAT, tiền thuê đất, bổ sung sắc thuế, đối tượng thụ hưởng chính sách...  sao cho phù hợp với tình hình thực tế. (Lưu Thủy)
- Nghịch lý hỗ trợ thuế doanh nghiệp: Dịch Covid-19 đã tác động xấu đến hầu hết loại hình doanh nghiệp (DN), ngành kinh tế, thành phần kinh tế và người dân. Gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất được xem như biện pháp hữu hiệu Chính phủ dùng để cứu DN. Song, trên thực tế biện pháp này có đạt hiệu quả như mong muốn, lại là câu chuyện khác. DN lớn, DNNN có “chống lưng” nên được thuận lợi trong gia hạn thuế, tiền thuê đất. Ngược lại, DN nhỏ và siêu nhỏ khó khăn hơn nhiều lại rất khó được gia hạn. (TS. Bùi Trinh, Viện Kinh tế Việt Nam)
- Lịch lãm trong chuyến công tác (Ngọc Duy)
- Giao hàng thời 4.0 (Nhã Trúc)
- Mừng ngày gia đình 28-6 tại Windsor Plaza (Thái Hà)
- Dòng sông cuộn chảy nghệ thuật đổi mới cách viết: Cầm trên tay bản thảo tập truyện ngắn Dòng sông cuộn chảy của Trần Thế Tuyển, nhẩn nha đọc, và không biết từ lúc nào, truyện của anh đã cuốn hút tôi. Phải chăng đó là tác giả luôn đổi mới cách thể hiện, hay là sự đổi mới cách viết? (Nhà văn Nguyễn Trường)
- Nghệ thuật chạm gỗ cửa võng đình Diềm: Nằm trên quê hương quan họ Bắc Ninh, đình Diềm được biết đến như một trong 3 ngôi đình to lớn, bề thế nhất ở miền Bắc. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, khuôn viên của đình đã có nhiều thay đổi so với thủa ban đầu, song may mắn là tại đây vẫn đang lưu giữ nguyên vẹn cửa võng bằng gỗ, một báu vật- kiệt tác của nghệ thuật chạm gỗ đất Kinh Bắc. Tháng 1-2020 vừa qua, cửa võng đình Diềm đã được công nhận là Bảo vật quốc gia. (Mai An)
- Trải nghiệm nắng gió Quy Nhơn (Ngọc Đăng)
- Mỹ kỳ vọng các gói cứu trợ ngàn tỷ: Ngày 8-6, Cục Nghiên cứu Kinh tế quốc gia Mỹ (NBER), cho biết nền kinh tế nước này đã chính thức bước vào suy thoái kể từ tháng 2, chấm dứt đợt tăng trưởng kéo dài kỷ lục 10 năm 8 tháng bắt đầu từ tháng 6-2009. (Vinh Trang)
- John-Son Oei và những ngôi nhà ở xã hội: Mất cha từ nhỏ, John-Son Oei, đồng sáng lập EPIC Homes, sớm hiểu rõ giá trị của một mái nhà. Chính vì thế EPIC Homes đã cam kết xây dựng nhà ở xã hội cho Orang Asli - cộng đồng bản địa nghèo và dễ bị tổn thương nhất ở Malaysia. (Anh Thư)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác