Đón đọc ĐTTC bộ mới số 63 phát hành thứ hai ngày 13-7-2020

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 63 phát hành ngày 13-7-2020 với nhiều chuyên mục:
- Sự trở lại của kinh tế học suy thoái: Lần đầu tiên kể từ sau cuộc Đại Suy Thoái của những năm 1930, những thất bại nặng nề ở phía cầu của nền kinh tế đã thực sự quay trở lại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định của nền kinh tế thế giới. Và điều đáng nói là các nhà hoạch định chính sách của chúng ta không có nhiều kinh nghiệm để đối phó với cuộc suy thoái lần này theo cách mà nó đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. (PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính, UEH)
- Lo ngại tiền giải cứu vào nơi… có quan hệ: Đại dịch Covid-19 đang đẩy làn sóng thất nghiệp diễn ra ở hầu hết nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt từ các công ty lớn. Các nước đã đưa ra nhiều gói hỗ trợ lớn để cứu nền kinh tế. Song vấn đề không chỉ bao nhiêu tiền, mà các chương trình cứu trợ được thiết kế ra sao và tiền có đi vào nơi cần nó nhất. (TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Gói tái thiết khổng lồ vực dậy châu Âu: Một ngân sách khổng lồ cho việc tái thiết châu Âu đang được các lãnh đạo EU thảo luận. Dù vậy, EU được ví như gia đình đông con, trong đó có người chí thú làm ăn, có người vô trách nhiệm, thoái mái chi tiêu và trông chờ vào sự hỗ trợ của các thành viên khác. Chưa kể đây là gánh nặng cho giới trẻ, khi họ phải trả các khoản vay để tái thiết này. (TS. Võ Đình Trí, Giảng viên IPAG Business School Paris)
- Lựa chọn gói kích thích kinh tế lần 2: Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Việt Nam đã đưa ra gói kích thích tài khóa bao gồm giảm thuế và tiền thuê đất; gói an sinh, hỗ trợ giá điện và hoãn đóng bảo hiểm xã hội. Từ đầu tháng 7, đã có ý kiến đề xuất gói hỗ trợ cho doanh nghiệp và gói hỗ trực tiếp người dân lần 2. Vấn đề là lựa chọn gói kích thích này (nếu có) như thế nào để tạo tấm đệm cho việc hồi phục kinh tế. (TS. Trần Hùng Sơn, Trường Đại học Kinh tế - Luật) 
- Đầu tư vàng khó thua lỗ: Hoạt động đầu tư vàng thường nhằm vào lý do chính yếu, như là công cụ trú ẩn khi kỳ vọng lạm phát gia tăng, hoặc là công cụ để đa dạng hóa danh mục đầu tư khi bất ổn kinh tế gia tăng. Giá vàng thế giới và trong nước đang tăng mạnh. Giá vàng càng cao nhà đầu tư càng mua, miễn là xu hướng cơ bản vẫn hỗ trợ cho giá thế giới tăng. Do vậy, bằng việc nhận định xu hướng giá vàng thế giới trong trung hạn tăng, người mua vàng sẽ ít bị lỗ. (TS. Lê Đạt Chí, Khoa Tài chính, UEH)
- Vàng hấp dẫn trong ngắn hạn: Có nên đầu tư vào vàng, khi giá vàng thế giới và trong nước không ngừng lập kỷ lục mới? Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và kinh doanh Vàng Việt Nam (VGB), cho biết từ đầu năm đến nay giá vàng tăng gần 20%, tỷ suất lợi nhuận bỏ xa các kênh đầu tư khác. Vì thế, đầu tư vàng trong ngắn hạn là kênh tương đối hấp dẫn, nhưng đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức và thời gian để theo dõi chốt lời, cắt lỗ kịp thời. (Yên Lam thực hiện)
- Tiền gửi tiết kiệm chảy sang trái phiếu: Tiết lộ từ giám đốc môi giới của một công ty chứng khoán (CTCK) cho biết, “góc khuất” của con số hàng trăm ngàn tài khoản CK mở mới trong thời gian qua không hẳn tất cả là nhắm tới thị trường cổ phiếu. Nhiều CTCK có ngân hàng (NH) mẹ đứng sau đang nỗ lực thuyết phục người gửi tiền mở tài khoản CK để chuyển khoản tiền gửi tiết kiệm sang đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Tuy tính mạo hiểm trong đầu tư TPDN thấp hơn nhiều so với đầu tư CK, nhưng không có nghĩa là phi rủi ro. Người gửi tiết kiệm sau một đêm bỗng biến thành “NĐT TP” và phần lớn vẫn mang tâm lý tin tưởng vào sự đảm bảo (dù chưa rõ ràng buộc pháp lý) của NH, tin vào thương hiệu của doanh nghiệp phát hành theo dạng “quá lớn để có thể phá sản”. (Nguyên Hà)
- “Sức mạnh mềm” của Việt Nam: Ông Nguyễn Phú Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nhận xét việc đón công dân về nước để đảm bảo an toàn tính mạng cùng với việc phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả nhờ cách làm đúng, có thể xem là cách xây dựng “sức mạnh mềm” của Việt Nam, không phải quốc gia nào cũng làm được. Những công dân Việt Nam ở nước ngoài cũng có nhu cầu hồi hương, nên Chính phủ sẵn sàng đón nhận họ về nước trên cơ sở khả năng chống chịu được của tiềm lực trong nước về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, ngân sách. Đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. (Lưu Thủy)
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vẫn theo hàng 2: Trước tác động của dịch Covid-19, ngành NH đã chủ động thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh và người dân duy trì, ổn định và phục hồi sản xuất kinh doanh, thông qua Thông tư 01/2020 của NHNN. Tuy vậy, việc hỗ trợ vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của DN, nhất là DNNVV, do các nhà băng dựa trên những tiêu chí NHNN quy định, đặc biệt không được hạ chuẩn tín dụng. Ngành NH sẽ hỗ trợ DN nếu có nhiều chính sách đồng bộ đi cùng với chính sách tín dụng, như bảo lãnh tín dụng, quỹ hỗ trợ DNNVV, thuế, bảo hiểm… (Đỗ Linh)
- Dòng tiền chờ cơ hội: Dù thị trường đang bước vào đợt điều chỉnh, nhưng số lượng NĐT mở tài khoản mới vẫn tiếp tục ghi nhận những con số tích cực. Đi cùng với lượng NĐT mới là nguồn vốn mới chực chờ đẩy vào thị trường ngay khi có cơ hội. Đây là những yếu tố quan trọng giúp VN Index có thể kết thúc năm 2020 trong khoảng 900-1.000 điểm. Sự thận trọng của NĐT F0 khiến dòng tiền bị chững lại trong những phiên giao dịch gần đây do lo ngại làn sóng bùng phát dịch bệnh thứ 2. Tuy nhiên, chỉ cần Covid-19 được kiểm soát, dòng vốn này sẽ đổ mạnh vào thị trường. (Thảo Nguyên)
- Thị trường BĐS: Sốc tâm lý: Nguồn cung hạn chế nhưng khách hàng, nhà đầu tư vẫn dè dặt, dẫn đến lượng tiêu thụ sản phẩm của chủ đầu tư dự án BĐS không như kỳ vọng. Các chuyên gia cho rằng đây là hiện tượng “sốc tâm lý” sau khi tất cả ngành nghề, trong đó có BĐS, vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nhóm khách hàng đầu cơ với mục đích “lướt sóng” đã “ngậm hàng” cách nay vài tháng chờ đón sóng hậu Covid-19, hiện nay muốn bán cũng rất khó để ra hàng. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư đã chọn giải pháp chịu phạt để lấy lại tiền, số khác xin giãn tiến độ đóng tiền chờ thị trường phục hồi. (Đỗ Trà Giang)
- Rộng đường xuất khẩu trái cây tươi: Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T, người được mệnh danh “ông vua xuất khẩu trái cây tươi qua Mỹ”, cho biết khi nhiều ngành hàng xuất khẩu vẫn gặp khó vì dịch Covid-19, Công ty Vina T&T lại tất bật với khá nhiều đơn hàng, thậm chí sản phẩm dừa tươi không đủ để xuất khẩu. Thị trường thời gian qua bắt đầu có dấu hiệu hồi phục, người tiêu dùng thay vì chỉ mua thực phẩm khô để dự trữ đã chuyển qua mua thực phẩm tươi sống và trái cây tươi được lựa chọn nhiều. Đó cũng là lý do chúng tôi hồi phục khá nhanh và là một trong những đơn vị tiên phong xuất khẩu trái cây tươi trở lại thị trường Mỹ.  (Thanh Dung)
- Váy hoa cao cấp mùa hè (Khoa Lam)
- Tiệc trưa sành điệu  tại nhà hàng Saigon Kitchen (Phương Hằng)
- Hãy một lần khám phá Nha Trang với 8 chữ “nhất”  (Bảo Ngọc)
- Cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung-Ấn: Trong thập niên qua, Trung Quốc đã xây dựng hệ sinh thái internet thay thế của riêng mình nhằm gạt bỏ những công ty nước ngoài. Nhưng giờ đây, các tập đoàn công nghệ lớn nhất của Trung Quốc từ Alibaba Group Holding Ltd., Tencent Holdings Ltd. đến Huawei, đã bắt đầu cảm nhận được cảm giác bị gạt bỏ, khi nhiều nước muốn loại bỏ các công ty Trung Quốc khỏi cuộc chơi. (Văn Cường)
- Khủng hoảng giáo dục các nước phát triển: Sự tác động tiêu cực của Covid-19 đến các ngành của nền kinh tế, như du lịch, xây dựng, thương mại hay dịch vụ đã rõ ràng. Song, có một lĩnh vực cũng đang chịu tổn thất rất nặng nề từ đại dịch toàn cầu ít ai nghĩ tới: giáo dục. (Linh Nguyễn)
- Nhật Bản ác cảm với sa thải lao động: Suy thoái kinh tế vì đại dịch nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản vẫn ở mức thấp 2,6%. Vì sao tình trạng người lao động bị sa thải hàng loạt không xảy ra ở nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, khác hẳn với bức tranh thị trường lao động Mỹ? (Anh Thư)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác