Đón đọc ĐTTC bộ mới số 65 phát hành thứ hai ngày 27-7-2020

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 65 phát hành ngày 27-7-2020 với nhiều chuyên mục:
- Lằn ranh đỏ trái phiếu doanh nghiệp: Việc nhà đầu tư đổ xô đầu tư trái phiếu doanh nghiệp do lãi suất cao, đã đẩy thị trường trái phiếu vào nguy cơ tăng trưởng quá nóng. Các cơ quan quản lý nhà nước đã có những chính sách nhằm kìm hãm, nhưng lại vô tình đẩy thị trường tăng nóng hơn trước khi các quy định mới có hiệu lực. (Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư CTCK Maybank Kim Eng)
- Khi CTCK và ngân hàng lao vào "môi giới": Nếu thị trường cổ phiếu được xem là dạng đầu tư bậc cao vì cần chuyên môn cao để thẩm định doanh nghiệp, thì thị trường trái phiếu còn cao cấp hơn và không dành cho nhà đầu tư nhỏ lẻ. Nhưng khi “lòng tham” của người gửi tiền bị đánh thức, trái phiếu doanh nghiệp đã chạm được nguồn tiền "bỏ lọ" này. Không bỏ lỡ cơ hội, các ngân hàng và cả công ty chứng khoán đã thi nhau mời chào nhà đầu tư nhỏ lẻ mua trái phiếu. (Nguyên Hà)
- Doanh nghiệp ứng phó Nghị định 81: Nghị định 81/2020 chỉnh sửa bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp phát hành phải định hình lại quy trình phát hành trái phiếu. Thay vì tìm kiếm nhà đầu tư sau khi hồ sơ phát hành được cơ quan thẩm quyền chấp thuận, doanh nghiệp phải tìm kiếm nhà đầu tư tiềm năng để ký hợp đồng, kèm cam kết đã tiếp cận thông tin phát hành, hiểu rõ rủi ro khi mua trái phiếu. (Lê Đạt Chí, Khoa Tài chính, Đại học Kinh tế TPHCM)
- Giải pháp tình thế, chưa bảo vệ nhà đầu tư: Phát triển nóng là trạng thái thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay. Tình trạng không minh bạch thông tin thị trường, việc đánh giá tín nhiệm độc lập vẫn đang bị bỏ ngỏ, là những kẻ hở cho rủi ro bùng phát, đặc biệt với nhà đầu tư cá nhân. Quy định mới tại Nghị định 81/2020 chỉ là giải pháp tình thế. Về cơ bản, các vấn đề cốt lõi để phát triển thị trường trái phiếu và bảo vệ nhà đầu tư vẫn còn là bài toán lớn cần lời giải. (Th.S Lưu Minh Sang, Trường Đại học Kinh tế - Luật)
- Cảnh báo nhưng phải tìm hướng mở: Sự tăng trưởng nóng của trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) thời gian gần đây, trong bối cảnh chưa có bất kỳ tổ chức độc lập và uy tín nào xếp hạng tín nhiệm các DN, đã khiến người mua phải đối mặt với nhiều rủi ro khi phải tự thẩm định, đánh giá trong điều kiện thiếu thông tin. Trong thị trường TPDN phát triển nóng, DN phát hành và NĐT giống như những tài xế trên một con đường với rất nhiều phương tiện giao thông khác nhau, phải đối mặt với rủi ro va chạm, tai nạn, do ánh sáng từ đèn đường không đủ để họ phát hiện rủi ro từ sớm. (Hoàng Sơn)
- Cảnh báo sớm từ trái phiếu doanh nghiệp: Trong 3 năm trở lại đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bình quân 45%/năm. Đặc biệt sự tham gia đáng kể của nhà đầu tư cá nhân với khoảng 15% lượng phát hành, sẽ gây rủ ro khi đây không phải là kênh đầu tư phù hợp cho họ, bởi đa số họ chưa phân biệt được một tài khoản tiết kiệm với trái phiếu doanh nghiệp. (TS. Võ Đình Trí, Giảng viên Đại học Kinh tế TPHCM và IPAG Business School Paris)
- Sớm xây dựng kịch bản điện hạt nhân: Để đảm bảo vấn đề an ninh năng lượng quốc gia, việc đưa các kịch bản có điện hạt nhân ra xem xét, tính toán là cần thiết. Vấn đề là quy trình và thời gian thực hiện các quy hoạch, cái nào trước, cái nào sau, vào lúc nào, từ đó đưa ra được các kịch bản phát triển tốt nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới. (TS. Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam)
- Sòng phẳng chuyển tiếp dự án BT: Quốc hội vừa thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (Luật PPP). Thời gian qua, hàng loạt dự án BT tại các địa phương thời gian qua đình trệ vì thiếu quy định rõ ràng, DN ách tắc trong triển khai, nếu không tháo gỡ sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng. Nếu không có cái nhìn khách quan, đầy đủ đối với loại hình BT sẽ triệt tiêu nguồn lực từ DN và NĐT. (Đỗ Trà Giang)
- Tỉnh táo dòng vốn cho startup: Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều ngành hàng, nhiều doanh nghiệp (DN), song suốt những tháng qua không ít startup Việt liên tục thông tin về các khoản rót vốn triệu USD. Đó là những tín hiệu tốt cho giới startup nhưng có lẽ cũng không cần quá tô hồng. Đã đến lúc câu chuyện rót vốn phải được nhìn nhận xác thực hơn. (Thái Hà)
- Tăng an toàn, lãi suất càng khó giảm: Từ lâu NHNN đã muốn giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn về mức 30%, nhằm hạn chế tình trạng NHTM cho vay các lĩnh vực rủi ro, nâng cao an toàn chung của hệ thống. Nhưng tại thời điểm này, cơ quan quản lý phải dự kiến kéo giãn lộ trình này thêm 6 tháng hoặc 1 năm nữa so với yêu cầu tại Thông tư 22/2019 của NHNN. Bởi nghịch lý trong hệ thống NH là càng tăng an toàn, lãi suất càng khó giảm. Để tăng độ an toàn, có thêm nguồn lực cho vay, các NH không ngừng tăng lãi suất huy động kỳ hạn dài, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để cơ cấu nguồn vốn, đã đẩy mặt bằng lãi suất lên cao. (Yên Lam)
- Covid-19 cuốn phăng thành quả GMD: CTCP Đại lý liên hiệp vận chuyển Gemadept (GMD) là 1 trong 10 mã CP đầu tiên niêm yết trên HOSE giữ được mức giá khá tốt so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 đang đẩy GMD vào tình cảnh khó khăn nhất từ trước đến nay. GMD là 1 trong những mã CP bị tác động mạnh từ Covid-19. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, GMD đã giảm hơn 15% và hiện đang giao dịch dưới mốc 20.000 đồng/CP, mốc giá thấp nhất trong lịch sử giao dịch. (Kim Giang)
- Kê Gà đón đầu cơ hội mới: Hàng loạt công trình giao thông trọng điểm đang được Chính phủ thúc đẩy tiến độ. Khu vực biển Kê Gà - Tân Thành (Hàm Thuận Nam), với vị trí đắc địa ngay tại cửa ngõ phía Nam Bình Thuận, một lần nữa đón đầu cơ hội vươn lên thành “thủ đô resort mới” của Việt Nam.  (Minh Tuấn)
- Khi các đại gia ... bán cà phê: Chuỗi cà phê bình dân thời gian gần đây đang trở nên sôi động khi có sự tham gia của nhiều thương hiệu mới, trong đó đáng chú ý là chuỗi Ông Bầu (của 3 đại gia Đoàn Nguyên Đức, Võ Quốc Thắng, Trần Thanh Hải). Vì sao các đại gia lại quan tâm đến thị trường này? Liệu đây có phải cuộc dạo chơi của những đại gia muốn làm thương hiệu? Sự xuất hiện của nhiều cái tên mới sẽ phân chia lại thị trường và làm hấp dẫn hơn cuộc đua này. Trong bối cảnh này, người tiêu dùng chắc chắn sẽ được hưởng lợi khi có thể thưởng thức những ly cà phê ngon-bổ-rẻ. (Đức Mạnh)
- Nước hoa cho mùa hè vui vẻ (Cao Bình)
- Tận hưởng mùa hè cùng tiện ích công nghệ (Nhã Trúc)
- Ứng dụng ghép tế bào gốc chữa bệnh trẻ tự kỷ (Hạ Nghi)
- Kỳ vĩ non nước Cao Bằng: Công viên địa chất “Non nước Cao Bằng” như một bức tranh phong cảnh hùng vĩ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Trải rộng trên địa bàn 9 huyện với diện tích 3.275km2, với nhiều thắng cảnh hoang sơ, tuyệt sắc đang ẩn giữa Công viên địa chất vẫn chưa được nhiều người biết tới. Chúng tôi đã cùng một nhóm bạn trẻ đam mê khám phá chinh phục lên Cao Bằng để khai mở những thắng cảnh mới mẻ, ấn tượng. (Văn Hải - Hà Cương Nghĩa)
- Tranh chấp Trung - Ấn đã lên cao trào: Trận chiến biên giới vào tháng 6 giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã bắt đầu ảnh hưởng đến kinh doanh và công nghệ. Nhưng 2 quốc gia đông dân nhất thế giới có thể sẽ mất mát rất nhiều, nếu tranh chấp leo thang thành cuộc chiến thương mại toàn diện. Hậu quả kinh tế của những động thái này ban đầu có thể khiêm tốn, nhưng tác động lớn hơn có thể xảy ra nếu Ấn Độ tách khỏi Trung Quốc và đẩy mạnh mối quan hệ với Mỹ, Nhật Bản, Australia và Pháp. (Văn Cường)
- Du lịch ảo mùa Covid tại châu Phi: Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, châu Phi chính là lục địa có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất, đóng góp 9% GDP. Đại dịch đã khiến cho ngành du lịch ở lục địa này đóng băng, nhưng cũng lại tạo cơ hội giới thiệu lục địa này qua thực tế ảo. (Ngô Linh)
- Cuộc sống vẫn cứ trôi (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
- Thay đổi nhờ dịch Covid-19 (Anh Thư)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác