Đón đọc ĐTTC bộ mới số 69 phát hành thứ hai ngày 24-8-2020

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 69 phát hành ngày 24-8-2020 với nhiều chuyên mục:
- Gói kích thích kinh tế hữu hình: Khi dịch Covid-19 tái bùng phát, nhiều ý kiến nhấn mạnh cần có gói kích thích kinh tế lần 2 hữu hình "mạnh hơn" và "lạ hơn", tức phải thực hiện các giải pháp trước đây chưa từng có. Chẳng hạn, nới lỏng các điều kiện tiếp cận vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, cá nhân; giảm thuế VAT hoặc phát phiếu mua hàng có thời hạn cho người dân gặp khó khăn; chuyển một tỷ lệ nhất định tiền các dự án đầu tư công giải ngân chậm trễ, không hiệu quả sang hỗ trợ người lao động hoặc kích thích sức mua... (GS.TS Trần Ngọc Thơ)
- Bất ổn toàn cầu leo thang, mọi thứ quay cuồng: Tuần qua, đà lên của giá vàng thế giới đột nhiên đảo chiều, từ mức hơn 2.000USD/ounce giảm một mạch 10%. Trong khi đó tỷ lệ lạm phát cơ bản theo tháng của Mỹ được công bố tăng đột biến, lên đến 0,6%, mức chưa từng có kể từ năm 1991. Vì sao lạm phát tăng mà giá vàng suy giảm? Hiện tượng này nghe có vẻ trái với lý thuyết cơ bản. Hãy xem những lý giải khá thú vị về hiện tượng này. Khi thị trường và động thái chính sách của chính phủ các nước vẫn còn ít nhiều xoay quanh đại dịch Covid-19, điều chúng ta biết chắc có thể xảy ra trong tương lai gần vẫn là sự bất định và diễn biến khó lường. (Nguyễn Trí Minh, Khoa Tài chính, Đại học Kinh tế TPHCM)
- Cải thiện niềm tin là gói kích cầu hiệu quả nhất: Hiện nay rào cản lớn nhất của các giải pháp kích cầu chính là tâm lý phòng ngừa rủi ro của người dân trước một tương lai đầy bất định. Họ có xu hướng sắp xếp lại chi tiêu, tiết kiệm hơn, để đối phó với những diễn biến xấu có thể xảy ra. Vì thế, chính sách kích cầu lần này muốn thực sự hiệu quả và tạo ra đột phá, phải có giải pháp để làm "tan chảy" tâm lý bi quan đang "đóng băng" niềm tin người tiêu dùng. (PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo)
- Ưu tiên chống dịch nhưng không để gãy đổ kinh tế: Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại khi có thêm nhiều ca bệnh được phát hiện tại một số địa phương, Chính phủ vẫn kiên định nhưng tỉnh táo trong việc thực hiện “mục tiêu kép” đẩy lùi dịch bệnh và phát triển kinh tế. Theo đó, chống và kiểm soát dịch bệnh vẫn là ưu tiên hàng đầu. Còn về phát triển kinh tế phải hạn chế thấp nhất số doanh nghiệp phải đóng cửa, thất nghiệp. (TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng) 
- Chính phủ phải vay tiền để kích cầu: Đẩy mạnh kích cầu thị trường nội địa là một trong các yêu cầu quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển trong đại dịch Covid-19. Song muốn kích cầu giá hàng hóa phải thấp và người dân có tiền để mua hàng hóa với giá thấp đó. Để giải bài toán này chính sách tài khóa phải đảm đương nhiệm vụ giảm giá thành, tức Chính phủ phải vay tiền để kích cầu tiêu dùng. (TS. Trương Văn Phước, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng)
- Hỗ trợ cung mới kích cầu: Kích cầu tiêu dùng nội địa được xem là đòn bẩy để kích thích tăng trưởng nền kinh tế sau những tháng suy trầm do tác động từ dịch Covid-19. Tuy nhiên, để kích cầu nhất thiết phải giải quyết vấn đề cung. Theo đó, các hoạt động kinh doanh, sản xuất phải hướng vào thị trường trong nước. Đây cũng là cách bù đắp cho phần nhập khẩu có thể giảm do tác động của dịch Covid-19. (TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế Bộ Tài chính)
- Chi nhanh, dễ và đủ: Nhiều cuộc họp của Chính phủ đưa ra chủ trương, giải pháp hồi phục kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân chịu tác động của đại dịch. Thế nhưng, việc thực thi các chủ trương này vẫn còn xa so với điều kỳ vọng. Gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng mới giải ngân được 11.000 tỷ đồng, là minh họa cho việc thực thi này. Thực tế này đòi hỏi các chính sách của Chính phủ phải nhanh, kịp thời, dễ dãi trong hỗ trợ và phải đủ để kích thích nhằm duy trì và phục hồi nền kinh tế. (TS. Lê Đạt Chí)
- Để đạt "mục tiêu kép" kích cầu tiêu dùng...: Đứng dưới góc độ tổng cầu, tiêu dùng khu vực tư nhân là một cấu phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong lúc nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn rất khó khăn, độ mở của nền kinh tế Việt Nam lại rất lớn, thì việc hướng đến tiêu dùng và đầu tư trong nước là điều mà các nhà hoạch định chính sách cần ưu tiên trong lúc này. Kích cầu thị trường trong nước không chỉ tăng chi tiêu của người dân, mà còn vực dậy hay hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển. (TS. Võ Đinh Trí)
- Tăng cường các gói hỗ trợ: Nếu muốn kích cầu tiêu dùng nội địa, Chính phủ cần tăng cường thêm gói hỗ trợ lên 200.000-300.000 tỷ đồng. Gói hỗ trợ đó phải đưa đến tận tay người dân, những người thất nghiệp và thu nhập thấp, bằng thủ tục hành chính thông thoáng. Bởi dù có những hạn chế về mặt tài khóa, nhưng tại thời điểm này cứu trợ người dân và cứu trợ nền kinh tế là ưu tiên hàng đầu. Có thể nợ công sẽ tăng khi vay tiền của nước ngoài, có thể in tiền thêm chấp nhận mức lạm phát cao hơn, nhưng lúc này là lúc cần phải tung ra những gói hỗ trợ mạnh và hữu hiệu giúp doanh nghiệp và người dân.  (TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính ngân hàng)
- Kích thích tiêu dùng, tích trữ lao động: Đối với nền kinh tế Việt Nam, quốc gia có độ mở thương mại lớn, trong đó hàng xuất khẩu (một yếu tố của tổng cầu) đóng vai trò quan trọng. Cầu hàng hóa xuất khẩu lại phụ thuộc lớn vào các thị trường đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 như Mỹ và châu Âu. Do vậy khi xảy ra đại dịch, hoạt động thương mại quốc tế bị ảnh hưởng, cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm mạnh, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 8,45% trong quý II và giảm 0,31% trong 6 tháng đầu năm 2020 (so với cùng kỳ năm 2019). (TS. Trần Hùng Sơn)
- Phối hợp các địa phương tổ chức bán hàng: Một trong các nhiệm vụ trọng tâm là phát động các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thực hiện từ nay đến cuối năm 2020. Trong thời gian tới, căn cứ vào diễn biến, tình hình dịch bệnh diễn ra tại các địa phương, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các địa phương, hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng, ngành nghề, doanh nghiệp phân phối tổ chức các hoạt động, sự kiện thông qua việc phát động và thực hiện các chương trình trọng tâm, trọng điểm. (Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương)
- Làm mới ngành bán lẻ: Sau khi dịch Covid-19 đợt thứ nhất bùng phát, việc mua sắm hàng hóa của người dân đã thực sự thay đổi để thích ứng với yêu cầu phòng, chống dịch. Sự thay đổi thói quen mua sắm hàng hóa trong dịch Covid-19 có thể sẽ định hình lại ngành bán lẻ trong thời gian tới. Điều này buộc các nhà bán lẻ nói chung, doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam nói riêng phải chuyển mình theo thời cuộc bằng những phương pháp mới, nhất là mô hình bán hàng trực tuyến. (TS. Đinh Thị Mỹ Loan, nguyên Chủ tịch Hiệp hội  Các nhà bán lẻ Việt Nam)
- Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng: Cần có biện pháp thúc đẩy cho vay tiêu dùng lành mạnh. Vay có thể qua kênh ngân hàng, công ty tài chính, hay những loại hình dựa trên nền tảng fintech. Tín dụng tiêu dùng chỉ có thể tăng nhanh nếu Chính phủ có các biện pháp kích cầu tiêu dùng nội địa. Ở chiều ngược lại, kích cầu tiêu dùng nội địa sẽ tạo dư địa cho thị trường tín dụng tiêu dùng tăng trưởng. Bên cạnh đó, các ngân hàng, công ty tài chính cũng cần nghiên cứu những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của người dân. (TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia)
- Giảm thuế để kích cầu: Trong bối cảnh hiện nay, giải pháp đầu tiên phải làm để có thể kích cầu là phải miễn giảm thuế. Đây cũng là giải pháp nhiều quốc gia trên thế giới đang thực hiện. Thí dụ, có thể nên xem xét đến việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập chẳng hạn. Sử dụng công cụ thuế có thể là sự lựa chọn hiệu quả lúc này, vì điều này đem lại lợi ích trực tiếp cho khách hàng và người tiêu dùng, đồng thời gián tiếp hỗ trợ doanh nghiệp giải phóng hàng hóa, tránh tình trạng tồn kho và kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh. (PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả)
- Nâng cao thu nhập người tiêu dùng: Để biện pháp kích cầu tiêu dùng nội địa đạt hiệu quả, điều quan trọng đầu tiên là phải bảo vệ và nâng cao được thu nhập khả dụng của người tiêu dùng. Đó mới là cách kích cầu tiêu dùng nội địa bền vững và có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế. (Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Vietnam)
- Sớm hoàn thiện pháp lý thanh toán online: Để người mua hàng sẵn sàng cho việc thanh toán online, không dùng tiền mặt, Chính phủ cần kiên quyết kiểm tra xử lý những sàn TMĐT bán hàng giả, hàng nhái không rõ nguồn gốc. Có chế tài và biện pháp mạnh mẽ, thậm chí rút giấy phép. Chỉ có vậy mới tạo được niềm tin cho người mua sắm và thanh toán online. (Hoàng Quốc Quyền, Giám đốc đối ngoại cấp cao TiKi khu vực miền Bắc)
- Công nghệ là yếu tố then chốt: Vấn đề đặt ra lúc này là cả doanh nghiệp và người tiêu dùng cần tiếp cận sâu hơn tới những công nghệ, giải pháp, nền tảng hậu thuẫn kinh doanh và mua sắm trực tuyến. Về phía doanh nghiệp, cũng cần phải thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Doanh nghiệp cần sáng tạo sản phẩm mới và truyền thông bán hàng tốt, cần đáp ứng xu hướng phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội cùng cuộc cách mạng tiêu dùng xanh, thông minh, nhân văn, biểu tượng và cá tính. (TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh)
- An toàn vốn trong đại dịch?: Nhằm hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia đã cung cấp các khoản hỗ trợ, cũng như nới lỏng các quy định về an toàn vốn, nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng (NH) cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, việc cung ứng tín dụng này phụ thuộc vào sự lựa chọn của các NH và có thể gây rủi ro cho NH. Khi xây dựng các quy định liên quan đến vốn đệm chống rủi ro chu kỳ theo khuyến nghị của Basel III, cần lưu ý về các hạn chế khi thực hiện quy định này ở các nước trên thế giới. (TS. Trần Hùng Sơn)
- VHC - Những tín hiệu bất ổn: CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) là một trong số ít doanh nghiệp thủy sản duy trì được đà tăng trưởng ổn định kể từ khi niêm yết trên TTCK. Thế nhưng, quyết định dùng tiền nhàn rỗi đầu tư vào TTCK của VHC, đã khiến nhiều cổ đông lo ngại, bởi từng có nhiều ông lớn “ngã ngựa” vì hình thức đầu tư trái ngành này. Việc lãnh đạo doanh nghiệp muốn tối ưu tối đa hiệu suất của đồng vốn là điều hết sức bình thường trong kinh doanh. Nhưng thay vì tự đầu tư doanh nghiệp có thể ủy thác cho các quỹ đầu tư chuyên nghiệp để giảm thiểu rủi ro. (Kim Giang)
- Vốn ngoại quay lại bán ròng: Sau tuần cuối tháng 7, dòng vốn ngoại đứt mạch bán ròng hàng chục ngàn tỷ đồng trên TTCK Việt Nam, đến tháng 8 lại chứng kiến hiện tượng rút vốn trên quy mô khá lớn. Bất chấp chính sách bơm tiền ồ ạt trên khắp thế giới khiến đồng USD giảm giá sâu, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) đã không tăng như mong đợi. (Nguyên Hà)
- Quá lãng phí nhà, đất bỏ hoang: Tài nguyên đất tại TPHCM ngày càng khan hiếm, quỹ đất sạch phục vụ phát triển kinh tế- xã hội cho nhu cầu cấp bách trước mắt gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, tình trạng nhà, đất chưa đưa vào sử dụng hoặc hoang hóa do tình trạng đầu cơ hoặc vướng quy hoạch đang khá phổ biến. (Đỗ Bình Minh)
- Biên tập viên, bạn là ai?: Với tôi, BTV là người định hướng và đồng hành với nhà báo/CTV qua từng trang viết. Chính nhờ sự động viên và nâng đỡ của đội ngũ BTV và tòa soạn, những người vừa làm doanh nhân vừa viết báo như tôi vẫn còn gắn bó với nghiệp viết, với mong mỏi đóng góp những điều hữu ích cho cộng đồng và xã hội. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
- Phía sau trào lưu đặt đồ ăn online: Sự có mặt của nhiều ứng dụng đặt đồ ăn online tại Việt Nam đang khiến thị trường này trở nên sôi động. Đặc biệt khi dịch Covid-19 bùng phát, người dùng lại càng chuộng dùng những ứng dụng này. Song việc đặt đồ ăn online vẫn tồn tại nhiều vấn đề như chất lượng, cạnh tranh và nhiều nỗi lòng “thầm kín” khác. Nếu không thận trọng, những mặt trái của việc ứng dụng đặt đồ ăn online sẽ tác động tiêu cực lên cả người mua và người bán. (Đức Mạnh)
- Hàng hiệu thời trang mới ra mắt (Cao Nguyên)
- Trung thu đoàn viên tại Windsor Plaza (Thái Hà)
- Nâng tầm áo dài Huế: Đưa áo dài đến gần cộng đồng hơn, đồng thời tạo tiền đề xây dựng hồ sơ công nhận áo dài truyền thống Huế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trước khi trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. (Văn Thắng)
- Trung Quốc 2020 - Năm của những thảm họa và dị tượng: Ngay khi đại dịch Covid-19 còn chưa qua khỏi, Trung Quốc tiếp tục phải vật lộn với hàng loạt thảm họa khác, với gần 50 triệu dân phải hứng chịu nhiều loại thảm họa tự nhiên chỉ trong nửa đầu năm. (Vinh Trang)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác