Đón đọc ĐTTC bộ mới số 70 phát hành thứ hai ngày 31-8-2020

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 70 phát hành ngày 31-8-2020 với nhiều chuyên mục:
- Đi ngược mong muốn của Chính phủ: Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến nền kinh tế và đại bộ phận người dân khó khăn. Chính phủ phải bỏ tiền cứu trợ, trong khi Bộ Công Thương lại tìm cách thu nhiều hơn khi đưa ra biểu giá bán lẻ điện mới, với mức giá cao hơn giá bình quân 145-155% mà không giải thích minh bạch. Phải chăng ngành điện lực đang đi ngược mong muốn của Chính phủ là ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh đại dịch? (TS. Bùi Trinh, chuyên gia kinh tế)

- Mập mờ quy định giá bán điện: Áp dụng giá bậc thang đang khiến việc tính giá điện rất phức tạp, gây khó khăn cho việc kiểm tra, giám sát giá cả và sản lượng mặt hàng này. Vì thế, Bộ Công Thương cần giải thích rõ tại sao các bậc thang đều trên mức giá bán lẻ điện bình quân 1.864,44 đồng/kWh (trừ bậc thang 1), làm giá bán lẻ điện bình quân thực tế cao hơn giá bán lẻ điện bình quân đã được Chính phủ quy định. (PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên Học viện Tài chính)

- Đằng sau cái gọi là thao túng tiền tệ: Trong hoạt động thương mại toàn cầu, ngoài tuân thủ những bộ quy tắc và hiệp định, các quốc gia còn bị chế tài từ luật lệ của Mỹ. Hàng năm Mỹ phân tích chính sách tỷ giá các nước, xem có thao túng tỷ giá hối đoái của họ so với USD, nhằm điều chỉnh trong cán cân thanh toán để đạt lợi thế cạnh tranh không công bằng. Nghĩa là, các quốc gia sẽ thương thảo với Mỹ về hướng khắc phục, trong đó có cam kết mua thêm hàng hóa từ Mỹ để giảm thặng dư trong cán cân thương mại. (Lê Đạt Chí, Khoa Tài chính - UEH)

- Việt Nam không phá giá VNĐ: Bộ Tài chính Mỹ cho rằng năm 2019 đồng tiền của Việt Nam bị định giá thấp hơn 4,7% so với USD, một phần do sự can thiệp của Chính phủ. Việt Nam chưa có công bố cũng như chưa trả lời các thông tin này. Song với việc Việt Nam đang nằm trong danh sách theo dõi thao túng tiền tệ của Mỹ, cần biết rằng xuất siêu của Việt Nam vào Mỹ rất nhỏ so với các quốc gia. Năm 2019 VNĐ có tăng giá nhưng cũng tương đối ổn định, nên nói Việt Nam phá giá VNĐ là không đúng. (TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH)

- Phải chấp nhận và thận trọng: Mỹ đang là nước đi “gây chiến thương mại” với nhiều nước khác. Theo đó, những tiêu chí của Đạo luật Thực thi Thương mại, như thặng dư thương mại với Mỹ hơn 20 tỷ USD và thặng dư tài khoản vãng lai hơn 2% GDP có phần “ép uổng” những nước có lợi thế cạnh tranh trong thương mại, hướng về xuất khẩu, bất chấp họ có cạnh tranh công bằng hay là sử dụng công cụ tiền tệ để tạo sức cạnh tranh. Nhưng đây là luật chơi do Mỹ áp đặt, chúng ta muốn làm ăn với họ phải chấp nhận. (Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)

- Một đạo luật khắc nghiệt: Thao túng tiền tệ là vấn đề chính thức được luật pháp Mỹ đưa thành đạo luật năm 1988. Qua đó yêu cầu Bộ Tài chính Mỹ theo dõi và báo cáo 2 lần mỗi năm về tình hình tỷ giá hối đoái giữa Mỹ và các đối tác thương mại lớn. Nếu phát hiện quốc gia nào đang thao túng tiền tệ, đạo luật này yêu cầu Bộ Tài chính thương lượng để loại bỏ việc thao túng, tạo nên lợi thế cạnh tranh, dẫn đến trao đổi thương mại không công bằng đối với Mỹ. Đạo luật này đang có tác động đến một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ, mà trước mắt là ngành hàng lốp xe. (Đinh Hạ Vân)

- Quá mạo hiểm khi đầu tư vào farmstay: Mô hình farmstay không phải là mới, nó đã có ở nước ngoài từ hàng chục năm nay và đã du nhập vào Việt Nam khoảng vài năm trở lại đây.  Tuy nhiên, với Việt Nam, mô hình kinh doanh này đang gặp nhiều vướng mắc. Mô hình farmstay đang được nhiều nhà đầu tư khai thác như loại hình bất động sản (BĐS) hình thành trong tương lai, là trái với quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời tạo nhiều rủi ro cho NĐT thứ cấp. (GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,)

- Farmstay bộc lộ nhiều kẽ hở pháp lý: Pháp lý các dự án farmstay khá lỏng lẻo vì đa phần là đất hỗn hợp, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp không được công nhận là mô hình du lịch nghỉ dưỡng, nên rất khó để được tách, cấp sổ, thậm chí không được xây dựng các công trình trên đất… Chính vì pháp lý mơ hồ như vậy, nên thường kèm theo rủi ro cho người mua. (Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM)

- Cho vay khó, nhà băng đẩy mạnh đầu tư: Tính đến ngày 28-7, huy động vốn tăng 5,31%, tín dụng toàn hệ thống NH chỉ tăng 3,45% so với cuối năm 2019, thanh khoản hệ thống dư thừa đã đẩy lãi suất liên NH xuống đáy. Trong bối cảnh đó, các NH không chỉ giảm lãi suất huy động để tiết kiệm chi phí, còn chuyển hướng đầu tư vào các công cụ tài chính để sinh lợi nhằm giảm áp lực về lợi nhuận. Thông qua việc nắm giữ nhiều tài sản là các công cụ tài chính có chất lượng cao, cơ cấu bảng cân đối kế toán của NH có đủ khả năng phòng ngừa rủi ro trong quá trình hoạt động. (Cát Tường)

- Doanh nghiệp công nghệ vượt qua Covid: Đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế suy thoái và đẩy nhiều doanh nghiệp (DN) đến bờ vực phá sản. Thế nhưng, môi trường kinh doanh khó khăn lại chính là “đất sống” đối với những ngành nghề liên quan đến công nghệ.  Kết quả kinh doanh ấn tượng giúp cho nhóm CP công nghệ không chịu áp lực giảm trong đợt lao dốc của TTCK do Covid-19, thậm chí CP của nhiều doanh nghiệp còn bứt phá mạnh.  (Hải Hồ)

- Tháng 8: Vốn ngoại rút ròng mạnh có đáng ngại?: Diễn biến phục hồi khá tốt của thị trường trong tháng 8 đi liền với các giao dịch bán ròng lớn của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). VN Index tính đến ngày 26-8 cũng đạt 873 điểm, tiến gần sát tới đỉnh cao nhất của chu kỳ phục hồi trong đại dịch Covid-19 (VN Index đạt đỉnh 900 điểm đầu tháng 6-2020). Hiện tượng vốn ngoại bán ròng mạnh trở lại đã làm nổi lên lo ngại về một chu kỳ rút vốn mới như đã từng xảy ra trong 2 quý đầu năm. (Nguyên Hà)

- Chống đầu cơ,  lãng phí từ chính sách: Báo ĐTTC ra ngày 24-8 có bài “Lãng phí tài nguyên nhà đất”, phản ánh tình trạng đầu cơ, quy hoạch treo làm cho nguồn tài nguyên này không được sử dụng đúng công năng, gây lãng phí lớn. Nguyên nhân do chính sách chưa minh bạch, chế tài chưa đủ mạnh, dẫn đến tình trạng các dự án hoang hóa, kéo dài, tình trạng đầu cơ nhà, đất tràn lan. Sau khi báo phát hành tòa soạn tiếp tục ghi nhận ý kiến các chuyên gia về thực trạng này.  (Bình Minh)

- Nghị quyết 115: Lời giải cho CNHT?: Ngày 6-8-2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP về những giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT), đã thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp (DN). Theo nhiều ý kiến nếu các giải pháp trong Nghị quyết được thực thi tốt, sẽ trở thành một phần quan trọng trong lời giải cho bài toán CNHT của Việt Nam.  (Thanh Lâm)

- Phụ kiện mới ra mắt cho quý ông (Cao Nguyên)

- Tinh hoa quà tặng trăng rằm (Thái Hà)

- Sáng tạo công nghệ độc đáo (Nhã Trúc)

- Những biểu hiện bệnh động mạch vành (GS.TS.BS Trương Quang Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện, Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)

- Robinhood - thành công trong đại dịch: Robinhood Markets, Inc. - công ty dịch vụ tài chính của Mỹ có trụ sở chính tại Menlo Park, California. Theo Blooomberg, công ty môi giới chứng khoán trực tuyến này do Baiju Bhatt và Vladimir Tenev đồng sáng lập đã lập nên kỳ tích ở Phố Wall trong những ngày đại dịch Covid-19, làm chao đảo thị trường chứng khoán toàn cầu với mức định giá 11,2 tỷ USD. (Hoàng Thủy Vân)

- Làn sóng thất nghiệp và phá sản toàn cầu: Cho đến nay, đại dịch Covid-19 đã lây nhiễm trên 24,6 triệu người và cướp đi hơn 830.000 sinh mạng. Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng mối nguy kinh tế của nó ở cấp số nhân so với nguy cơ y tế đối với cộng đồng, bởi tác động đại dịch có thể dẫn đến thất nghiệp và phá sản hàng loạt. Với những diễn biến đáng lo ngại do tác động của đại dịch Covid-19, thế giới đang tiến nhanh đến cuộc “Đại suy thoái” thứ hai. (Văn Cường)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác