Đón đọc ĐTTC bộ mới số 71 phát hành thứ hai ngày 7-9-2020

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 71 phát hành ngày 7-9-2020 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 71 phát hành thứ hai ngày 7-9-2020 ảnh 1
Những ý kiến, đóng góp việc xây dựng đề án “Hình thành và phát triển TP Thủ Đức”:
- Có cơ chế TP phía Đông sẽ bứt phá - ThS.KTS Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM
- Đừng để chỉ mang tên cho oai - PSG.TS Nguyễn Minh Hòa, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển TPHCM
- Nấu được rượu ngon mới tính chuyện mua bình quý - PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính Trường Đại học Kinh tế TPHCM
- Tiêu chuẩn xanh cho TP mới - Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Phuc Khang Coporation
- Lo ngại hạ tầng phải giải tỏa đền bù giá cao - TS. Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TPHCM
- Tổ chức không gian theo mô hình gọn chặt - KTS Phạm Phú Cường, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TPHCM
- Phải chặn ngay việc thổi giá BĐS - Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM
- Có chính quyền đô thị mới có được TP trong TP - Ths.KTS Nguyễn Thanh Hải, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
- Lưu ý đây là vùng trũng, ngập lụt cao - TS. Nguyễn Anh Tuấn, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM
- Quy hoạch vùng hướng đến tứ cận - Nguyễn Thu Phong, Chủ nhiệm CLB Kiến trúc sư trẻ Việt Nam
- GTCC là xương sống TP Thủ Đức tương lai - TS. Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giao thông, Trường đại học Việt Đức
- Phát huy tuyến metro và các đô thị nhà ga - Ths.KTS Thái Ngọc Hùng, Giám đốc Công ty Kiến trúc ATA
- Dự báo tăng trưởng GDP chính xác đến đâu?: Các mô hình dự báo của các nhà kinh tế hầu như dựa trên lý thuyết kinh tế truyền thống là chúng luôn trở lại công bằng sau khi có các biến động. Trong khi trên thực tế, nền kinh tế hoạt động giống như bầu khí quyển, khi đó là sự cân bằng lỏng lẻo trên bề mặt dựa trên một dòng biến động sâu hơn phía dưới. (Trần Ngọc Thơ)
- Khi NHTW sợ thất nghiệp hơn lạm phát?: Đại dịch Covid-19 xảy ra, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ ở mức 3,5% vào tháng 2, đã bùng lên gần 15% trong tháng 4, rồi về 10,2% hiện tại. Điều này khiến NHTW Mỹ mạnh dạn hơn trong việc nới lỏng lạm phát với hy vọng tạo thêm việc làm. (TS. Võ Đình Trí)
- Chính sách tiền tệ mới của Fed và vấn đề của Việt Nam: Đồng USD đang diễn biến khó lường, nhất là việc những nước đang trong tầm ngắm bị dán mác “thao túng tiền tệ”. Với Việt Nam, VNĐ đang neo chặt vào USD, khiến khả năng tiền đồng lên giá sẽ là thách thức lớn cho nhà xuất khẩu. Dù vậy, đây là thời cơ tốt để Việt Nam hướng đến chính sách tỷ giá linh hoạt hơn, không quá neo chặt vào đồng USD. (Nguyễn Trí Minh, Khoa Tài chính, Đại học Kinh tế TPHCM)
- VEC từ “cục cưng” thành “cục nợ”: Tổng Công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) từng được dư luận ví là “con cưng” của Bộ GTVT, khi doanh nghiệp (DN) này nắm giữ số vốn nhà nước lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng, được ưu ái chỉ định thầu hàng loạt dự án lớn về đường cao tốc. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của VEC không được như kỳ vọng, thậm chí DN này đang đối mặt với bài toán an toàn về tài chính. VEC là DN kinh doanh phải chấp nhận theo giá thị trường. Khi vận hành theo đúng cơ chế thị trường, DN không thể chăm chăm vào việc “vắt sữa” từ ngân sách nhà nước. Còn khi kinh doanh không hiệu quả nên cổ phần hóa, không nên duy trì 100% vốn nhà nước như hiện nay. (Lưu Thủy)
- Hào quang tháng 5 đang trở lại?: Tháng 8, VN Index đã trở thành chỉ số tăng trưởng mạnh nhất thế giới, cùng với những nỗ lực kiểm soát làn sóng Covid thứ 2 khá thành công. Thị trường dường như đang lặp lại thời điểm cuối tháng 5, đầu tháng 6 khi có sự tương đồng rất lớn giữa điểm số lẫn thanh khoản. Tuy không đạt mức tăng tốt nhất trong tháng 8, nhưng các mã vốn hóa lớn vẫn là động lực chính giúp VN Index lặp lại hào quang thời điểm cuối tháng 5, đầu tháng 6. (Nguyên Hà)
- Vốn vẫn chảy vào lĩnh vực rủi ro: Vài năm trở lại đây, NHNN siết tín dụng các lĩnh vực rủi ro, đặc biệt cẩn trọng hơn đối với các khoản vay bất động sản (BĐS). Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh, tín dụng BĐS lại có xu hướng tăng trưởng tốt hơn các lĩnh vực ưu tiên, cũng như nguồn tiền của nhà băng vào trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) do các công ty BĐS phát hành có lãi suất ở mức cao, dẫn đến nhiều lo ngại về những rủi ro. (Đỗ Linh)
- DQC - Toan tính không trong sáng: Là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất bóng đèn, nhưng do những toan tính không trong sáng của cổ đông nội bộ, khiến CTCP Bóng đèn Điện Quang (DQC) rơi vào tình cảnh khó khăn. Ghi nhận kết quả kinh doanh thất vọng nhưng HĐQT của DQC vẫn quyết định chi trả cổ tức năm 2019 là 10%, tương đương 25,5 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được giữ lại chỉ còn 1,6 tỷ đồng. (Kim Giang)
- Những mảng sáng-tối doanh nghiệp niêm yết: Dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết (DNNY). Số liệu kết quả kinh doanh (KQKD) 6 tháng tổng hợp từ hơn 550 DNNY đại diện cho 91% vốn hóa của 2 sàn HOSE và HNX được CTCK Rồng Việt (VDSC) công bố, cho thấy sự phân hóa giữa 2 sàn. Trong khi lợi nhuận sau thuế 6 tháng của HOSE giảm 15%, ngược lại HNX tăng gần 3%. (Hải Hồ)
- Bình Chánh “nóng” sai phạm quản lý đất đai: Thanh tra TPHCM vừa có thông báo kết luận thanh tra về công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại một số quận huyện thời gian vừa qua. Bình Chánh là một trong những địa bàn nổi lên với nhiều vụ việc vi phạm được phát hiện. (Đỗ Trà Giang)
- Trang sức đồng hồ cho phái đẹp (Việt Khuê)
- Thư thái tại nhà cùng công nghệ (Nhã Trúc)
- Đừng chủ quan bệnh viêm chu vai (Nguyễn Hữu Mạnh, Cử nhân vật lý trị liệu Viện Y dược học dân tộc TPHCM)
- Phú Quốc Điểm hẹn hoàn hảo du lịch MICE (Hạ Nghi)
- Lật bài Chiến lược “săn phượng hoàng” của Trung Quốc: Trong một báo cáo lớn được công bố vào ngày 20-8, một tổ chức tư vấn của Australia phát hiện cách các cơ quan/tổ chức của nhà cầm quyền Trung Quốc sử dụng các “trạm tuyển dụng nhân tài” ở nước ngoài để tiếp cận công nghệ thông qua các phương tiện “bất hợp pháp hoặc không minh bạch”. (Vĩnh Cẩm)
- Francois-Henri Pinault: Hậu duệ gia tộc Pinault: Francois-Henri Pinault, người thừa kế duy nhất và hợp pháp của Tập đoàn đầu tư Pinault-Printempt-Renault (PPR) và Tập đoàn đầu tư Artemis từ bố của mình, ông Francois Pinault. Nắm trong tay cơ nghiệp của gia đình, Francois-Henri Pinault đã có một cuộc lột xác ngoạn mục, thoái vốn hầu hết các công ty con và thâu tóm hàng loạt thương hiệu thời trang xa xỉ Gucci, Alexander McQueen, Saint Laurent, biến ông trở thành tỷ phú thời trang lớn thứ 2 tại nước Pháp, chỉ sau “ông hoàng” Bernard Arnault của LVMH (Moet Hennessy Louis Vuiton). (Thiên Bảo)
- Liệu pháp đọc sách mùa dịch (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)

Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác