Đón đọc ĐTTC bộ mới số 73 phát hành thứ hai ngày 21-9-2020

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 73 phát hành ngày 21-9-2020 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 73 phát hành thứ hai ngày 21-9-2020 ảnh 1
- Từ chính sách của Fed nhìn lại “mục tiêu kép của Việt Nam: Có yếu tố luôn hiện hữu trong các chính sách của Fed: lạm phát. Xu hướng can thiệp sâu để kiềm chế lạm phát quá mức của Fed có thể dẫn đến người lao động mất việc làm. Với chính sách đề cao quyền lợi người lao động và công bằng thu nhập, Việt Nam cần cân nhắc triển khai “mục tiêu kép” của Chính phủ về đẩy lùi dịch bệnh và phát triển kinh tế. Chính sách “sợ” lạm phát thái quá có thể tác động không tốt đến thị trường việc làm. (Nguyễn Trí Minh, Khoa Tài chính, Đại học Kinh tế TPHCM)
- Thị trường Mỹ - Tâm điểm cho điều xấu: Phần lớn thị trường chứng khoán trên thế giới đang ngày càng khó giải thích từ nền kinh tế thực. Chỉ có thể mượn lời của GS. Paul Krugman: "Bất kỳ khi nào chúng ta xem xét tác động của các ảnh hưởng kinh tế lên giá chứng khoán, hãy nhớ 3 nguyên tắc thứ nhất, thứ hai và thứ ba đều như nhau, rằng "Thị trường chứng khoán không phải nền kinh tế", để từ đó tìm những lời cảnh báo từ thị trường. (TS. Lê Đạt Chí, Khoa Tài chính - UEH)
- Vay tiêu dùng kích tổng cầu, lo nợ xấu: Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng thương mại (NHTM) đã tung ra hàng loạt gói tín dụng cá nhân với lãi vay giảm xuống để kích thích nhu cầu vay vốn, hỗ trợ kích cầu tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh cho vay tiêu dùng trong giai đoạn này đi kèm nhiều rủi ro, nên dự báo khó đáp ứng tốt mục tiêu mong đợi. Bởi sự phát triển nhanh và mạnh của tín dụng cá nhân, hộ gia đình đã kéo theo sự gia tăng bất ổn về chất lượng nợ. Đa số NH cho vay cá nhân cao có tỷ lệ nợ xấu cao hơn so với mặt bằng chung. (Thiên Minh)
- Cẩn trọng “bẫy nợ” tín dụng tiêu dùng: Tín dụng tiêu dùng luôn được xem là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, bởi tính tác động tích cực đa chiều của nó đối với các bên có liên quan, bao gồm các tổ chức tín dụng, người tiêu dùng và nền kinh tế. Với vai trò quan trọng này, đòi hỏi phải có chiến lược phát triển dài hạn và bền vững của tín dụng tiêu dùng, đồng thời cần có kịch bản sẵn sàng ứng phó các rủi ro trong tình hình bất định. (ThS. Lưu Minh Sang, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TPHCM)
- Kích cầu vay tiêu dùng không chỉ có ngân hàng: Trong bối cảnh nhu cầu vay sản xuất kinh doanh đang sụt giảm, khách hàng cá nhân đã trở thành mục tiêu ưu tiên của nhiều NHTM nhằm cải thiện chỉ tiêu dư nợ cho vay. Tuy nhiên nếu có sự phối hợp tốt giữa NH, chính phủ và doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, thị phần cho vay tiêu dùng sẽ dần tăng dần tỷ trọng của mình, trở thành lực cầu tín dụng quan trọng của nền kinh tế. (TS. Võ Đình Trí, Giảng viên Đại học Kinh tế TPHCM) 
- Mở và đóng room ngoại các nhà băng: Những năm qua, nhiều ngân hàng (NH) rất muốn nhưng khó tìm được nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Cộng với tình hình dịch bệnh càng khiến nhà đầu tư ngoại ngần ngại đầu tư vào NH nội. Vì vậy, nếu bắt buộc NH phải giữ room ngoại 30% cho nhà đầu tư ngoại sẽ rất khó cho NH. Cần để NH tự quyết định ai là người tham gia và tham gia với tỷ lệ bao nhiêu theo sự thương thảo giữa 2 bên. (TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH)
- Thủ Thiêm phải là đô thị “sống được”: Nằm tại vị trí khá đắc địa, dự án kiểu mẫu đáp ứng mọi tiêu chuẩn về một nơi ở mới khang trang, hiện đại và đã xây dựng hoàn thiện, nhưng khu tái định cư 38,4ha thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn không có ai vào ở, một số tòa nhà đã bắt đầu xuống cấp. Câu hỏi đặt ra: liệu khu tái định cư này có thật sự là nơi lưu trú lâu dài và thỏa mãn những nhu cầu chính đáng của cư dân đô thị? Hay nói ngắn gọn, khu đô thị này có “sống được”? (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
- Cơ hội cổ phiếu ngân hàng cuối năm?: Đại dịch Covid-19 khiến nhóm CP ngân hàng (NH) gần như “lặng sóng” trong các đợt tăng điểm của thị trường. Dù khả năng hồi phục không nhiều nhưng với mức giá hiện tại, CP NH đang trở nên hấp dẫn với NĐT trung và dài hạn. Giai đoạn khó khăn nhất của ngành NH đang qua đi khi dịch bệnh được kiểm soát, biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, tình trạng gián đoạn kinh tế giảm đi nhiều, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trở lại kéo theo nhu cầu tín dụng gia tăng. (Thảo Nguyên)
- Khi “tham lam” núp bóng “kỳ vọng”: Thị trường không có sóng nên “bí” địa chỉ đầu tư. Các cổ phiếu có câu chuyện riêng được săn lùng, và không ít cổ phiếu được đồn thổi về những thay đổi lớn, nhằm tạo sóng đầu cơ và vẽ nên câu chuyện kỳ vọng để đánh vào lòng tham. Những dự án, những lý luận tăng trưởng ngành đơn giản rất dễ hình dung, nhưng việc định lượng lại ít được chú ý, nên giữa “kỳ vọng” và “tham lam” có ranh giới rất mỏng. (Nguyên Hà)
- Oái oăm cái "sổ hồng": Hàng chục ngàn căn hộ được chủ đầu tư (CĐT) bán cho khách hàng, đã bàn giao và người mua dọn vào ở từ nhiều năm nhưng chủ quyền vẫn treo lơ lửng. Quyền lợi chính đáng người mua nhà bị ảnh hưởng, ngân sách nhà nước (NSNN) thất thu, CĐT mất uy tín với khách hàng… Điều oái ăm, nhiều CĐT muốn thực hiện nghĩa vụ tài chính để được cấp giấy chứng nhận cho dự án để chuyển cho người mua nhưng rất khó khăn. (Đỗ Trà Giang)
- Quản lý sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi?: Với dân số hơn 10 triệu người, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông sản thực phẩm của TPHCM rất lớn. Tuy nhiên đến nay sản xuất nông nghiệp của TP chỉ đáp ứng được 20-30%, còn lại phải nhập khẩu từ các tỉnh/thành và các nguồn khác. Cùng với đó chỉ khoảng 30% thực phẩm tươi sống được cung cấp qua hệ thống phân phối hiện đại, đã đặt ra nhiều thách thức trong quản lý sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Việc chưa bắt buộc sản xuất theo các tiêu chuẩn sạch, đang đẩy người trồng trọt, chăn nuôi vào thế muốn nhưng khó làm, vì khó tìm đầu ra do sản phẩm giá cao. Thị trường cũng bị hỗn loạn bởi các sản phẩm giả tiêu chuẩn sạch, hữu cơ khiến người làm thật nản lòng. (Thanh Lâm)
- Xác lập tiêu chuẩn, cạnh tranh công bằng: Các sản phẩm nông nghiệp tiêu thụ nội địa cần xác lập tiêu chuẩn kỹ thuật như khi xuất khẩu. Điều này không chỉ đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, còn tạo sân chơi công bằng cho người làm sản phẩm sạch. Việc xác lập tiêu chuẩn rau sạch, ngoài tạo lòng tin cho người tiêu dùng, còn nhằm đảm bảo cho sản phẩm nông nghiệp nội địa có thể cạnh tranh sòng phẳng với hàng nhập khẩu. (Lâm Ngọc Tuấn, Giám đốc HTX nông nghiệp Tuấn Ngọc)
- An Giang đột phá những mô hình kinh tế: Những năm qua, tỉnh An Giang triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội lần thứ X trong bối cảnh nhiều tác động của kinh tế thế giới và trong nước, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, sạt lở, dịch bệnh diễn biến khó lường. An Giang đã chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, đồng thời phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo... từ đó đạt được nhiều thành tựu quan trọng. (Huỳnh Lợi)
- Xây dựng du lịch An Giang thân thiện, hấp dẫn: Nhiều năm qua, du lịch An Giang thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi, nghỉ dưỡng. Để tiếp tục phát huy tiềm năng và lợi thế, tỉnh An Giang vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030. (Ngọc Dân)
- Tinh túy ẩm thực Quảng Đông tại Daewoo Hà Nội (Thái Hà)
- Cải tiến độc đáo phương tiện di chuyển (Nhã Trúc)
- Trường ca "Gió thổi miền ký ức" (Nhà thơ Nguyễn Vũ Quỳnh)
- Nhố nhăng, game show thoái trào (Tâm Huyền)
- Facebook - "chợ đen" buôn lậu của IS: Trên Facebook, IS đã tìm thấy một nơi hoàn hảo để bán chiến lợi phẩm của mình. Nhờ Facebook, những kẻ cướp mộ có thể tiếp cận mạng lưới rộng lớn gồm những người buôn bán và thu gom rủng rỉnh tiền ở Mỹ, Pháp, Dubai và những nơi khác. Do đó, Facebook cần phát huy mạnh mẽ sứ mệnh đưa thế giới đến gần nhau hơn, thay vì trở thành chợ đen của hoạt động buôn lậu, tài trợ cho các tổ chức tội phạm và khủng bố. (Vĩnh Cẩm)
- Maryllin Hewson - “Nữ thần chiến tranh” nước Mỹ: Ít ai biết rằng, Lockheed Martin, tập đoàn sản xuất vũ khí quốc phòng hàng đầu thế giới, nhà cung ứng các phương tiện chiến tranh cho Bộ Quốc phòng Mỹ được dẫn dắt và điều hành bởi một phụ nữ. Kể từ khi điều hành vào năm 2013, nữ Chủ tịch Marillyn Adams Hewson không chỉ giúp vốn hóa thị trường của tập đoàn tăng gấp đôi, mà còn trở thành “trợ thủ” đắc lực cho hàng loạt chính sách an ninh quốc phòng của Mỹ trên toàn cầu. (Thiên Bảo)
- Công nghiệp giải trí thời Covid-19: Những thách thức, khó khăn phải đối mặt trong thời kỳ đại dịch cũng mở ra cánh cửa, cho thấy hướng đi đầy tiềm năng của nền công nghiệp giải trí. (Ngô Linh)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác