Đón đọc ĐTTC bộ mới số 75 phát hành thứ hai ngày 5-10-2020

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 7 5phát hành ngày 5-10-2020 với nhiều chuyên mục:
- Đừng hứng khởi thái quá với “đại bàng” FDI: Việc thu hút được nhiều FDI và FDI là “đại bàng” là điều tốt. Nhưng Chính phủ, đặc biệt Bộ KH-ĐT cần có những ràng buộc về chuyển giao công nghệ đối với những “đại bàng” FDI này. Nếu gọi những doanh nghiệp FDI lớn là “đại bàng”, những doanh nghiệp nội với 93% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có lợi nhuận trước thuế luôn âm sẽ là gì? Nguồn lực về chính sách là có hạn nếu dốc lực về chính sách để “làm tổ cho đại bàng” và đón “đại bàng”, những doanh nghiệp nội không thể lớn. Đừng để “đại bàng” đến đẻ trứng rồi còn mang cả trứng của nước sở tại đi.  (TS. Bùi Trinh)
- Châu Á thay đổi thế nào sau cuộc bầu cử Mỹ?: Các nhà phân tích cảnh báo châu Á và Đông Nam Á không nên ảo tưởng căng thẳng Mỹ-Trung sẽ biến mất trong trường hợp ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden chiến thắng đương kim Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử vào tháng 11. Bởi 2 nền kinh tế hàng đầu này vẫn cạnh tranh khốc liệt bất kể ai làm chủ Nhà Trắng. (Văn Cường)
- Đại dịch toàn cầu và triển vọng phục hồi kinh tế - Phản ứng chính sách của các nước trước đại dịch: Đại dịch Covid-19 đã tạo ra một cú sốc bất định, dai dẳng và có tính hệ thống lên nền kinh tế thế giới nói riêng và cuộc sống nhân loại nói chung. Nhiều tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) đều cho rằng có thể năm 2020 và 2021 sẽ trở thành một giai đoạn suy thoái kinh tế trầm trọng hơn cả khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, hay thậm chí là Cuộc Đại suy thoái của thập niên 30 của thế kỷ trước. Để vượt qua đại dịch, hầu như chính phủ của các nước trên khắp thế giới đã tung ra giải pháp dập dịch, chống dịch cũng như các gói cứu trợ, giảm đau kinh tế để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực và thúc đẩy quá trình hồi phục. Các phản ứng chính sách này đã tạo ra các thay đổi to lớn cho nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. (PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trường Đại học Kinh tế TPHCM)
- Mô hình TP trong TP trên thế giới: Đề án thành lập TP Thủ Đức trên cơ sở sáp nhập các quận 2, 9 và Thủ Đức. TP này dự kiến là đô thị loại 1 trực thuộc TPHCM, tức sẽ là mô hình “TP trong TP” chưa có trong hệ thống quản lý hành chính nước ta hiện nay. Việc TPHCM xây dựng mô hình “TP trong TP” không chỉ cho riêng TPHCM, còn cho cả nước, trước tiên là cho Hà Nội. Năm 2008, khi Hà Nội mở rộng 3.400km2 và dân số tăng 7 triệu dân cũng gặp chuyện như ở TPHCM. 2 TP của tỉnh Hà Tây là Hà Đông và Sơn Tây sau khi nhập về Hà Nội đã thành quận và thị xã. Nếu mô hình của TPHCM đề xuất thành công, ở Hà Nội và có thể cả Đà Nẵng sẽ có nhiều TP được tái lập hoặc ra thành lập mới. (PGS. Nguyễn Minh Hòa, chuyên gia đô thị học)
- “Con tàu” xuất khẩu vào EVFTA: Dù đến nay đã có 27 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều mặt hàng chủ lực vẫn chưa ngang tầm năm ngoái. Sau chuỗi nhiều tháng ảm đạm do dịch Covid-19, EVFTA đang đem lại cho xuất khẩu Việt Nam luồng sinh khí mới. Vấn đề là các DN xuất khẩu phải biết chắt chiu cơ hội cho mình. (Nguyễn Duy Nghĩa)
- EVFTA - Đường dài mới hay sức ngựa: Sau hơn 1 tháng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực, những tín hiệu tích cực đầu tiên đã đến với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản, gạo, trái cây… Tuy nhiên, để tận dụng tốt hiệp định này vẫn cần thêm nhiều nỗ lực, vì hàng rào phi thuế quan của EU không đơn giản. Hành trình tận dụng EVFTA vẫn còn rất dài và vẫn còn nhiều rào cản các DN cần phải vượt qua. (Thanh Lâm)
- EVFTA - Thành sự tại ta: EVFTA đã chính thức có hiệu lực từ 1-8-2020, hứa hẹn đưa trao đổi thương mại giữa 2 bên lên một tầm cao mới. Nhìn nhận một cách công bằng, trong FTA này Việt Nam là bên gặt hái được nhiều hơn trong thỏa thuận. Sự ưu ái trong chừng mực nào đó của EU đối với Việt Nam dĩ nhiên cũng vì một phần lợi ích của EU theo kiểu “anh 7 tôi 3”. Do đó kết quả giao thương giữa 2 bên phụ thuộc chính vào nỗ lực và hành động cụ thể của Việt Nam. (TS. Võ Đình Trí, Giảng viên ĐH Kinh tế TPHCM và IPAG Business School Paris, thành viên Tổ chức AVSE Global)
- Tạo uy tín để làm thương hiệu lâu bền tại EU:  Từ ngày 1-8 với mức thuế giảm mạnh những mặt hàng nông sản đang có cơ hội lớn từ EU, không chỉ với doanh nghiệp (DN) có kinh nghiệm xuất khẩu lâu năm, những DN khởi nghiệp cũng nhanh chóng tận dụng để đẩy mạnh xuất khẩu. Nông nghiệp là thế mạnh của Việt Nam, nhưng để sản phẩm nông nghiệp chinh phục được thị trường châu Âu đòi hỏi phải làm nghiêm túc ngay từ đầu. (Nguyễn Ngọc Hương, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiên Nhiên Việt)
- Gỗ Việt rộng đường vào EU”: Sau 2 năm chuẩn bị, Chính phủ vừa ban hành quy định về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam, trên cơ sở Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và EU về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT, đã có hiệu lực từ năm 2019). Thực thi VPA/FLEGT đòi hỏi Việt Nam phải chứng minh được nguồn gốc gỗ hợp pháp, cộng với cơ hội từ EVFTA mang lại do ưu đãi thuế quan, ngành gỗ chắc chắn có triển vọng hơn ở thị trường EU. (Lưu Thủy)
- Phục hồi hoạt động doanh nghiệp hậu Covid: Tại tọa đàm “Khôi phục và phát triển kinh tế TPHCM trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 hiện nay” diễn ra hồi cuối tuần qua tại TPHCM, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) TPHCM đã đưa ra nhiều số liệu cho thấy rất nhiều DN TP đang gặp khó và có tới hơn 70% DN chưa tiếp cận được chính sách hỗ trợ của Nhà nước. (Thanh Dung)
- Phục hồi hậu Covid - Hãy hành động ngay:  Trong rất nhiều kế sách được đề xuất tại Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam 2020 (VRDF 2020) diễn ra tuần qua, không thể không đề cập đến những gợi ý của bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương khi cho rằng Việt Nam đã thể hiện khả năng chống chịu rất tốt trong thời kỳ đại dịch. Chính phủ và DN hoàn toàn có khả năng đưa nền kinh tế tiến về phía trước một cách bền vững. (Anh Thư)
- Chuyển đổi số cho hạt gạo: Gạo Việt đang ở vị thế mới. Những lô gạo giá cao chinh phục thị trường EU khó tính. Thừa thắng xông lên, tăng nhanh diện tích, sản lượng lúa hay thận trọng tính toán, chuyển đổi hiệu quả từ lượng sang chất, từ gạo thô sang gạo kỹ thuật số? Câu hỏi cần trả lời theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. (TS. Trần Hữu Hiệp)
- “Bật đèn xanh” chia cổ tức bằng cổ phiếu: Tăng vốn điều lệ (VĐL) là bài toán khó kéo dài của các NHTM. Vì thế, khi NHNN yêu cầu không chia cổ tức bằng tiền mặt để có nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay, các NHTM đã ngay lập tức lao vào việc phát hành cổ phiếu chia cổ tức trong quý III. (Cát Tường)
- Cổ phiếu thép qua cơn bĩ cực?: Dù sản lượng tiêu thụ những tháng đầu năm 2020 chưa thể phục hồi so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng thị trường thép đã có những tín hiệu tích cực. Đây là yếu tố giúp nhóm CP thép ghi nhận đợt sóng tăng trong thời gian gần đây, dù rủi ro vẫn còn rất lớn. (Kim Giang)
- TTCK có “lờn thuốc” giảm lãi suất?: Trong động thái đã được dự tính trước, NHNN ngày 30-9 đã quyết định lần thứ 3 trong năm 2020 giảm các mức lãi suất điều hành. Đây là tin vui với thị trường chứng khoán (TTCK), nhưng thuần túy chỉ là yếu tố tâm lý. Mặt bằng lãi suất đã thấp hơn so với quy định và dòng vốn dồi dào chảy vào thị trường đã thể hiện trong thời gian dài. “Liều thuốc” lãi suất sẽ ngấm trong dài hạn khi các điều kiện cho phép, doanh nghiệp hấp thụ được vốn và đó mới là thời điểm TTCK bùng nổ để phản ánh hiệu quả thực sự. (Nguyên Hà)
- Lãng phí đất công: Lãnh đạo TPHCM thời gian qua rất kiên quyết xử lý tình trạng các dự án chậm triển khai. Tuy nhiên, nhiều khu đất công vẫn chưa được khai thác, sử dụng đúng mục đích, công năng, gây lãng phí rất lớn. (Đỗ Trà Giang)
- Trải nghiệm đẳng cấp tinh hoa The Reverie Saigon (Thái Hà)
- Không gian sống xanh cùng công nghệ (Nhã Trúc)
- Phim “Ròm” cuộc mưu sinh của người nghèo: Bộ phim “Ròm” được công chiếu ngày 25-9 thực sự là sự kiện được công chúng quan tâm. Bởi lẽ, xung quanh bộ phim này đã xảy ra không ít ồn ào, từ chuyện được giải thưởng ở nước ngoài, đến chuyện bị xử phạt và từng hoãn ra mắt vì đại dịch Covid-19. Hơn 16.000 vé được khán giả đăng ký mua trước ngày bộ phim ra rạp, đã nói lên điều gì? (Gia Quan)
- 8 điểm tối các ngân hàng lớn nhất thế giới: Sau khi cùng với hơn 100 tổ chức tin tức nghiên cứu hơn 2.100 tài liệu mật được các ngân hàng trên toàn cầu nộp cho Mạng lưới Thực thi Tội phạm Tài chính (FinCEN - thuộc Bộ Tài chính Mỹ), BuzzFeed News cảnh báo về 8 điểm tối của các ngân hàng lớn nhất thế giới nhà chức trách và người gửi tiền cần chú ý. (Vĩnh Cẩm)
- Igor Sechin - Nhà tài phiệt quyền lực nước Nga: Igor Ivanovich Sechin là một oligarch-tài phiệt Nga, Phó Chủ tịch HĐQT, CEO Tập đoàn dầu khí Rosneft, công ty khai thác và lọc dầu lớn nhất của Nga, đồng thời là cố vấn cao cấp nhất của Tổng thống Vladimir Putin. Dù không được tạp chí Forbes xếp vào nhóm 200 người giàu nhất nước Nga nhưng Igor Sechin thường được báo chí trong nước công nhận là nhà tài phiệt dầu mỏ và có ảnh hưởng lớn thứ hai tại Nga, chỉ sau Tổng thống Putin và xếp trên cả cựu Thủ tướng Medvedev. (Thiên Bảo)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác