Đón đọc ĐTTC bộ mới số 77 phát hành thứ hai ngày 19-10

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 77 phát hành ngày 19-10 với nhiều chuyên mục:
- Văn bản pháp luật không theo kịp công nghệ: Để chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT), trước mắt Ban chỉ đạo 389 sẽ tiến hành rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động cấp phép, thanh tra, kiểm tra, xử lý về lĩnh vực TMĐT. 
- Nobel kinh tế 2020 - Lợi ích cho người bán, người mua và người nộp thuế: Nobel kinh tế 2020 đã gọi tên hai giáo sư Paul Milgrom và Robert Wilson với công trình “Phát triển lý thuyết đấu giá và sáng lập các thể thức đấu giá mới”. Nobel kinh tế 2020 không chỉ là một lý thuyết kinh tế, hay thậm chí là một phân tích kinh tế. Đó là một phần thưởng vinh danh cho việc thiết kế và sáng tạo một hệ thống kinh tế thật sự vận hành trong thế giới thực, rất minh bạch và cân bằng được các lợi ích trong chính sách công của các chính phủ. (GS.TS Trần Ngọc Thơ)
- Đại dịch toàn cầu và  triển vọng phục hồi kinh tế - Toàn cầu hóa và  trật tự thế giới mới: Giải pháp chống dịch có tính phổ biến trên toàn cầu trong giai đoạn Covid-19 bùng phát, là các nước thực hiện đóng cửa biên giới để ngăn chặn sự “xuất nhập khẩu” virus với phần còn lại của thế giới. Điều này đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Cuộc “đại phong tỏa” đã hình thành một làn sóng chống toàn cầu hóa (anti-globalization) chưa từng thấy trong lịch sử kinh tế thế giới. (PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trường Đại học Kinh tế TPHCM)
- Hiện thực hóa thành phố sáng tạo Thủ Đức: TPHCM chủ trương xây dựng thành phố sáng tạo (TPST) Thủ Đức là hoàn toàn đúng đắn, mặc dù so với các nước trên thế giới đã muộn khoảng 50 năm, nhưng đổi lại người đi sau có thể rút tỉa kinh nghiệm của các mô hình trước đó để tối ưu hóa quá trình hiện thực hóa kế hoạch của mình. Do vậy ban lãnh đạo TPHCM phải tính toán cẩn trọng, bởi đi sau thường có tâm lý nôn nóng muốn nhanh chóng rút ngắn khoảng cách nên dễ rơi vào duy ý chí.  (PGS. Nguyễn Minh Hòa)
- Gian nan di dời nhà ven, trên kênh rạch: TPHCM đã thành công với việc di dời, cải tạo kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm… tạo bước đột phá trong công tác chỉnh trang đô thị. Chính vì vậy, giai đoạn 2021-2025 di dời 10.000 căn nhà trên và ven kênh rạch sẽ rất gian nan. Nhưng để làm được điều này cần thực hiện giải pháp quy hoạch, qua đó TP sẽ tăng quỹ đất để thu hút NĐT bằng việc khai thác quỹ 20% đất dọc hành lang sông kênh rạch.  (Bình Minh)
- Youtube, Facebook ngoài tầm kiểm soát?: Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xử lý những video có nội dung nhảm nhí, giật gân tràn lan trên mạng xã hội. Đây là một sự chấn chỉnh cần thiết, bởi lẽ vấn nạn này đang ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống cộng đồng. (Gia Quan)
- lúng túng quản lý giá trị ảo và con số thật: Hiện nay, mạng xã hội (MXH) đã thành một phần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Bất kỳ xu hướng nào trên MXH cũng tác động đến đám đông và ngược lại. Vì vậy, để quản lý những sự nhảm nhí trên MXH, không thể không đặt ra một lộ trình cụ thể và phù hợp. (Tâm Huyền)
- Thương mại điện tử: Bát nháo sẽ thoái trào?: Dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều ngành hàng nhưng lại thúc đẩy kênh bán hàng online tăng tốc. Từ các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đến mạng xã hội (MXH) đều trở nên sôi động. Tuy nhiên không ít người bán lợi dụng tính năng livestream (phát trực tiếp) - đưa người bán đến gần người mua hơn để bán hàng giả, nhái, kém chất lượng. Bán hàng online phù hợp với thời đại 4.0, nhưng nếu cứ bát nháo như hiện nay, chắc chắn sẽ khiến người tiêu dùng quay lưng với hình thức này. (Đức Mạnh)
- GAFA né thuế đến bao giờ?: Tại cuộc họp trực tuyến ngày 14-10 vừa qua, các bộ trưởng tài chính nhóm G20 vẫn chưa đạt được thỏa thuận về việc đánh thuế các tập đoàn đa quốc gia, tiêu biểu là nhóm GAFA (Google, Apple, Facebook, Amazon). Điểm bế tắc hiện nay là thiện chí của Mỹ và lựa chọn phương án đánh thuế. Trong trường hợp xấu nhất, đây có là giọt nước tràn ly trong quan hệ kinh tế EU-Mỹ? (TS. Võ Đình Trí, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Trào lưu tiền kỹ thuật số của các NHTW: Việc Ngân hàng Trung ương (NHTW) Nhật Bản (BOJ) đang lên kế hoạch thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số phát hành bởi ngân hàng trung ương (central bank digital currency - CBDC) vào đầu năm tài khóa 2021 đang thu hút mối quan tâm của dư luận và giới đầu tư tiền mã hóa. Giới đầu tư tiền mã hóa xem đây là một dấu hiệu mà xã hội chấp nhận các đồng tiền (hay gọi là coin) mà họ đầu tư vào và tung hô để đẩy giá những đồng tiền này. Nhưng sâu xa hơn, đây chưa hẳn là tin tốt cho họ. (TS. Hồ Quốc Tuấn,  Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Nợ xấu từ “túi VAMC” sang “túi khác”: Cuộc đua xóa nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam (VAMC) của một số nhà băng được nhìn nhận lạc quan, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã đủ nguồn lực lấy lại tài sản đảm bảo (TSĐB) để xử lý, cổ đông NH có thể hưởng lợi sau nhiều năm chịu đựng khó khăn. Nhưng thực chất, xóa nợ xấu để khả năng được hưởng lợi của cổ đông NH vẫn chưa thể, vì tài sản là nợ xấu vẫn còn đó. (Đỗ Linh)
- Coteccons chưa hết sóng gió: Sau sự ra đi của ông Nguyễn Bá Dương, tưởng chừng CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) sẽ bước vào giai đoạn phát triển mới với bộ máy lãnh đạo mới. Thế nhưng, việc một thành viên HĐQT bất ngờ tung bức tâm thư trước khi từ nhiệm cho thấy CTD vẫn chưa hết sóng gió, thậm chí còn rất nhiều bất ổn. (Kim Giang)
- Vốn ngoại dần đến điểm đảo chiều: Áp lực bán ròng liên tục của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) vẫn đang có dấu hiệu tăng cường độ, khi chỉ nửa đầu tháng 10, cổ phiếu trên sàn HOSE đã bị rút ròng 2.371 tỷ đồng. Tuy nhiên tháng 11 sẽ là thời điểm quan trọng của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, khi có thể được gia tăng tỷ trọng trong khối các thị trường cận biên của chỉ số mới nổi MSCI. (Nguyên Hà)
- Nhà mặt tiền, shophouse “đóng băng”: Tác động của dịch Covid-19 cùng với việc bùng nổ bán hàng online đã khiến nhà mặt tiền cũng như shophouse tại các chung cư ế ẩm, xuống giá. Giới kinh doanh bán hàng cho rằng, đại dịch như là “mồi lửa” để họ dễ dàng rút ra mua bán online không phải chịu thuế, không mất tiền mặt bằng và không bị kiểm tra hàng gian, hàng dỏm… Liệu nhu cầu tương tác của con người trong mua bán trực tiếp, đi nhà hàng ăn uống giải trí có còn là nhu cầu thiết yếu trong thời đại 4.0? Phân khúc BĐS shophouse có còn vị thế nhất định? (Đỗ Trà Giang)
- Những mùi hương độc đáo (Khoa Lam)
- Mang rạp chiếu phim VIP về nhà (Nhã Trúc)
- Không chủ quan điều trị bệnh gout (TS.BS Cao Thanh Ngọc, Trưởng Khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)
- Ám ảnh Rào Trăng 3: Người dân cả nước từng phút ngóng trông những diễn biến trong vụ sạt lở núi khiến 30 người chết và mất tích ở Rào Trăng (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế). Giữa hoang tàn đổ nát vì sạt lở núi kinh hoàng ở thượng nguồn sông Bồ, 15 thi thể các nạn nhân mất tích được tìm thấy dưới lớp dày đất đá. Tiếng vọng từ đại ngàn như nỗi ám ảnh vùng quê nghèo đang bị mưa vùi lũ dập. (Ngọc Oai - Nguyễn Cường - Văn Thắng) 
- Nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi: Theo dự báo mới của Ngân hàng Thế giới (WB), trong khi phần lớn thế giới đang nỗ lực ngăn chặn đại dịch Covid-19 làm ảnh hưởng tới sự phục hồi kinh tế, thì nền kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng. GDP của Trung Quốc dự kiến tăng 1,6% năm 2020, còn nền kinh tế toàn cầu giảm 5,2%. (Vinh Trang)
Và nhiều chuyên mục khác...
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác