Đón đọc ĐTTC bộ mới số 78 phát hành thứ hai ngày 26-10-2020

(ĐTTCO)- Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 78 phát hành ngày 26-10-2020 với nhiều chuyên mục:
- Bài toán GDP và nợ công: Nền kinh tế Việt Nam và thế giới đang suy trầm do đại dịch Covid-19. Riêng Việt Nam ngoài mấy đợt dịch bệnh còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai như hạn hán, xâm nhập mặn ở Tây Nam bộ và hiện là lũ lụt khốc liệt ở miền Trung, khiến người dân và nền kinh tế điêu đứng. Tuy nhiên GDP 9 tháng vẫn tăng trưởng dương 2,12%, trong khi hầu hết quốc gia trên thế giới tăng trưởng âm. Vậy GDP tăng trưởng do đâu? (TS. Bùi Trinh)
- Suganomics có nâng cấp Abenomics?: Tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide sẽ kế tục các chính sách kinh tế của người tiền nhiệm Shinzo Abe. Tuy nhiên, liệu ông có thể đưa nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đi đúng hướng, khi quốc gia này chiến đấu với đại dịch toàn cầu, nợ nần chồng chất và nhân khẩu học bất lợi? (Văn Cường)
- EU bắt đầu vay nợ: Ngày thứ ba 20-10 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã phát hành đợt trái phiếu đầu tiên để có nguồn tiền đương đầu với Covid-19. Lượng trái phiếu trị giá 17 tỷ EUR này được phát hành dưới dạng trái phiếu xã hội (social bond), theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Thị trường vốn Quốc tế (ICMA). EC xếp lượng trái phiếu này, cùng với số còn lại trong kế hoạch 100 tỷ EUR là trái phiếu xã hội, bởi tiền huy động được sẽ dùng cho chương trình hỗ trợ giảm thiểu rủi ro thất nghiệp khẩn cấp (chương trình SURE). (TS. Võ Đình Trí, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris và AVSE Global)
- Vì sao kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi và tăng trưởng nhanh: Gần đây nhiều tổ chức quốc tế đã đưa ra các đánh giá tích cực và dự báo hết sức lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam, trong khi đại dịch Covid-19 vẫn còn lan rộng. Điều này có được là do Chính phủ Việt Nam đã đạt được thành công then chốt trong chiến lược chủ động phòng chống dịch ngay từ giai đoạn đầu. Cách thức ứng phó đại dịch của Việt Nam cho thấy tính thực tiễn, tầm nhìn dài hạn và trong đó sức khỏe người dân vẫn là kim chỉ nam của các đối sách. Sự thành công trong công tác chống dịch, kết hợp với những giải pháp từ chính sách tiền tệ và tài khóa tiếp tục củng cố triển vọng phục hồi nền kinh tế. (ThS. Tô Công Nguyên Bảo, Trường Đại học Kinh tế TPHCM)
- Chính quyền đô thị Sài Gòn thời thuộc Pháp: Trong lịch sử của TP Sài Gòn đã từng có mô hình chính quyền đô thị, với những tiêu chí khá hiện đại so với các nước trong khu vực trong cùng thời điểm. Có thể nói đây là sự tiến bộ nhất định trong dòng chảy lịch sử của TP, với những giá trị đáng ghi nhận trong cách thức quản trị xã hội. (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa)
- Gói hỗ trợ kinh tế và nguy cơ “xác sống” thế hệ mới: Trên thế giới, thuật ngữ doanh nghiệp “xác sống” (zombie) hàm ý đến các doanh nghiệp, thay vì phá sản doanh nghiệp này lại tiếp tục lê bước vào cộng đồng nhờ các chương trình hỗ trợ tín dụng hào phóng của chính phủ. Hiện vẫn chưa có định nghĩa thống nhất thế nào là “xác sống”, nhưng nhìn chung đó là những doanh nghiệp có lợi nhuận không đủ trang trải chi phí lãi vay. (GS.TS Trần Ngọc Thơ)
- Cứu “xác sống” doanh nghiệp lợi bất cập hại?: Đại dịch Covid-19 đã khiến chính phủ các nước phải đưa ra các biện pháp cứu trợ doanh nghiệp, nhằm ngăn tình trạng phá sản hàng loạt. Dù vậy, khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến khó lường, liệu các công ty được cứu có thể đứng dậy sau khi bị giáng đòn chí mạng từ suy thoái kinh tế, hay họ sẽ vật vờ, vất vưởng như các “xác sống” trong phim kinh dị? (Nguyễn Trí Minh, Đại học Kinh tế TPHCM)
- Cởi nút thắt nhà băng có vốn nhà nước: Chính phủ vừa ban hành Nghị định 121/2020 sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 12 Nghị định 91/2015 ngày 13-10-2015 về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp (DN). Theo đó mở rộng phạm vi đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại CTCP, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, trong đó áp dụng đối với các ngân hàng (NH) do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (VĐL). Đây là tin vui đối với các NH trong nhóm Big 4. (Thiên Minh)
- Người Nhật đã nhìn thấy thị trường bán lẻ Việt?: Dịch bệnh đã khiến hơn 8.000 doanh nghiệp (DN) buôn bán lẻ của Việt Nam lâm vào hoàn cảnh chờ giải thể, nhiều DN, cửa hàng phải chọn kinh doanh online để tồn tại. Nhiều chuyên gia dự báo các đại gia bán lẻ phải tính đến thời đại 4.0 bùng phát để thay đổi cách bán hàng. Thế nhưng, trong thời gian này các nhà bán lẻ Nhật Bản tại Việt Nam lại liên tục khai trương cửa hàng mới. Những DN bán lẻ lớn như Aeon còn tung ra chiến lược dài hơi với những khoản đầu tư khủng. Phải chăng họ đã nhìn thấy tiềm năng thị trường Việt Nam sau đại dịch? (Thanh Lâm)
- Cổ phiếu vua trở lại đường đua: Sau thời gian dài lặng sóng, nhóm cổ phiếu (CP) ngân hàng (NH) đã bắt đầu khuấy động thị trường những phiên giao dịch vừa qua. Đây có thể xem là kết quả của nỗ lực vượt khó trong dịch Covid-19 và làn sóng chuyển niêm yết từ UPCoM và HNX lên HOSE đang diễn ra khá rầm rộ. (Kim Giang)
- Covid-19 chưa kết thúc với cổ phiếu: Sau gần 10 tháng chao đảo vì Covid-19, thị trường chứng khoán (TTCK) cuối cùng cũng xóa được hết dấu vết ảnh hưởng của dịch bệnh, khi các thước đo của thị trường đang quay trở lại thời điểm đầu năm 2020. Tuy nhiên bức tranh không chỉ toàn màu hồng, đằng sau kết quả tích cực của các chỉ số có rất nhiều cổ phiếu (CP) đang chật vật, lỗ nặng so với cuối năm 2019. (Nguyên Hà)
- Hàng ngàn hộ dân bị “treo” nhu cầu tách thửa: Quy định về diện tích tối thiểu để tách thửa được UBND TPHCM cụ thể hóa tại Quyết định 60 ban hành ngày 5-12-2017, có hiệu lực ngày 1-1-2018.  Tuy nhiên, hơn 2 năm quyết định trên có hiệu lực nhưng hàng ngàn hộ dân tại TP không thể tách thửa đất, vì rơi vào quy hoạch treo do những hạn chế của Quyết định 60. (Đỗ Trà Giang)
- Vũ điệu Thé Dansant tại Café Cardinal (Thái Hà)
- Kỷ nguyên 5G của Apple (Nhã Trúc)
- Viêm dạ dày kéo dài dẫn tới ung thư (BS.CKI Thái Bảo Cường, Bệnh Viện Y học Cổ truyền TPHCM)
- Nhà làm phim đi theo bước chân nàng Kiều (Tuy Hòa)
- Andrew Wilson - CEO điển trai làng game: Không chỉ có vẻ ngoài lịch lãm và phong thái “vạn người mê”, CEO Andrew Wilson với tài năng đã xuất sắc đưa công ty sản xuất trò chơi điện tử Electronics Arts (EA), với tựa game đình đám FIFA, trở thành doanh nghiệp lớn nhất trong thế giới trò chơi điện tử. Đặc biệt, ông đã có chiến lược đưa EA Sport, một công ty con của EA chuyên sản xuất các trò chơi điện tử mảng thể thao trên toàn cầu, tăng trưởng vượt bậc ngay trong tâm bão cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19. (Thiên Bảo)
- Nhà đầu tư “không làm gì” chờ bầu cử: Khi những ngày đếm ngược đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, có thể thay đổi tiến trình thị trường toàn cầu, một số nhà đầu tư (NĐT) đã tạo ra chiến lược nghe có vẻ kỳ lạ để chờ kết quả: Không làm gì cả. (Văn Cường)
- Những bước ngoặt hậu bầu cử Tổng thống Mỹ: Tổng thống tiếp theo của Mỹ là ai có tính chất bước ngoặt đối với định hướng thắt chặt hay nới lỏng của chính sách; giá trị của đồng USD; vai trò phòng thủ của vàng; giá cả vật liệu sản xuất công nghiệp nói chung; tăng trưởng của thị trường chứng khoán (TTCK); và là bước ngoặt lịch sử của chiến tranh thương mại (CTTM) Mỹ - Trung. (Đinh Hạ Vân)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác