Đón đọc ĐTTC bộ mới số 80 phát hành thứ hai ngày 9-11-2020

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 80 phát hành ngày 9-11-2020 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 80 phát hành thứ hai ngày 9-11-2020 ảnh 1
- Kinh tế số và nguy cơ bị bỏ rơi: Là một trong các nền kinh tế năng động nhất thế giới, ASEAN đang chuyển mình mạnh mẽ với kinh tế số. Chỉ trong vòng 3 năm gần đây, quy mô kinh tế số của ASEAN đã tăng gấp 3 lần, chiếm tỷ trọng 7% GDP của khối với gần 200 tỷ USD. Tuy vậy, điểm xuất phát và nỗ lực tăng tốc của các nước ASEAN-6 có sự khác biệt đáng kể. Ngay trong từng quốc gia, cơ hội không như nhau cho các nhóm doanh nghiệp và người dân. Ai có nguy cơ sẽ bị bỏ rơi trong cuộc chuyển đổi mạnh mẽ này? (TS. Võ Đình Trí)
- Thị trường cổ phiếu Mỹ phản ứng với kết quả bầu cử: Thị trường cổ phiếu Mỹ đã có tuần tăng điểm mạnh nhất kể từ tháng 4, sau tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 3. Mặc dù kết quả bầu cử chưa rõ ràng cho đến ngày thứ sáu 6-11, thị trường cổ phiếu vẫn cho thấy giới đầu tư đang mạnh dạn xuống tiền và mong muốn lấy lại những gì đã mất trong 2 tuần trước đó. Việc Fed tiếp tục cam kết hỗ trợ nền kinh tế là tin tốt cho thị trường cổ phiếu, có nghĩa với phố Wall cũng là tin tốt. (TS. Hồ Quốc Tuấn, giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Bắt đầu từ đâu chính quyền đô thị TPHCM: Ngày 26-10-2020, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân thay mặt Chính phủ trình Nghị quyết “Tổ chức chính quyền đô thị (CQĐT) tại TPHCM” ra Quốc hội thảo luận. Nghị quyết nhằm giúp TPHCM  tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, năng lực điều hành của chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm của đô thị đặc biệt… Tuy nhiên, để một CQĐT hoàn hảo còn nhiều việc phải làm và bắt đầu từ con người. (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa)
- Chuyển đổi số chỉ dành cho DN lớn?: Dịch Covid-19 đã khiến hầu hết ngành hàng chịu tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, Covid-19 lại trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp (DN) chuyển đổi số (CĐS) mạnh mẽ hơn. Song hành trình này vốn không đơn giản nhất là với DNNVV. Trong hành trình CĐS cần nhất chính là quyết tâm và tầm nhìn của lãnh đạo DN. CĐS không còn là lựa chọn mà trở thành điều kiện cần để đi tới thành công trong bối cảnh mới. (Thanh Lâm)
- Công nghệ không thể quyết định chuyển đổi số: Đây là thời điểm vàng để các DN thực hiện CĐS. Song để thực hiện thành công, người lãnh đạo cần có tư duy đúng, từ đó sẽ có cách làm phù hợp với mục tiêu và quy mô của DN mình.  Để CĐS đi tới thành công, DN cần nghĩ lớn nhưng thực hiện từng bước nhỏ, sẽ tránh được những thất bại đáng tiếc. (Nguyễn Ngọc Quỳnh, Giám đốc Liên minh CĐS cho DNNVV - DTS)
- Kinh tế số Việt Nam không thể đứng ngoài: Nền kinh tế số (KTS) đã và đang hình thành. Châu Á-Thái Bình Dương đang là thị trường trọng tâm, động lực mới của tăng trưởng. Các chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu từ vài thập niên nay cũng lấy châu Á làm trọng tâm. Với Trung Quốc, Ấn Độ, các quốc gia Đông Nam Á và Nam Á, nơi đặt các nhà máy và công xưởng chính của thế giới. Dĩ nhiên Việt Nam cũng ở trong cuộc chơi chung đó. (ThS. Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và phát triển truyền thông (IPS), Hiệp hội Truyền thông số Việt Nam)
- Nhân lực yếu tố quyết định phát triển kinh tế số: Mỗi nền kinh tế đòi hỏi cần phải có một lực lượng sản xuất tương ứng về trình độ của nó, đặc biệt là nguồn nhân lực. Vì vậy, tương ứng với nền KTS phải có nguồn nhân lực số để triển khai, tổ chức thực hiện và vận hành nó. Do đó, để chuyển đổi thành công nền kinh tế Việt Nam sang nền KTS, nhất thiết phải có nguồn nhân lực số. (Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và KTS - Bộ Công Thương)
- Tạo môi trường pháp lý phù hợp: Trong thời đại số, khởi nghiệp và nhà đầu tư sẽ chọn hành lang pháp lý phù hợp nhất trong thời đại KTS. Tôi hy vọng, khởi nghiệp Việt Nam và nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ không phải dùng hành lang pháp lý Singapore, thuê luật sư Singapore và đóng thuế cho chính phủ Singapore, mà có thể thực hiện quá trình này ở ngay Việt Nam. (Nguyễn Thành Nhân, CEO Công ty Kalapa cung cấp các giải pháp công nghệ tài chính)
- Phát triển kinh tế số - Thực hiện từ những thứ đơn giản nhất: KTS dựa trên nền tảng công nghệ, nhưng công nghệ dù có ảo đến đâu cuối cùng bản chất của nó vẫn là bản sao của thế giới thực. Nếu thế giới thực không vận hành, mảng kỹ thuật số cũng không thể tồn tại và phát triển, dù đằng sau những bản sao đấy là những nhà toán học thông minh, những nhà bác học lỗi lạc và cả hệ thống trí tuệ nhân tạo khổng lồ thông minh nhất. Cho nên, tôi cho rằng yếu tố con người là quan trọng. (TS. Võ Trí Thành, nguyên Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Chính phủ)
- Doanh nghiệp thừa tiền gửi nhà băng!: Trước tác động tiêu cực từ Covid-19, nhiều doanh nghiệp (DN) chọn giải pháp mang tiền mặt gởi ngân hàng (NH), thay vì đầu tư hay mở rộng sản xuất kinh doanh. Đây có thể xem là giải pháp tình thế nhưng lại là “cứu cánh” của không ít DN trong bối cảnh hiện tại. (Kim Giang)
- Tiền thừa ngân hàng đổ vào trái phiếu?: Thanh khoản NH liên tục ở trạng thái dư thừa trong nhiều tháng qua do tăng trưởng huy động cao, trong khi tăng trưởng tín dụng thấp. Do đó, không chỉ giảm lãi suất để giảm chi phí đầu vào, các NH đang có xu hướng “giải phóng” lượng tiền huy động vào các kênh đầu tư như trái phiếu chính phủ (TPCP), trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). (TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH) 
- Dòng tiền có chệch hướng?: Tính đến cuối tháng 10, NHNN tiếp tục không thực hiện hoạt động bơm/hút ròng trong tháng thứ 8 liên tiếp trên thị trường tín phiếu, và tháng thứ 5 liên tiếp trên thị trường OMO. Lãi suất liên NH ở các kỳ hạn qua đêm và 1 tuần cũng ở mức rất thấp, lần lượt 0,11%/năm và 0,21%/năm. Trong khi đó, lãi suất kỳ hạn 2 tuần xuống mức 0,17%/năm, phá mức đáy thấp nhất trong vòng 2 năm qua. (Cát Tường)
- Đằng sau xuất siêu?: Theo niên giám Thống kê giá trị gia tăng của khu vực FDI khoảng 52 tỷ USD, khoảng 35% trong số đó là thặng dư, tức khoảng 18 tỷ USD. Cũng theo số liệu trên wbsite của Tổng cục Thống kê, số chi trả sở hữu thuần ra nước ngoài khoảng 15 tỷ USD. Nếu chỉ tính phần chi trả sở hữu ra nước ngoài khoảng 16 tỷ USD, điều này đồng nghĩa gần 89% lợi nhuận của khu vực FDI được chuyển về nước họ. Đây là nghịch lý nếu chỉ nhìn vào tăng trưởng GDP mà hò reo, hát ca.  (TS. Bùi Trinh)
- Gói kích thích phải đến doanh nghiệp tiềm năng: Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết thúc đẩy hơn nữa tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các gói hỗ trợ hiện nay, đồng thời cũng có thể nghiên cứu, sớm đề xuất gói hỗ trợ bổ sung đợt 2 phù hợp. Vậy, gói hỗ trợ lần thứ 2 cần được thiết kế ra sao để đảm bảo hiệu quả. (Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam)
- Hỗ trợ cần có trọng tâm, trọng điểm:
Rút kinh nghiệm từ việc triển khai gói hỗ trợ thứ nhất, gói hỗ trợ thứ hai - nếu được thông qua - cần được thiết kế có trọng tâm, trọng điểm, thậm chí “đo ni đóng giày” cho một số doanh nghiệp cụ thể. Cho đến nay, gói hỗ trợ thứ hai vẫn chưa thiết kế xong. Giải pháp tạo nguồn vẫn phải là tiết kiệm chi tiêu thường xuyên và Chính phủ có thể phát hành trái phiếu. Nguồn tiền gửi tiết kiệm trong các ngân hàng vẫn nhiều, cho thấy khả năng phát hành trái phiếu chính phủ thành công. Trong bối cảnh  này thì nên ưu tiên vay trong nước. (Đỗ Văn Sinh, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội) 
- Xử lý chuyển tiền nhầm: Gần đây, trên báo chí và mạng xã hội đã thông tin các trường hợp chuyển tiền nhầm, những rắc rối xung quanh việc chuyển tiền nhầm và bị nhận chuyển tiền nhầm. Các vụ việc đều có sự tham gia của 3 bên: người chuyển tiền nhầm (viết tắt là người C), người bị nhận chuyển tiền nhầm (người B) và ngân hàng (NH). Mỗi trường hợp có thể khác nhau về chi tiết, song đều có các nội dung cơ bản. (Phạm Như Liên, Vietinbank)
- Những chiêu trò trên thị trường Futures: Từ chỗ khống chế gần như hoàn toàn các giao dịch trên thị trường hợp đồng tương lai chỉ số VN30 Index (thị trường Futures), các nhà đầu tư (NĐT) cá nhân đang dần thu nhỏ tỷ trọng, còn NĐT nước ngoài và khối tự doanh các công ty chứng khoán (CTCK) không giao dịch nhiều, nhưng đang có sự gia tăng đáng kể thị phần của các tổ chức trong nước. (Nguyên Hà)
- Đầu tư đón đầu và những cú “chết chìm”: Đầu tư bất động sản (BĐS) bằng chiêu đón đầu hạ tầng, giao thông, chờ giá nhà đất tăng theo thời gian là một trong những nguyên tắc cơ bản của giới đầu cơ. Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào bám vào nguyên tắc ấy nhà đầu tư cũng thắng. Nhìn lại hơn 10 năm trước, hàng loạt nhà đầu tư đã “chết chìm” cùng nhiều dự án khi áp dụng nguyên tắc này. (Đỗ Trà Giang)
- Tinh tế khuy cài áo nam (Cao Nguyên)
- Công nghệ drone cực chất (Nhã Trúc)
- Du lịch Phú Quốc hồi sinh (Thanh Tuyết)
- Trung Quốc thống trị cuộc đua vũ trang AI?: Khi những cuộc chiến tranh đang chuyển sang môi trường hỗn hợp, nơi không gian ngoài trái đất và không gian mạng ngày càng trở nên quan trọng, và cuộc đua ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào công nghệ quân sự đang diễn ra sôi nổi. Bất kỳ ai đạt được sự phổ biến của AI đầu tiên sẽ dẫn trước đối thủ hoặc đồng minh. (Vĩnh Cẩm)
- Sheldon Adelson  - Lão đại những sòng bạc: Sheldon Adelson, tỷ phú 87 tuổi, nhà đầu tư và là ông chủ của nhiều sòng bạc nổi tiếng tại nước Mỹ và trên thế giới. Với xuất thân tầm thường và trải qua nhiều thất bại trong sự nghiệp, bằng nỗ lực không ngừng ông đã thành công rực rỡ và trở thành tỷ phú khi đã qua tuổi lục tuần. (Thiên Bảo)
- Từ ý tưởng tình cờ trở thành tỷ phú: Với ý tưởng nảy sinh trong lúc cọ bồn cầu ở trạm xăng gia đình, 2 anh em Mohsin và Zuber Issa đã biến trạm đổ xăng thành điểm mua sắm và trở thành tỷ phú tự thân gắn với thương hiệu EG. Mới đây, 2 anh em đã mua chuỗi siêu thị Asda từ Walmart với thỏa thuận trị giá 8,8 tỷ USD. Trong hàng chục năm qua, 2 CEO này còn được biết khi luôn tích cực làm từ thiện và đã tổ chức quyên góp tiền mặt ủng hộ các bệnh viện trong đại dịch Covid-19. (Hoàng Thủy Vân)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác