Đón đọc ĐTTC bộ mới số 81 phát hành thứ hai ngày 16-11-2020

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 81 phát hành ngày 16-11-2020 với nhiều chuyên mục:
- Quy định thiếu khả thi, nhầm đối tượng: Chính phủ vừa ban hành Nghị định 132 quy định việc quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Điểm mới trong nghị định này là từ năm 2021, doanh nghiệp có quan hệ liên kết phải lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia gửi cơ quan thuế. Quy định của Nghị định 132 nghe có vẻ sẽ kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp có giao dịch liên kết đang hoạt động ở Việt Nam. Nhưng nếu nhìn sâu hơn sẽ thấy nó không khả thi, không tác dụng, phải kết hợp rất nhiều biện pháp mới có thể đấu tranh được. Đáng lưu ý, nghị định này đã “đánh nhầm” các doanh nghiệp không có yếu tố chuyển giá. (LS. Trương Thanh Đức)
- Chính sách Joe Biden với nền kinh tế Mỹ: Cho dù hiện tại cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vẫn chưa thật sự hạ màn do các động thái của ngài đương kim Tổng thống Donald Trump, nhưng nếu không có cú sốc hay phát hiện “động trời” nào trong thời gian tới, nguyên Phó Tổng thống Joe Biden sẽ chính thức trở thành ông chủ thứ 46 của Nhà Trắng, chấm dứt một nhiệm kỳ đầy biến động của ngài Tổng thống mê Twitter. (Nguyễn Trí Minh, Đại học Kinh tế TPHCM)
- Nước Mỹ hậu Covid-19: 4 trụ cột, 2 thử thách: Nói về chủ trương kinh tế của ông Biden hậu Covid, các nhà kinh tế chỉ ra 4 trụ cột: gói cứu trợ kinh tế, đầu tư hạ tầng xanh, tăng thuế và đàm phán thương mại (trên hết với Trung Quốc). Song 4 trụ cột này phải được tiến hành trong môi trường có 2 thử thách lớn: tái thiết nền kinh tế hậu Covid-19 và tạo việc làm thay thế những gì sẽ mất đi do thay đổi công nghệ. (TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Thương mại EU-Mỹ sang trang mới?: Sau khi ứng cử viên Joe Biden được giới truyền thông Mỹ xướng tên là người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 3-11 vừa qua, nhiều lãnh đạo EU đã rất hào hứng bởi trong nhiệm kỳ của ông Donald Trump, EU và Mỹ đã nhiều lúc không có tiếng nói chung trong nhiều vấn đề. Liệu chính sách thuế quan giữa EU và Mỹ sẽ êm đềm nếu ông Biden trở thành Tổng thống Mỹ? (TS. Võ Đình Trí, Trường Đại học Kinh tế PHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Joe Biden có xoay trục ở châu Á?: Trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách châu Á đang lo lắng về một nước Mỹ dưới thời Biden sẽ thay đổi các chính sách tại châu Á. ĐTTC tổng hợp ý kiến của các chuyên gia về cách một Nhà Trắng của Biden sẽ ảnh hưởng đến các nước trong khu vực. (Văn Cường)
- 2020: Kiều hối sẽ sụt giảm: Theo NHNN chi nhánh TPHCM, tình hình đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu đã tác động đến việc làm, thu nhập của người Việt Nam ở nước ngoài, dẫn đến lượng kiều hối giảm trong những tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên, kiều hối của TPHCM đã tăng trở lại trong 3 tháng qua. Một phần bởi lý do việc đầu tư ra nước ngoài hiện nay bị hạn chế nhiều do yếu tố dịch bệnh. Vì vậy, kiều bào thường đầu tư tại chỗ, thay vì đầu tư ra nước ngoài trong đó có Việt Nam. (TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH)
- Kiều hối đang bù đắp thất thoát nguồn lực FDI!: Người lao động đi làm việc ở nước ngoài hiện có nhiều đóng góp mang ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế Việt Nam thông qua lượng kiều hối gửi về nước. Theo ước tính của Chính phủ, mỗi năm lượng kiều hối người lao động Việt Nam gửi về 2,5-3 tỷ USD. Thế nhưng nguồn lực kiều hối với nhiều nỗi niềm đang bù đắp sự thất thoát cái mà chúng ta đang ca tụng: nguồn lực FDI. (TS. Bùi Trinh)
- Chiến lược thắp sáng kinh tế đêm TPHCM?: Tháng 7-2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1129/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam. TPHCM là một trong 10 tỉnh thành được Thủ tướng cho phép thí điểm tổ chức hoạt động dịch vụ ban đêm đến 6 giờ sáng hôm sau. Ngành du lịch TP đã bước đầu thiết lập đề án phát triển kinh tế đêm, nhưng nó có thực sự thắp sáng kinh tế đêm hay không vẫn còn là ẩn số. (Thanh Lâm)
- Liên kết du lịch vùng: Đầu tàu TPHCM có thực sự hưởng lợi?: Dịch Covid-19 đã đẩy ngành du lịch vào thế khó khăn chưa từng có. Trong bối cảnh ấy khách nội địa trở thành cứu cánh cho toàn ngành. Hiện liên kết du lịch vùng được xem là một trong những giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch nội địa, trong đó TPHCM đang là đầu tàu của nhiều liên kết. Song theo nhiều đánh giá, khách từ TPHCM đến các địa phương vẫn nhiều hơn chiều ngược lại. Vậy đầu tàu có thực sự hưởng lợi? (Đức Mạnh)
- Thương hiệu “Du lịch an toàn Mekong”: Nhiều nước ở châu Âu đang bước vào đợt phong tỏa mới để khống chế dịch Covid-19. Trong khi đó, Việt Nam tiếp tục tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và xây dựng hình ảnh điểm đến an toàn để kích cầu du lịch. Trong bối cảnh đó, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang nổi lên là điểm đến an toàn cho du khách, nên cần nỗ lực xây dựng thương hiệu du lịch an toàn Mekong bằng hành động thiết thực. (Trần Hữu Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL)
- Hậu Covid-19: Cuộc đào thải của các nhà băng: 9 tháng năm 2020, đã có 10 NH tiến hành cắt giảm 9.000 nhân viên, 28 NH công bố báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy sự phân hóa rõ nét của tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận. Thời điểm này cũng là lúc các NH đang chuẩn bị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng mạnh hơn trước xu hướng nợ xấu gia tăng. Và tác động này có thể sẽ tạo ra sự phân hóa lớn trong những năm tới. (Cát Tường)
- Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp: Chững lại và khó đoán định: Bất chấp tình hình dịch bệnh Covid-19, ngành bất động sản khu công nghiệp (BĐS KCN) vẫn có kết quả tích cực nhờ làn sóng dịch chuyển doanh nghiệp ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, nhóm CP BĐS KCN rơi vào tình cảnh khó đoán định về chính sách.  (Kim Giang)
- Vốn ngoại vẫn... mất hút: Kỳ vọng về cơ hội cho thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam khi được MSCI nâng tỷ trọng trong nhóm thị trường cận biên để thu hút dòng vốn ngoại, có lẽ đã bớt hào hứng đi chút ít. Bởi ngày 11-11 vừa qua, MSCI chính thức loại các cổ phiếu của Kuwait ra khỏi chỉ số MSCI Frontier Markets Index và MSCI Frontier Markets Small Cap Index, nhưng tiến trình này kéo dài tới 1 năm. Điều đó có nghĩa là TTCK Việt Nam phải chờ đến tháng 11-2021 mới được hưởng trọn vẹn ngôi vị tỷ trọng lớn nhất trong nhóm thị trường cận biên. (Nguyên Hà)
- Bất hợp lý cho thuê đất khu công nghiệp: Giá thuê đất tại các KCN cao khiến môi trường thu hút đầu tư bị ảnh hưởng. Tất nhiên giá thuê tại các KCN đều do các cơ quan chức năng quyết định, nhưng phải mang tính ổn định, minh bạch để yên tâm nhà đầu tư, cũng như tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút DN. Vì vậy, có thể nói việc áp đơn giá mới đối với DN thuê đất tại các KCN trên cơ sở tham khảo giá BĐS khu vực liền kề theo giá thị trường, không chỉ gây khó khăn cho bên đi thuê mà cả cho các đơn vị cho thuê. (Đỗ Trà Giang)
- Đại tiệc trưa muộn đẳng cấp tại Social Club Saigon (Phương Hằng)
- Mẫu đột phá MacBook Collection (Nhã Trúc)
- Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung (BS CKII Nguyễn Văn Tiến, Bệnh viện Ung Bướu TPHCM)
- Gió bấc vào mùa (Huỳnh Thúy Kiều)
- Thất bại của TT Donald Trump - Truyền thông: Vào ngày 8-11, trong khi Tổng thống Donald Trump đang chơi golf, các hãng tin từ cực tả đến cực hữu như CNN, NBC, USA today, Wall Street Journal… đồng loạt đưa tin ứng cử viên Joe Biden chiến thắng số phiếu bầu đại cử tri khi hoạt động kiểm phiếu và Ủy ban Bầu cử vẫn chưa có kết quả chính thức. Thậm chí tờ Fox News, kênh truyền thông được xem là “chiếc loa” của ông Trump cũng tham gia “làn sóng” trên. (Thiên Bảo)
- Vẫn tranh chấp phiếu bầu Tổng thống Mỹ 2020?: Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 diễn ra khá phức tạp. Kể từ khi kết quả bầu cử được công bố, ông Trump đã đưa ra những tuyên bố về hành vi gian lận cử tri, và làm dấy lên một thuyết âm mưu mới, rằng Bưu điện Mỹ (USPS) đã đóng dấu lùi ngày cho các lá phiếu gửi qua thư. (Vĩnh Cẩm)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác