Đón đọc ĐTTC bộ mới số 84 phát hành thứ hai ngày 7-12-2020

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 84 phát hành ngày 7-12-2020 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 84 phát hành thứ hai ngày 7-12-2020 ảnh 1
- Cần nghiêm trị để răn đe: Rõ ràng sự chủ quan và lơ là này sẽ khiến cho nền kinh tế của chúng ta phải trả một cái giá rất đắt. Nếu cần một con số cụ thể, thì đó là 1.500 tỷ đồng/ngày, số thuế mà TPHCM nộp cho ngân sách. Vì vậy, nếu những ngày tới tình hình diễn biến xấu, buộc phải giãn cách cục bộ một số quận, huyện hay tệ hơn là giãn cách toàn thành phố thì thiệt hại trước mắt là cứ lấy số ngày giãn cách nhân cho số tiền trên. Nhưng tệ hơn rất nhiều và sẽ để lại hậu quả lâu dài là khi đầu tàu buộc phải dừng thì đoàn tàu sẽ vận hành dựa vào đâu? (Nguyễn Khắc Quốc Bảo)
- Những công ty “ma cà rồng” ở châu Âu: Mùa lễ hội Halloween năm nay ở châu Âu đã kết thúc, nhưng số công ty được gọi là “ma cà rồng” hay “xác chết biết đi” (zombie firms) vẫn tiếp tục tăng lên trong nền kinh tế. Liệu Việt Nam có thể học được bài học gì từ châu Âu hay Nhật bản? Con số công ty “xác chết biết đi” ở Việt Nam là bao nhiêu, quy mô của chúng lớn đến mức nào? (TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Nghị định 126: Chặn đứng hành vi trốn thuế xuyên biên giới: Các giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm qua, song cơ quan quản lý thuế vẫn chưa thể kiểm soát được các hoạt động này. Do đó, Nghị định 126/2020/NĐ-CP (NĐ126) là công cụ cần thiết để điều chỉnh các hoạt động TMĐT, kiểm soát vấn đề nộp thuế, chống thất thu ngân sách trong bối cảnh nguồn thu đang suy giảm. NĐ126 nhắm đến chủ yếu là nhóm người nộp thuế có những giao dịch TMĐT thường xuyên và giao dịch liên kết xuyên biên giới mà cơ quan thuế đã có đầy đủ cơ sở dữ liệu. (Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính)
- Truy thu thuế thương mại điện tử: TMĐT đang là lĩnh vực “hái ra tiền” của các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam. Về lý thuyết, khi doanh thu của các cá nhân, tổ chức tăng trưởng cũng đồng nghĩa đây là nguồn thu thuế lớn cho ngân sách nhà nước (NSNN). Tuy nhiên, nhiều năm qua do thiếu vắng công cụ chính sách thực sự hữu hiệu nên cơ quan thuế rất khó kiểm soát lĩnh vực này. (Lưu Thủy)
-  Nghị định 126: Không thể 1 nhóm trốn thuế mà khoanh cả vùng: Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ (NĐ126) quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực từ ngày 5-12-2020, có quy định: “Theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, ngân hàng (NH) cung cấp thông tin tài khoản (TK) thanh toán của từng người nộp thuế, bao gồm tên TK theo mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp, ngày mở TK, ngày đóng TK”, đã gây tranh cãi nhiều ngày qua. (TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH)
- Tréo ngoe các luật: NĐ126 có vẻ xác định nhầm vị trí của ngân hàng (NH) nên “trao nhầm” cho NH các quyền và trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế. Rà soát lại, kịp thời sửa đổi các nội dung bất hợp lý của NĐ126, bảo đảm áp dụng vào thực tế được khả thi, có hiệu quả trong việc tuân thủ đúng đắn và đầy đủ Luật Quản lý thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan. (Phạm Như Liên)
- Không dễ quản lý thuế thời kinh tế số: Trong các trường dạy kinh doanh, người học thường được chia sẻ: “Có hai thứ bạn không thể tránh trong cuộc đời, đó là cái chết và… thuế”. Chính vì vậy, các thiên đường thuế xuất hiện để tiếp tay cho thủ thuật xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển giá (BEPS). Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử (TMĐT), dịch vụ xuyên biên giới càng khiến các chính phủ đau đầu trong việc quản lý thuế, nhất là các hoạt động thanh toán giao dịch quốc tế. (TS. Võ Đình Trí, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Đất đai “chặn đường” cổ phần hóa: Khó khăn trong việc đánh giá tài sản đất đai của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang là điểm nghẽn khiến nhiều DN không thể thực hiện cổ phần hóa (CPH) đúng theo kế hoạch. Nguyên nhân chính khiến các DN chậm trễ CPH do thủ tục xác định giá trị đất đai mất nhiều thời gian. Thậm chí, quá trình CPH DNNN đã cho thấy nhiều sai phạm trong xử lý đất đai, gây thất thoát tài sản. (Lưu Thủy)
- Kỳ vọng chương trình “Made by Vietnam”: Với mong muốn đẩy mạnh quảng bá thương hiệu sản phẩm công nghiệp Việt Nam, gia tăng năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp cơ khí - công nghiệp hỗ trợ (CNHT) - tự động hóa, Hội Doanh nghiệp (DN) Cơ khí - Điện TPHCM (HAMEE) đã giới thiệu chương trình “made by Vietnam” (sản phẩm, máy móc được tạo ra bởi DN Việt). (Đỗ Phước Tống, Chủ tịch HAMEE)
- Bộ đệm dự phòng nợ xấu đang mỏng dần: Kết quả kinh doanh của các NHTM trong 9 tháng cho thấy vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn lộ diện qua các thông số về nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR: số dư dự phòng của các khoản nợ xấu) không theo kịp. Theo đó, vấn đề tăng cường bộ đệm dự phòng rủi ro để đối phó nợ xấu đang đặt ra, có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận NH và lợi ích cổ đông trong thời gian tới. (Bảo Trân)
- TPB có giao dịch trên giá trị thật?: Việc NHTMCP Tiên Phong (TPBank, mã CK: TPB) không thể phân phối hết số cổ phiếu (CP) phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP), khiến cho giới đầu tư đặt dấu hỏi về giá trị thật của CP TPB. (Kim Giang)
- Thuế chồng thuế từ cổ tức: Thời điểm thị trường chứng khoán (TTCK) tiến đến những ngày cuối cùng của một năm tài chính, giới đầu tư thường hào hứng chờ đợi dòng tiền mặt từ cổ tức hay chia thưởng cổ phiếu (CP), trả cổ tức bằng CP của doanh nghiệp (DN) niêm yết. Thế nhưng năm nay sự chờ đợi đó lại thêm phần chán nản và mệt mỏi, vì những chính sách mới khiến nhà đầu tư (NĐT) cảm thấy khó hiểu. (Nguyên Hà)
- Khập khiễng giữa quy hoạch và dân số: Báo cáo giải trình, làm rõ một số nội dung liên quan đến đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong giai đoạn 2019-2021 cũng như việc thành lập TP Thủ Đức thuộc TPHCM, đã cho thấy giữa dân số và việc lập quy hoạch còn nhiều  bất cập. (Đỗ Trà Giang)
- Những chiếc túi mùa Giáng sinh (Cao Nguyên)
- Những sáng chế “điên rồ” (Nhã Trúc)
- Tầm soát sớm chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ (BSCKI Hoàng Khánh Chi, Khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM)
- Sắc thái mới mỹ thuật Việt Nam (Thái Ca)
- Mùa Đông phương Nam vừa đi qua (Huỳnh Thúy Kiều)
- Thân thương đá ong xứ Đoài: Đất Hà Tây cũ với cái tên xứ Đoài thân thuộc mang trong mình những hồn cốt văn hóa lâu đời. Nhắc đến một chất liệu nổi tiếng trong kiến trúc xứ Đoài, người ta sẽ nghĩ ngay tới đá ong. Đó là một vật liệu xây dựng đã tạo ra các công trình nhà cửa, đền chùa, thành lũy cả ngàn năm qua. Đá ong còn được sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật, đi vào văn thơ, hội họa cùng tâm hồn bao con người nơi đây. (Văn Hải)
- Albert Bourla: Vị bác sĩ kỳ vọng “giải cứu thế giới”: Cuộc đua phát triển vaccine ngừa đại dịch Covid-19 đang diễn ra ngày một khốc liệt giữa tất cả quốc gia trên toàn cầu. Đặc biệt, vừa qua Anh đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt vaccine Covid-19 do Pfizer (Mỹ) - BioNTech (Đức) sản xuất. Việc cấp phép sử dụng khẩn cấp của Anh đánh dấu thời điểm lịch sử trong cuộc chiến chống lại Covid-19. Đứng đằng sau kỳ tích vang dội đó chính là Giám đốc điều hành Pfizer ông Albert Bourla, người được mệnh danh “bác sĩ Hy Lạp giải cứu thế giới”. (Thiên Bảo)
- Vaccine đang vực dậy thị trường chứng khoán: Ngày 2-12, Vương quốc Anh trở thành nước phương Tây đầu tiên phê chuẩn 2 loại vaccine Covid-19. Thị trường chứng khoán toàn cầu tăng vọt trong phiên giao dịch sau đó, do nhà đầu tư kỳ vọng mạnh mẽ vào sự hồi phục kinh tế khi vaccine chính thức được phân phối. Liệu các loại vaccine có đủ khả năng "chữa lành" nền kinh tế toàn cầu bị thiệt hại nặng nề do những tác động từ đại dịch 1 năm qua? (Văn Cường)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác