Đón đọc ĐTTC bộ mới số 88 phát hành thứ hai ngày 4-1-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 88 phát hành ngày 4-1-2021 với nhiều chuyên mục:
- GDP và hiểm họa  môi trường?: Nhiều năm qua, các nghiên cứu đều mặc nhiên thừa nhận khi tăng trưởng GDP, cơ cấu của khu vực II (các ngành công nghiệp và xây dựng) và khu vực III (các ngành dịch vụ) trong GDP cần phải tăng lên, coi đó là sự phát triển kinh tế đúng hướng, và ý tưởng trong tái cấu trúc kinh tế cần đẩy mạnh cả 2 khu vực này. Thực tế Việt Nam vẫn lấy tăng trưởng và cấu trúc ngành với thứ tự ưu tiên công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp như là mục đích tối thượng của quá trình công nghiệp hóa, mà không tính đến hậu quả môi trường, gánh nặng nợ nần. (TS. Bùi Trinh)

- 2021- Thế giới tài chính diễn biến khó lường: Covid-19 bùng phát đã khiến thị trường tài chính toàn cầu tan tác thời điểm đầu năm 2020, nhưng bất ngờ hồi phục mạnh từ quý II, dù thị trường vẫn tồn tại nghịch lý khi tiền mặt dồi dào. Vì vậy, dự báo thị trường tài chính thế giới 2021 vẫn nhiều diễn biến khó lường. Covid-19 đã làm môi trường kinh doanh thay đổi rất lớn. Các kênh đầu tư, lĩnh vực kinh doanh đều phải thay đổi, nhiều ngành nghề có thể biến mất, thay vào đó là các ngành nghề mới như streamer, kỹ sư blockchain, các công việc làm việc từ xa. Do đó, các công ty, ngành nghề, lĩnh vực nào thích nghi được đều đáng để đầu tư thời hậu dịch. (Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư CTCK Maybank Kim Eng -MBKE)

- Hồi kết của đặc quyền USD và lối thoát cho kẻ nghiện: “Đặc quyền tối thượng” là tên gọi mà Bộ trưởng Tài chính Pháp Valéry Giscard d’Estaing (sau trở thành Tổng thống) đặt ra về vị thế của đồng đô la vào thập niên 1960. Nước Mỹ đã tận dụng vị trí đặc quyền đôla như đồng tiền dự trữ thống trị, được chu chuyển tự do phần còn lại của thế giới để mở rộng cuộc sống ngày càng nâng cao của người dân Mỹ với cái giá phải trả của các quốc gia. (Trần Quốc Bảo, chuyên gia kinh tế)

- Nhiều quốc gia chống chọi "con nợ": Đại dịch và những nỗ lực kìm chế nó đã đẩy hàng chục quốc gia vào khủng hoảng tài chính và nợ nần. Trước tình hình đó, nhiều định chế, tổ chức toàn cầu đang nỗ lực tìm cách giải quyết làn sóng khủng hoảng nợ có chủ quyền ở các nền kinh tế mới nổi trong năm tới. (Văn Cường)

- Vay cầm cố sổ tiết kiệm đóng, mở hay "bật đèn xanh"?: Dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã từng khuyến cáo, song hình thức vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm vẫn rất phổ biến, thậm chí còn tăng mạnh trong thời gian gần đây do tác động bởi dịch Covid-19, và do các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng muốn “chạy đua thành tích” vào thời điểm cuối năm trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng suy giảm. (Lưu Thủy)

- Nên chia sẻ thông tin giữa các nhà băng: Hiện nay rất nhiều nước đã cấm hình thức vay cầm cố sổ tiết kiệm. Họ gọi hình thức cho vay bằng cầm cố sổ tiết kiệm là “tín dụng ma”, nghĩa là tín dụng ảo, nhiều rủi ro, thậm chí ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống NH nói chung. Để tránh những rủi ro từ hình thức vay cầm cố sổ tiết kiệm, giữa các NH thương mại (NHTM) cần có sự chia sẻ thông tin nội bộ với nhau để kiểm tra chéo các đối tượng vay tín dụng. (TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng)

- Tính toán để VNĐ tăng 1-2% so với USD: Việt Nam bị Mỹ xác định là nước thao túng tiền tệ. Với việc bị gắn mác này, để VNĐ lên giá nhẹ trong năm tới có thể là một giải pháp thoát khỏi định danh trên. Mức lên giá khoảng 1%/năm, thậm chí 2%/năm, sẽ không ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là khi đồng USD đang trong xu hướng giảm giá trên thị trường quốc tế. Thực tế, những năm qua cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tương đối ổn kể cả khi đồng USD và VNĐ lên giá so với các đồng tiền khác trong khu vực. Trong khi đó, sự ổn định về kinh tế vĩ mô lại giúp Việt Nam huy động được các dòng vốn đầu tư nước ngoài. (TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính -Học viện Tài chính)

- Chủ nghĩa bảo hộ kiểu Mỹ và hướng đi cho Việt Nam: Năm 2020 kết thúc bằng việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam trong các nỗ lực hồi phục nền kinh tế vốn đã khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19. Việt Nam cần có những đối sách phù hợp và hiệu quả để ứng phó với tình thế này, trong đó các bước đi về ngoại giao được xem có ý nghĩa chiến lược. (Lê Dương Anh Tuấn, Đại học Kinh tế TPHCM)

- Cửa vẫn chưa mở ngành xuất khẩu chủ lực: Đại dịch Covid-19 đã khiến 2020 trở thành năm cực kỳ khó khăn đối với nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Bước sang năm mới 2021 trước tình hình còn nhiều biến động khó lường, các mục tiêu xuất khẩu cũng trở nên khiêm tốn hơn. (Thanh Lâm)

- Dự cảm cổ phiếu nhà băng 2021: Trái ngược với những dự báo ảm đạm thời điểm đầu năm khi Covid-19 bùng phát, phần lớn các các ngân hàng (NH) niêm yết đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2020. Tuy nhiên, đằng sau con số ấn tượng là những điềm báo xấu có thể khiến các NH gặp khó trong năm 2021.  (Kim Giang)

- Sẽ tiếp tục một năm kỳ lạ của TTCK?: Sự tăng trưởng ngoạn mục bất ngờ của thị trường chứng khoán (TTCK) những tháng cuối năm 2020, càng củng cố quan điểm lạc quan của một loạt các định chế đầu tư trong và ngoài nước. Những cụm từ đầy kích thích xuất hiện hàng loạt trong các báo cáo được phát hành cho năm 2021 như “Vượt qua giông bão”, “Thời cơ trỗi dậy”, “Con hổ sẽ thức giấc”, “Những tầm cao mới”, thậm chí là “Hướng tới một năm lãi khủng” (Next big year return) của một quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam... (Nguyên Hà)

- Kỳ vọng bức tranh đô thị TPHCM: Năm 2021 với một số chính sách mới, kỳ vọng sẽ “phá băng” thủ tục liên quan đến đầu tư kinh doanh BĐS tại TPHCM. (Đỗ Trà Giang)

- Ngập tràn ưu đãi cùng Rex Hotel Saigon (Phương Hằng)

- Nâng cấp cuộc sống năm 2021 (Nhã Trúc)

- Khăn quàng cổ quý ông ngày lạnh (Tùng An)

- Dự phòng đột quỵ (GS.TS.BS Trương Quang Bình, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)

- Đọc "Liên - người lựa chọn" hiểu thêm về triết lý Phật giáo (Nhà văn Trần Thế Tuyển)

- Trắng trời thung lũng cò (Nguyễn Văn Công)

- CEO Alan George Lafley - Chuyên gia “vượt” khủng hoảng P&G: Procter&Gamble (P&G) là một trong những tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới, sở hữu hàng loạt thương hiệu nổi tiếng như dao cạo râu Gillette, bột giặt Tide, nước xả vải Downy, kém đánh răng Crest, bàn chải Oral-B, kem dưỡng da Olay, dầu gội đầu Pantene, Rejoice, Head &Shoulder, tã giấy Pampers… Để có được ngày hôm nay, tập đoàn đã phải trải qua 2 cuộc vượt thoát khủng hoảng ngoạn mục và người đứng đầu 2 lần ấy chính là CEO được ca ngợi nhiều nhất trên thế giới, Alan George Lafley. (Thiên Bảo)

- EU có vội vào hang cọp?: Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đã chính thức gật đầu với nhau về Hiệp định Đầu tư toàn diện (CAI) sau gần 7 năm đàm phán. Ở trong vị thế phải khẩn trương hơn, nhưng dường như EU lại chốt được nhiều điểm mình mong muốn. Liệu bất trắc có chờ EU ở những chặng đường sắp tới? (TS. Võ Đình Trí)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác