Đón đọc ĐTTC bộ mới số 89 phát hành thứ hai ngày 11-1-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 89 phát hành ngày 11-1-2021 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 89 phát hành thứ hai ngày 11-1-2021 ảnh 1
- Đừng quá lạc quan: Triển vọng năm 2021 kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc mạnh mẽ. Các ước tính thận trọng nhất của các tổ chức quốc tế cũng đưa ra con số hơn 6% tăng trưởng GDP cho năm tới, trong khi những dự phóng lạc quan nhất dự kiến trên 8%. Lạc quan là có nhưng đừng quá lạc quan. Chẳng hạn như hiện nay môi trường lãi suất thấp, lạm phát ổn định dưới 4% là điều kiện thuận lợi để thị trường chứng khoán thăng hoa, và nối tiếp là thị trường bất động sản. Nhưng môi trường lãi suất thấp kéo dài luôn để lại những hệ lụy sau đó, và các bong bóng giá tài sản đều hình thành do quá tự tin vào giả định mọi điều kiện thuận lợi ban đầu sẽ không thay đổi.
- Đằng sau sự tăng giá kỷ lục của bitcoin: Ngay những ngày đầu năm 2021, Bitcoin bất ngờ lập mức cao nhất lịch sử khi vượt mốc 42.000USD vào cuối tuần qua, giúp đồng tiền này tính từ lúc được giao dịch lần đầu tiên cách đây gần 12 năm tăng tới hơn 55 triệu lần, chiếm hơn 70% vốn hóa thị trường tiền số và vượt xa tất cả mọi kỷ lục về tăng giá khác trong lịch sử tài chính thế giới. (Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư CTCK Maybank Kim Eng - MBKE) 
- Bitcoin: Vàng số hay tulip?: Giá 1 bitcoin đã đạt 42.000USD vào cuối tuần qua. Các nhà phân tích Ngân hàng JP Morgan của Mỹ dự đoán đồng tiền này sẽ đạt 146.000USD trong dài hạn. Điều gì đang xảy ra? Tất nhiên do nhiều tiền được bỏ vào mua bitcoin, nhưng vì sao như vậy? (TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Đừng để logistics là giấc mơ dang dở: Để logistics trở thành thế mạnh giúp Việt Nam cạnh tranh với các nước trong khu vực, ngoài tiềm năng sẵn có, cần xây dựng được nền tảng logistics vững chắc. Vấn đề là phải định vị được những giá trị đích thực của ngành logistics, cũng như vị trí của logistics Việt Nam đang ở đâu so với các nước trong khu vực và thế giới, từ đó có chiến lược phát triển, cạnh tranh phù hợp. (GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)
- TPHCM: Có nên đầu tư trung tâm logistics?: UBND TPHCM vừa phê duyệt đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn TP đến năm 2025, định hướng đến 2030 với tổng nguồn vốn 95.800 tỷ đồng. Đề án đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ logistics của doanh nghiệp TPHCM đến năm 2025 đạt 15%, năm 2030 đạt 20%, tỷ trọng đóng góp vào GRDP năm 2025 đạt 10% và lên 12% vào năm 2030, qua đó góp phần kéo giảm chi phí logistics bình quân cả nước xuống còn 10-15% vào năm 2025. Đây là nguồn vốn rất lớn đối với ngân sách TPHCM, song để đầu tư đúng nghĩa cho ngành logistics số vốn còn lớn hơn rất nhiều. (TS. Nhan Cẩm Trí, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM)  
- Phát triển logistics cần đẩy mạnh liên kết vùng: Đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn TPHCM cần có cái nhìn toàn diện hơn, tức không chỉ cho TPHCM mà có tính liên kết vùng. Trước hết cần xác định vị trí của TPHCM trong toàn vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Theo đó TP sẽ là đầu tàu trong cả 3 vị trí: Là trung tâm tài chính, dịch vụ (đặc biệt là dịch vụ công nghiệp và logistics) và là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và sáng tạo. Bởi tương lai TPHCM sẽ là cửa ngõ của vùng Đông Nam bộ - nơi chiếm hơn 50% kinh tế cả nước, để tương tác với thế giới. Như vậy có thể thấy bài toán logistics phải nhìn trong một không gian rộng dựa trên kết nối vùng, chứ nếu chỉ bó hẹp trong hơn 2.000km2 của TP sẽ rất khó phát triển. (Huỳnh Phước Nghĩa, Phó Viện trưởng Viện Đổi mới sáng tạo - Đại học Kinh tế TPHCM)
- Nâng cấp “phần cứng và phần mềm” cho logistics: Với một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam và đà tăng trưởng vẫn tiếp tục, logistics chính là huyết mạch của hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại đang cần một sự nâng cấp mạnh mẽ, cấp bách. Ví như một cỗ máy bao gồm phần cứng và phần mềm, phần cứng của logistics là hệ thống hạ tầng và phần mềm chính là các chính sách. Nhưng bên cạnh đó, quan trọng cũng không kém là những người thực thi. (TS. Võ Đình Trí, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Chiến lược logistics nhìn từ Singapore: Logistics là một trong những ngành trụ cột chính của kinh tế Singapore với 6,8 tỷ USD Singapore, tương đương 1,4% GDP trong năm 2019. Với hơn 86.000 người lao động tại hơn 5.300 doanh nghiệp, logistics tại Singapore được hiểu là tổng hợp của 3 phân ngành chính là logistics hợp đồng, giao nhận hàng hóa và vận tải đường bộ. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
- Chuẩn bị cho… xã hội già: Việt Nam là một trong số ít - hay nói cách khác rất hiếm hoi - bước vào thời kỳ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, như thường nói “chưa kịp giàu đã già”. Nếu các nước trên thế giới phải mất hàng thập niên cho tiến trình già hóa dân số, ở nước ta chỉ diễn ra trong vòng chưa đến 25 năm. Đây là lúc toàn hệ thống chính trị phải vào cuộc, chuẩn bị mọi điều kiện để bước vào xã hội già một cách nhẹ nhàng, không bị sốc. (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa)
- Doanh nghiệp tham gia “sân chơi” nông sản: Khắc phục chuyện “được mùa mất giá”: Năm 2020 nền kinh tế thế giới “chao đảo”, chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng với nhiều doanh nghiệp “đầu tàu”, như Tập đoàn T&T Group của doanh nhân Đỗ Quang Hiển, dịch Covid-19 giống như “lửa thử vàng”, là cơ hội để “ông lớn” đa ngành bứt phá và ghi dấu ấn trên thương trường, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh nông sản. (Minh Hiền)
- Lãi suất thấp tạo “sóng” chứng khoán: Môi trường lãi suất thấp đang là bệ đỡ cho sự thăng hoa trên thị trường chứng khoán (TTCK), khi dòng tiền nhàn rỗi từ tài khoản tiết kiệm đứng trước sức ép tìm kiếm kênh đầu tư sinh lời hơn. Dù rất khó để khẳng định hơn 390.000 nhà đầu tư mới mở tài khoản trong năm 2020 đều do sức ép từ lãi suất tiết kiệm quá thấp, nhưng rõ ràng 2 yếu tố nói trên có quan hệ về logic kinh tế cũng như về thời điểm. (Nguyên Hà)
- Cổ phiếu dầu khí khó thoát “vận đen”: Bức tranh toàn cảnh ngành dầu khí được dự báo không mấy sáng sủa trong bối cảnh nhu cầu dầu khí thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề đại dịch Covid-19. Đây là lý do khiến nhóm cổ phiếu (CP) dầu khí không được giới đầu tư đánh giá cao trong năm 2021. (Nguyễn Hà Trinh, CTCK Rồng Việt - VDSC)
- “Gia tốc” mới thị trường địa ốc phía Nam: Việc khởi công dự án Sân bay Quốc tế Long Thành và nhiều dự án hạ tầng giao thông khu vực phía Nam, cùng với hàng loạt chính sách mới tại TPHCM, đã được giới chuyên gia đánh giá là “gia tốc” mới cho thị trường BĐS TPHCM bứt phá trong năm 2021. (Trà Giang)
- Công nghệ đột phá 2021 (Nhã Trúc)
- Túi xách siêu nhỏ (Khoa Lam)
- Xử lý phù nề, vết bầm do chấn thương phần mềm (PGS.TS.BS Bùi Hồng Thiên Khanh, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM)
- Làng Vũ Đại không còn Chí Phèo: Bộ phim “Cậu Vàng” công chiếu vào dịp đầu năm 2021, được xem như phần 2 của bộ phim nổi tiếng một thời “Làng Vũ Đại ngày ấy”. Thế nhưng phim không còn nhân vật Chí Phèo uống rượu say chửi văng mạng nữa, mà tập trung vào lão Hạc nghèo khó tội nghiệp cùng con chó nhỏ thân thương. (Gia Quan)
- Nhộn nhịp làng hoa Hà Nội: Vào dịp cuối năm, những làng hoa ở Hà Nội muôn sắc đua nở, ngạt ngào hương thơm. Càng gần Tết, làng hoa lại thêm phần rộn rã, nhộn nhịp bởi người tới, kẻ lui đi ngắm hoa, chụp ảnh, mua cây cảnh. (Văn Hải-Nguyễn Duy)
- Cách mạng đám mây thời Covid: Cuộc "đại phong tỏa" do đại dịch Covid-19 mang lại đã khiến các lãnh đạo doanh nghiệp buộc phải có những giải pháp "cái khó ló cái khôn". Trong đó, nổi bật là cách tận dụng công nghệ đám mây để để làm cuộc cách mạng cho hoạt động của công ty. (Vinh Trang)
- Thách thức an toàn vaccine: "Chúng tôi muốn trấn an người dân rằng ưu tiên của chính phủ trong vài tháng tới là đảm bảo vaccine được sử dụng an toàn và hiệu quả, đồng thời triển khai chương trình này cho toàn dân một cách suôn sẻ và có trật tự". Đó là khẳng định của ông Gan Kim Yong, Bộ trưởng Bộ Y tế, sau khi những nhân viên y tế đầu tiên được tiêm vaccine. (Lê Hữu Huy)
- Carl Icahn: “Ác mộng” phố Wall:
Giới tài chính và các doanh nghiệp thường kháo nhau rằng, không phải Warren Buffet hay George Soros là cái tên khiến các doanh nghiệp e sợ, Carl Icahn và công ty đầu tư của ông mới chính là “cơn ác mộng” của họ. Với phong cách đầu tư “xé lẻ” doanh nghiệp để thu lại lợi nhuận cho cá nhân, thật không ngoa nếu gọi tỷ phú cổ phiếu Carl Icahn là gã “sói già phố Wall”. (Thiên Bảo)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác