Đón đọc ĐTTC bộ mới số 91 phát hành thứ hai ngày 25-1-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 91 phát hành ngày 25-1-2021 với nhiều chuyên mục:
- Chênh số liệu xuất nhập khẩu từ đâu?: Có nhiều lý do dẫn đến sự sai lệch như cách hạch toán về xuất sứ hàng hóa. Bởi xuất khẩu thống kê theo “nước cuối cùng hàng đến”, nên trường hợp hàng Trung Quốc - bao gồm hàng xuất xứ Trung Quốc, hoặc xuất xứ nước khác - đưa sang Việt Nam được Trung Quốc thống kê là xuất cho Việt Nam, trong khi Việt Nam chỉ thống kê những hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc, các hàng hóa có xuất xứ nước khác được thống kê là nhập khẩu từ nước khác. (TS. Bùi Trinh)
- Phòng, chống ma túy phải đưa vào chương trình ngoại khóa: Vào thử Goolge, truy cập vào mục “ma túy ở Việt Nam”, chỉ sau 0,52 giây Goolge báo cho biết có gần 3.900.000 thông tin liên quan. Con số thông tin như thế cực lớn.  (Nguyễn Minh Hòa)
- Việt Nam có soán ngôi "công xưởng thế giới"?: Theo báo cáo của Đơn vị phân tích kinh tế (EIU) thuộc tạp chí The Economist, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất của thế giới. Những yếu tố giúp Việt Nam cạnh tranh tốt là lực lượng lao động giá rẻ, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), Chính phủ có nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp FDI đầu tư cơ sở sản xuất sản phẩm công nghệ cao… (Văn Cường)
- Để FDI là “trợ lực” nền kinh tế…: Trong xu hướng dịch chuyển đầu tư trên thế giới, Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhờ sự ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô, vị trí địa lý, điều kiện đất đai môi trường, nhân lực… Dẫu vậy, để FDI trở thành “trợ lực” cho nền kinh tế và các doanh nghiệp vẫn là câu chuyện đáng bàn. (Hoàng Sơn)
- Thị trường chúng khoán - Điều chỉnh khi tăng nóng là bình thường: Trong bối cảnh hiện nay, do các kênh đầu tư thụ động đều không hấp dẫn, thị trường chứng khoán (TTCK) trở thành kênh đầu tư sôi động nhất. Tuy nhiên, việc thị trường tăng quá nóng khiến nhà đầu tư (NĐT) dễ sốc khi thị trường điều chỉnh mạnh như phiên giao dịch ngày 19-1 vừa qua là điều sẽ phải xảy ra. Thị trường tăng quá nóng trong thời gian ngắn dựa trên dòng tiền lướt sóng tìm kiếm lợi nhuận nhanh, đã làm nhiều CP tăng vượt mức giá hợp lý. Vì vậy, việc thị trường có những phiên điều chỉnh mạnh vừa qua là hiện tượng hết sức bình thường. (TS. Đinh Thế Hiển)
- Nhiều cổ phiếu giao dịch trên giá trị thật: Chuỗi tăng điểm kéo dài của VN Index giúp cho phần lớn mã cổ phiếu (CP) đang giao dịch trên thị trường chứng khoán (TTCK) tăng mạnh. Nhiều mã đạt mức tăng tính bằng lần, trong khi tình hình sản xuất kinh doanh không có sự đột biến, thậm chí còn đang gặp khó do dịch bệnh Covid-19.  (Kim Giang)
- Tín dụng đột biến, kích hoạt đầu cơ?: Covid-19 bùng phát đầu 2020 đã khiến thị trường tài chính tan tác. Nhiều dự báo tin rằng năm 2020 sẽ rất tồi tệ. Tuy vậy, đây lại là năm hầu hết nhà đầu tư (NĐT), nhất là NĐT mới (NĐT F0) đều thắng từ chứng khoán đến vàng, bất động sản. Trong 3 tháng cuối năm, tăng trưởng tín dụng đã tăng hơn gấp đôi và trong 10 ngày cuối năm tăng trưởng tín dụng có thêm 2%, trong khi tăng trưởng kinh tế không nhanh như vậy. Nhiều khả năng lãi suất thấp đã kích hoạt các hoạt động đầu cơ đẩy dòng tiền chạy vào các kênh tài chính, trong đó có CK và bất động sản. (Phan Dũng Khánh)
- Cẩn trọng nguy cơ “bong bóng” tài sản: Đã đến lúc Việt Nam cần thận trọng với những nguy cơ từ rủi ro tài chính và “bong bóng” tài sản, nhất là khi tính bền vững và năng lực chống chịu của nền kinh tế với các cú sốc bên ngoài còn mỏng. Việt Nam vẫn ở mức kháng cự tương đối tốt, rủi ro ở mức trung bình, nhưng không được chủ quan, vẫn phải gia cố, đặc biệt trong bối cảnh áp lực rủi ro tài chính từ bên ngoài đang ngày càng gia tăng. (TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia)
- Yếu điểm… xuất siêu: Kết quả xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 được coi là kỳ tích, là lực kéo nền kinh tế, là một trong những điểm sáng của thương mại thế giới. Tổng kim ngạch 2 chiều đạt gần 544 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu 281,5 tỷ USD, xuất siêu cao nhất trong 5 năm qua... Nhưng đằng sau “vòng nguyệt quế” đó là gì? (Nguyễn Duy Nghĩa)
- Xây dựng doanh nghiệp xuất khẩu mạnh: Để có doanh nghiệp (DN) vươn ra toàn cầu, xây dựng được thương hiệu lớn, Việt Nam nên tập trung xây dựng các DN xuất khẩu mạnh, điều Hàn Quốc đã từng làm trong nhiều thập niên qua. Việt Nam có thể phát triển nông nghiệp công nghệ cao, do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, nông dân đông đảo. Đây là lĩnh vực Việt Nam có thể làm ngay bởi là thế mạnh của mình. (Hong Sun, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam - Korcham)
- Giao dịch chênh lệch giá, thủ phạm  gây quá tải hệ thống: Giao dịch bằng robot được cho là đang ảnh hưởng đến hệ thống giao dịch khi thực hiện tự động quá nhiều lệnh mua bán, kể cả khi Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thực hiện nâng lô tối thiểu lên 100 chứng khoán, tình hình vẫn chưa được cải thiện. (Nguyên Hà)
- Tỷ phú chứng khoán thăng hoa: Đại dịch Covid-19 khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, và các doanh nghiệp trên sàn CK cũng không ngoại lệ. Thế nhưng, từ giữa tháng 6 đến cuối năm 2020, khi TTCK thăng hoa bất chấp, tài sản của các đại gia Việt trên sàn cũng may mắn ăn theo và không ngừng tăng lên.  (Hải Hồ)
- Huy động nguồn lực phát triển nhà ở: Thời gian qua sự phát triển nhà ở tại TPHCM chưa bền vững, chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn về nhà ở giá thấp, nhà ở xã hội (NoXH), nhà ở phù hợp với khả năng chi trả của người dân. Để khắc phục những hạn chế này, chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030 đã được TP xây dựng với những giải pháp đồng bộ. (Bình Minh)
- Vốn vẫn chảy vào bất động sản: Thị trường bất động sản (BĐS) có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của nhân dân, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, đồng thời góp phần quan trọng vào phát triển đô thị, du lịch, tăng trưởng xanh... (Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng)
- Công nghệ nổi bật CES 2021 (Nhã Trúc)
- Trang sức vàng & màu may mắn (Việt Khuê)
- Phẫu thuật điều trị ung thư vú (ThS.BS Phạm Hoàng Quân Khoa Tuyến vú, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM)
- Rắc rối bản quyền “Trạng Tí phiêu lưu ký”: Bộ phim “Trạng Tí phiêu lưu ký” dự kiến khởi chiếu đúng ngày mùng 1 Tết Tân Sửu, nhưng đang phải đối diện với làn sóng nghi ngại bản quyền của công chúng. Bởi lẽ, bộ phim được làm từ bộ truyện tranh “Thần đồng đất Việt” từng diễn ra cuộc chiến pháp lý giữa họa sĩ Lê Linh và Công ty Phan Thị. (Gia Quan)
- Bộ Tài chính Mỹ ưu tiên gì trong nhiệm kỳ mới?: Một ngày trước khi ông Joe Biden chính thức trở thành Tổng thống lần thứ 46 của Mỹ, bà Janet Yellen đã có buổi trình bày suôn sẻ trước Ủy ban Tài chính Thượng viện, chuẩn bị cho việc chính thức trở thành Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ. Những ưu tiên của người phụ nữ xuất chúng này cũng sẽ là những chính sách quan trọng của Bộ Tài chính Mỹ và nước Mỹ trong vài năm tới. Vậy những ưu tiên này là gì và sức mạnh của bà Yellen nằm ở đâu? (TS. Võ Đình Trí, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Jorge Paulo Lemann - Tỷ phú lão làng Mỹ Latin: Khi còn là thiếu niên, ước mơ lớn nhất của Jorge Paulo Lemann chính là trở thành một vận động viên quần vợt nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, thật may mắn khi ông không lọt vào top 10 các tay vợt hàng đầu thế giới, vì như vậy thế giới sẽ không có tỷ phú Lemann, đang sở hữu những thương hiệu nổi tiếng thế giới như tương cà Heinz, bia Budweiser hay đồ ăn nhanh Burger King, mà chỉ có vận động viên quần vợt. (Thiên Bảo)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác